Nghiện mua sắm – bệnh phải điều trị bằng thuốc
Bệnh nhân nghiện mua sắm được chia làm 4 mức độ là: mua cho vui, mua từng đợt, lạm dụng và nghiện. Trong đó, mức độ 1 và 2 chưa phải điều trị còn 2 mức độ sau thì phải điều trị.
Ảnh minh họa.
Ngân (23 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) hầu như tuần nào cũng đi siêu thị 2 – 3 lần, nghĩ chỉ đến xem qua cho biết, tuy nhiên, lần nào ra về Ngân cũng mua một túi đồ lớn. Nhiều món Ngân mua không phải do nhu cầu mà vì không thể cưỡng lại được ham muốn phải mua bằng được món đồ mình thích (trong khi điều kiện kinh tế của Ngân ở mức trung bình).
Tháng nào Ngân cũng có vài giai đoạn thay đổi tính tình nghiêm trọng mỗi khi hết tiền. Không có tiền đi siêu thị, em không thể tập trung vào công việc; hay ngồi im lặng một mình, khó ngủ, ăn không ngon miệng, chán nản, mệt mỏi, thờ ơ với các hoạt động xung quanh… Em ít tiếp xúc với mọi người, ít quan tâm đến công việc…
Những trường hợp như Ngân rơi vào trạng thái bị cưỡng bức bởi xung động mua sắm quá mức, hay còn gọi là nghiện mua sắm (addiction shoping) – một trạng thái rối loạn hành vi được điều khiển bởi các xung động cưỡng chế mà người mắc phải không thể kiểm soát được.
Video đang HOT
Rối loạn ám ảnh cưỡng bức khiến con người liên tục lặp lại một hành động vì họ ám ảnh với một ý tưởng, một suy nghĩ, một cảm giác mà chúng thường đi kèm với nỗi sợ về bệnh lây nhiễm, thiên tai. Các hành động thường gặp là lau rửa liên tục, kiểm tra liên tục, đong đếm liên tục. Đây là một trạng thái rối loạn hành vi được điều khiển bởi các xung động cưỡng chế mà người mắc phải không thể kiểm soát được. Nghiện mua sắm là một biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Nó xảy ra khi một người liên tục mua quá nhiều đồ vật mặc dù những đồ vật ấy không có giá trị, không thiết thực hay thậm chí là nguy hiểm cho người mua.
Việc điều trị bệnh phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên ngành tâm thần để giải quyết tình trạng lo âu, mất ngủ bằng thuốc chống trầm cảm, bình thần (dùng thuốc giúp tái thiết các “sứ giả” hóa học bị rối loạn ở não, do đó hỗ trợ “cắt cơn” ở người nghiện mua sắm).
Theo trí thức trẻ
Lưu ý khi mua online đồng hồ chính hãng trên mạng
Thương mại điện tử đang dần bùng nổ làm tăng các giao dịch mua bán trên mạng. Việc mua bán trên mạng đem lại rất nhiều lợi ích cho cả người mua và người bán.
Bạn sẽ không phải tới trực tiếp cửa hàng mà chỉ cần ngồi nhà với một chiếc máy tính có kết nối Internet là bạn đã có thể mua được mọi thứ. Tuy nhiên, việc này cũng có không ít những mặt trái của nó. Việc không được trực tiếp xem sản phẩm mình mua nên đã có nhiều trường hợp mua phải những hàng kém chất lượng. Nói về đồng hồ chính hãng - món đồ trang sức không thể thiếu của mỗi người cũng vậy. Để giúp bạn có những kinh nghiệm khi mua đồng hồ chính hãng online trên mạng, bài viết này sẽ chỉ cho bạn một số mẹo hay chắc chắc sẽ rất hữu ích cho bạn.
Khi mua đồng hồ chính hãng Online bạn cần chú ý những điều sau:
1.Tránh đồng hồ giả hàng nhái
Về hàng nhái, khi một đồng hồ nỗi tiếng thì có hàng trăm, hàng nghìn loại đồng hồ giả nhái về mẫu mã, thương hiệu vậy làm cách nào để mua đồng hồ chính hãng, có thể nói chỉ có một cách là mua hàng chính hãng trực tiếp tại hãng, hoặc các cửa hàng đại diện được hãng công nhận tại Mỹ với mã vạch bảo hành chính hãng.
2.Chọn size đồng hồ chính hãng vừa tay
Khi bạn mua đồng hồ chính hãng online điều quan trọng là không thể thử được đồng hồ, không thể biết được chiếc đồng hồ đó có vừa tay mình hay không, điều này rất đơn giản, bạn có thể mượn bạn bè một chiếc đồng hồ, đo đường kính của chiếc đồng hồ đó, và bạn có thể đoán được kích thước đường kính đồng hồ hợp tay bạn và khi mua hàng trên mạng, bạn chọn những trang web ghi rõ kích thước của đồng hồ, dựa vào kiểu đồng hồ mà chọn cho mình một chiếc đồng hồ phù hợp. Không có công thức nào tính toán được kích cỡ mặt đồng hồ, như cùng một cỡ tay, tùy vào phong cách của mỗi hãng, dựa vào đối tượng khách hàng họ sẽ thiết kế kích thước mặt đồng hồ mang phong cách riêng của họ. Ví dụ cùng một cỡ tay Seiko thiết kế đồng hồ kích thước đường kính mặt 14 mm trong khi cũng cỡ tay đó Michael Kors lại thiết kế đến 39 mm.
Chọn dây đeo đồng hồ chính hãng phù hợp với kích cỡ cổ tay
3.Vật liệu của đồng hồ
Vật liệu chính của đồng hồ chính hãng bao gồm các loại vật liệu chính sau:
Mặt kính: có kính thường, kính chống trầy thường, kính sapphire.Về xi mạ: mạ màu bạc, mạ màu vàng Rose, và Yellow và vàng thật.Chất liệu: thép không gỉ, thép thường, nhựa, kim cương, giả kim cương, pha lê, ngọc trai, sứ màu công nghệ cao. Về tính xác định các vật liệu không thể nhìn hình ảnh hay trực tiếp để nhận biết được chất lượng mà chỉ có thể xác đinh vật liệu tốt bằng cách mua hàng có thương hiệu ở một nơi uy tính, và nên hỏi rõ nhân viên bán hàng về vật liệu của đồng hồ, hoặc chọn những trang bán hàng có thể hiện rõ vật liệu của sản phẩm và cam kết về chất liệu.
Vậy tại sao phải mua hàng hiệu mà không chọn các nhãn hiệu mới?
Không phải tất cả các thương hiệu mới là không tốt, rất ít trong số họ có chất lượng tốt nhưng cũng không đồng nhất, với thời đại công nghệ thông tin tiên tiến như hiện nay nếu thật sự họ tốt thiết kế hiện đại mang phong cách riêng thì họ có thể tạo thương hiệu rất nhanh, vì các kênh bán hàng của nước ngoài đều có lượt bình chọn cho sản phẩm, nếu sản phẩm đó có lượt bình chọn cao thì lập tức được người tiêu dùng để ý. Theo kinh nghiệm cho thấy thì không kinh doanh các loại đồng hồ có lượt bình chọn thấp đánh giá thấp, cho dù có thương hiệu hay không, vì các sản phẩm đó rất dễ bị lỗi, rất tốn thời gian cho khách hàng chờ đổi trả.
Điều chú ý quan trọng khi mua đồng hồ chính hãng online là không nên đọc quảng cáo quá nhiều của họ về sản phẩm, vì tất cả là hình ảnh có thể chỉnh sửa nên không thể đánh giá sản phẩm bằng hình ảnh quảng cáo, chỉ quan tâm vào thông tin sản phẩm như: thương hiệu, chất liệu, kích thước, tính năng, đặc điểm.
Trên đây là một vài kinh nghiệm sau nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực đồng hồ xin chia sẽ đến khách hàng. Hi vọng sẽ giúp bạn có được quyết định mua đúng đắn. Bạn có thể tham khảo bài viết những kiến thức hữu ích khi chọn mua đồng hồ giá rẻ để có nhiều thông tin hữu ích cho mình.
Theo thatgia.com
Bạn có phải là một tín đồ nghiện mua sắm? Mọi người đều thích mua sắm. Chúng ta thường sắm sửa vật dụng trong nhà hay làm mới tủ quần áo để cảm thấy vui vẻ và phấn khởi hơn, hoặc xem như một phần thưởng cho bản thân. Nếu bạn thường xuyên đi mua sắm nhưng lại ra về với hai tay không, bạn không có gì để lo lắng hết. Tuy...