Nghiện thuốc nhỏ mũi
Rất nhiều người bị sổ mũi kéo dài hơn một tuần, thậm chí hơn một tháng và sử dụng thuốc nhỏ mũi suốt thời gian đó.
Ảnh minh họa: Internet
Nhiều nghiên cứu mới nhất cho thấy không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi thường xuyên vì chúng có thể gây nghiện. Nếu những bệnh về mũi chỉ là “chuyện nhỏ” thì tốt nhất bạn hãy tìm các giải pháp khác đơn giản hơn, như dùng nước muối chẳng hạn.
Thông thường, mỗi khi nghẹt mũi, chúng ta khó lòng có được giấc ngủ ngon và một giải pháp tức thời là dùng thuốc nhỏ hoặc thuốc xịt mũi để mở rộng đường thở. Thế nhưng, sau đó không lâu, mũi lại bị nghẹt và chúng ta lại tiếp tục sử dụng thuốc nhỏ mũi. Cứ như vậy thì người sử dụng thuốc nhỏ mũi sẽ bị tăng “đô”. Chẳng hạn lúc đầu, khoảng cách thời gian giữa 2 lần nhỏ mũi là 12 giờ, sau đó rút ngắn xuống 8 giờ, rồi 4 giờ…
Có rất nhiều thuốc nhỏ và xịt mũi chứa những dược chất có thể gây nghiện như oxymetazoline, phenyleherine, neosynephrine, xylometazoline. Một khi bị nghiện thuốc nhỏ mũi, cần phải pha loãng chúng trước khi sử dụng (hiện trên thị trường có bán những dụng cụ giúp pha loãng thuốc nhỏ mũi có tên gọi là rhinostat systems).
Trong vài trường hợp, khi sử dụng thuốc nhỏ mũi một thời gian dài và bị nghiện, hệ thống lông mao mũi sẽ bị “mất phong độ”, do đó mũi vẫn còn cảm giác như bị nghẹt. Với trường hợp này, dùng trà ấm, xúp gà hoặc xoa nắn vùng xoang mũi sẽ giúp cải thiện được bệnh trạng một cách đáng kể và an toàn hơn là tiếp tục sử dụng thuốc nhỏ mũi.
Video đang HOT
Tuy vậy, trong trường hợp cần thiết, để việc sử dụng thuốc nhỏ mũi một cách đúng đắn và hiệu quả, cần thực hiện những thao tác sau đây:
Điều cần thiết trước tiên là phải rửa đôi bàn tay thật sạch, nhẹ nhàng dùng khăn vải sạch lau mũi và nhỏ từng giọt thuốc theo liều lượng yêu cầu (bao nhiêu giọt) vào từng lỗ mũi. Cần thực hiện các tư thế đúng để thuốc có thể lan tỏa ra toàn bộ bề mặt tiếp xúc bên trong của mũi. Tư thế tốt nhất là nằm ngửa, đầu ngửa ra ngoài cạnh giường hoặc có thể nằm sấp, đầu ở ngoài cạnh giường và hướng xuống nền. Cần giữ tư thế này khoảng từ 2 đến 3 phút sau khi đã nhỏ thuốc vào 2 lỗ mũi. Điều này giúp thuốc nhỏ không bị chảy ra ngoài hoặc chảy ngược vào cuống họng. Với những tư thế đúng đắn, thuốc sẽ được lưu lại trong khoang mũi.
Sau 2 hoặc 3 phút, quỳ gối và tựa đỉnh đầu xuống nền giường thêm khoảng 2 phút. Không nên đưa giọt thuốc vào mũi ở tư thế ngồi hoặc đứng vì những tư thế này khiến bề mặt bên trong khoang mũi sẽ không được các giọt thuốc “phủ sóng”. Hơn nữa, nhỏ thuốc ở tư thế đứng còn có thể khiến các giọt thuốc không được giữ ở khoang mũi mà sẽ “thoát ly” vào bộ máy tiêu hóa.
Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc nhỏ mũi là kích ứng, hắt hơi, thay đổi khẩu vị. Bệnh nhân cần được sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ khi dùng thuốc nhỏ mũi, nhất là người mắc các bệnh cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, rối loạn tuyến giáp…
Tóm lại, muốn ngăn ngừa tình trạng nghiện thuốc nhỏ mũi, nên hạn chế hoặc tránh sử dụng bừa bãi. Nếu bị nghẹt mũi thì trong ngày đầu tiên, cố gắng đừng đụng tới thuốc nhỏ mũi. Thay vào đó, nên nghỉ ngơi và uống trà nóng.
Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường
NLĐ
Trị dứt điểm chứng nhiều đờm nhờ 4 bài thuốc cổ truyền
Nếu bị đờm nặng và có quá nhiều đờm lại là dấu hiệu của nhiều loại bệnh, nhất là cảm cúm, cảm lạnh gây đau nhức, khó chịu cho con người.
Đờm là chất dịch đậm đặc, kết dính bịt kín lỗ mũi, cổ họng gây khó thở. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch làm việc tốt để kháng viêm. Tuy nhiên, nếu nặng và có quá nhiều đờm lại là dấu hiệu của nhiều loại bệnh, nhất là cảm cúm, cảm lạnh gây đau nhức, khó chịu cho con người.
Trị dứt điểm chứng nhiều đờm nhờ 4 bài thuốc cổ truyền.
Đối với bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng người ta có thể dùng thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi và các loại thuốc long đờm. Nếu có nhiều đờm mà do dị ứng hoặc nhiễm trùng thì có thể điều trị bằng thuốc kháng histamine. Trong trường hợp bị nhiễm trùng, các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh. Ngoài thuốc tây, để điều trị bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng người ta có thể áp dụng một số loại thuốc cổ truyền dưới đây:
Tinh dầu
Có tác dụng loại bỏ đờm dễ dàng bằng cách massage với các loại tinh dầu xoa trên ngực và cổ họng.
Cách làm như sau: trộn một muỗng canh dầu hoa oải hương hay tinh dầu bạc hà và húng tây, với hai muỗng canh dầu ôliu và xoa lên cổ họng và ngực của người bệnh. Thủ thuật này có tác dụng nới lỏng đờm tích trong cổ họng, giúp ho và dễ thở bằng đường mũi.
Trà thảo dược
Uống các loại trà thảo dược nóng như trà chanh hoặc trà hoa cúc pha thêm chút mật ong có thể giúp long đờm, thoát đờm một cách tự nhiên, riêng mật ong có tác dụng giảm kích thích, giảm đau. Các loại trà dược là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như có tác dụng kháng viêm.
Tỏi và gừng
Cả hai loại thực phẩm này đều có tác dụng kháng viêm và long đờm. Vì vậy, nhai vài lát gừng nhỏ sẽ có tác dụng tức thì. Riêng tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt, mỗi ngày nên ăn 5, 6 nhánh tỏi sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.
Súc miệng nước muối
Súc miệng nước muối có tác dụng giảm viêm và làm dịu họng, làm nóng vùng cổ họng và cuối cùng giúp hóa lỏng chất nhầy nhanh. Có thể bổ sung dầu bạch đàn vào nước nóng để tạo hơi xúc miệng cũng có tác dụng giúp long đờm nhanh.
Theo Khoevadep
Viêm xoang cần nhỏ mũi đúng cách Trước khi nhỏ mũi, người bệnh cần xì mũi hay hút sạch chất mủ, dịch nhầy ứ đọng trong mũi. Như vậy khi dùng thuốc nhỏ mũi, thuốc sẽ tác động được niêm mạc mũi - xoang. Người bệnh viêm xoang thường xuyên bị nhức đầu, nhức mũi, nghẹt mũi, cũng có trường hợp bị sốt cao, đau vùng mặt. Dùng thuốc nhỏ...