Nghiện rượu dễ bị viêm màng não do phế cầu
Những người dễ bị viêm màng não do phế cầu là: người nghiện rượu, bệnh nhân đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, chấn thương sọ não.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh gây suy hô hấp, phù não nặng, áp- xe não, viêm phổi, viêm thận, loét rộng và suy kiệt, trạng thái mất não kéo dài, tử vong cao. Phế cầu gây viêm màng não mủ, bệnh thường gặp ở người nghiện rượu, bệnh đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, chấn thương sọ não.
Triệu chứng viêm màng não do phế cầu gồm: nhức đầu, sốt cao liên tục, đau mỏi cơ khớp… Nếu còn kèm theo nhiễm khuẩn huyết thì bệnh nhân sốt cao dao động, có cơn rét run, có thể bị sốc, trụy tim mạch, tụt huyết áp, nước tiểu ít, bệnh gây suy hô hấp, phù não nặng, sốc không hồi phục, áp-xe não, viêm phổi, viêm thận, loét rộng và suy kiệt, trạng thái mất não kéo dài, tử vong.
Dấu hiệu cứng gáy, trẻ em có “tư thế cò súng”, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, thóp phồng. Xét nghiệm dịch não tủy thấy bạch cầu tăng. Nhuộm soi dịch não tủy có thể thấy phế cầu.
Video đang HOT
Điều trị triệu chứng: dùng corticoid, chống phù não, an thần, chống sốc và trụy tim mạch, nuôi dưỡng tốt đề phòng và chống loét.
Phòng bệnh cần bỏ rượu, điều trị tích cực các bệnh đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, chấn thương hoặc vết thương sọ não…
Phòng bệnh cần bỏ rượu, điều trị tích cực các bệnh đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, chấn thương hoặc vết thương sọ não…
Việc điều trị phải khẩn trương, tích cực bằng thuốc kháng sinh thích hợp ngay khi có nghi ngờ viêm màng não mủ.
Theo TPO
Viêm màng não mủ trẻ em nguy hiểm thế nào?
Tại Việt Nam, tác nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ em phần lớn do Haemophilus influenzae type b. Các bệnh do Hib có thể lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua các hạt nước bọt khi trẻ bị ho hoặc hắt hơi. Hib cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường cho vào miệng.
Ảnh minh họa: Internet
Viêm màng não mủ ở trẻ em do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó 3 tác nhân thường gặp nhất là: Haemophilus influenzae type b (Hib), Streptococcus pneumonia, Neisseria meningitides. Ngoài ra còn một số tác nhân khác ít gặp hơn.
Tại Việt Nam, tác nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ em phần lớn do Haemophilus influenzae type b. Các bệnh do Hib có thể lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua các hạt nước bọt khi trẻ bị ho hoặc hắt hơi. Hib cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường cho vào miệng.
Đối với những trường hợp bệnh nặng, nhập viện muộn, quá trình điều trị phải kéo dài, tốn kém về chi phí và thậm chí không mang lại kết quả mong muốn. Có những trường hợp tử vong, nhẹ hơn thì để lại di chứng như giảm vận động, chậm phát triển trí tuệ, não úng thủy, áp - xe não... và có những di chứng ít người quan tâm đó là điếc hoặc nghễnh ngãng.
Biểu hiện lâm sàng viêm màng não mủ ở trẻ em rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên với các biểu hiện ban đầu như: Sốt cao trên 39oC (cũng có trường hợp không sốt cao), chảy nước mũi, ho... vì thế các bà mẹ rất dễ nhầm lẫn với những triệu chứng cảm cúm thông thường khác, dấu hiệu viêm long đường hô hấp dễ nhầm lẫn với viêm họng, mũi và viêm phổi.
Trong một số trường hợp trẻ còn có dấu hiệu tiêu chảy vì thế dễ bỏ qua bệnh cảnh chính là viêm màng não mủ. Có những bệnh nhi khi đến bệnh viện, khi chọc màng não thì mủ đã đặc quánh, không đếm được xác bạch cầu nữa.
Ở một số trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tri giác, thị giác như trẻ quấy khóc nhưng ánh mắt nhìn vô cảm, nhiều trẻ bị nôn trớ... Nôn trớ cũng hay gặp ở trẻ nhỏ nhưng thường xuất hiện sau khi ăn, còn nếu trẻ quấy khóc, có sốt và nôn thì cần phải nghĩ đến bệnh viêm màng não mủ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu đã có những biểu hiện sốt cao kèm theo co giật, mắt trợn ngược, mê sảng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Đặc biệt, khi xuất hiện những dấu hiệu ban đầu của viêm màng não mủ nếu cha mẹ tự ý mua thuốc cho trẻ uống là rất sai lầm, bởi vì bệnh không khỏi mà còn làm cho các dấu hiệu bệnh càng không rõ ràng, khó khăn cho điều trị.
Tất cả trẻ đều có thể bị nhiễm Hib, nhưng nguy cơ này gia tăng ở nhóm trẻ tại nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo. Vì thế ngoài các biện pháp tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống, các bà mẹ cần tiếp cận với biện pháp phòng bệnh hiệu quả bằng vaccin, đặc biệt viêm màng não mủ do Hib là căn bệnh được phòng ngừa bằng vaccin rất hữu hiệu.
Nên bắt đầu cho trẻ tiêm phòng bệnh Hib 3 mũi: Lúc 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng tuổi. Sau đó nhắc lại mũi thứ tư lúc trẻ 18-24 tháng tuổi.
Sốt, đau đầu, nôn,... là những triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, sốt virut,... nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não. Vì vậy cần phát hiện và điều trị kịp thời để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Theo TPO
Giật mình với biến chứng viêm màng não mủ của viêm tai 4 ca bệnh đã được xác định viêm màng não mủ do biến chứng từ viêm tai, viêm đường hô hấp kéo dài. Nguy hiểm ở chỗ, biến chứng này nếu không phát hiện điều trị sớm bằng kháng sinh đặc hiệu có thể để lại những di chứng thần kinh nặng nề cho trẻ. Cảnh giác khi trẻ bỗng dưng sốt cao,...