Nghiên cứu tiết lộ cách con người đạt “siêu miễn dịch” với Covid-19
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra cách để con người có thể đạt được “siêu miễn dịch” đối với Covid-19.
Sự kết hợp của tiêm chủng và nhiễm virus tạo ra kháng thể nhiều hơn so với chỉ tiêm chủng hoặc nhiễm virus (Ảnh: MSNBC).
Hãng tin RT cho biết, các nhà nghiên cứu của Đại học Y khoa Oregon (OHSU) – Mỹ mới đây đã tiến hành một nghiên cứu để giải thích cho việc một số người đạt được siêu miễn dịch.
Họ lấy mẫu xét nghiệm của 104 người đã tiêm hai mũi vaccine Pfizer. Trong số này, 42 người được tiêm phòng và chưa từng mắc Covid-19, 31 người đã tiêm phòng sau khi mắc, 31 người mắc sau khi tiêm phòng (hay còn gọi là ca nhiễm đột phá).
Sau đó, họ cho các mẫu máu này tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 sống gồm biến chủng Alpha, Beta và Delta. Họ phát hiện ra rằng, những người đã mắc Covid-19 và tiêm phòng đầy đủ có lượng kháng thể cao hơn ít nhất 10 lần so với lượng kháng thể tạo ra ở người chỉ tiêm chủng.
Video đang HOT
Phó giáo sư Fikadu Tafesse của Đại học OHSU cho biết, bất kể một người nhiễm bệnh trước hay sau khi tiêm chủng, nếu đủ cả hai yếu tố này, thì phản ứng miễn dịch được đo cho thấy lượng kháng thể dồi dào hơn và mạnh hơn. Nghiên cứu được thực hiện trước khi xuất hiện biến thể Omicron, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng các phản ứng miễn dịch lai sẽ tương tự.
Phó giáo sư Tafesse lưu ý, nguy cơ nhiễm bệnh sau khi tiêm chủng vẫn cao do virus tiếp tục lây lan, nhưng khi đó, người bệnh sẽ bị các triệu chứng nhẹ hơn và có thể hình thành “siêu miễn dịch”.
Các phát hiện mới cũng cho rằng, mỗi lần lây nhiễm đột phá mới có khả năng đưa đại dịch đến gần hồi kết hơn khi virus đi vào vùng miễn dịch ngày càng mở rộng của con người.
Tiến sĩ Monica Gandhi của Đại học California tại San Francisco cũng cho biết, các ca nhiễm đột phá sau khi tiêm vaccine tạo ra khả năng miễn dịch mạnh hơn so với việc chỉ mắc bệnh trước đó hoặc chỉ tiêm vaccine. Tuy nhiên, Tiến sĩ Monica cũng cảnh báo, mọi người không nên cố tình tìm cách mắc Covid-19 vì không thể dự đoán được người nào sẽ mắc bệnh nặng khi nhiễm virus.
Đại dịch Covid-19 khởi phát từ cuối năm 2019 và đến nay đã khiến khoảng 360 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh, trong đó hơn 5,6 triệu người đã tử vong. Giới khoa học kỳ vọng thế giới có thể sắp thoát đại dịch sau khi độ phủ vaccine Covid-19 mở rộng. Sự xuất hiện của biến chủng Omicron đang củng cố cho hy vọng này khi nó có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, nhưng dường như chỉ gây triệu chứng nhẹ hơn. Nhiều chuyên gia dự đoán, Covid-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu trong năm nay.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo không nên coi nhẹ mối đe dọa từ Covid-19 ngay cả khi Omicron gây triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. WHO lý giải, Omicron có thể không phải biến chủng cuối cùng và nó vẫn gây mối đe dọa đáng kể nếu số ca nhiễm tăng quá nhanh khiến hệ thống y tế quá tải.
New York Times: Mỹ ghi nhận hơn 488.000 ca COVID-19 trong ngày 29-12
Bất chấp số ca mắc COVID-19 kỷ lục, nhà dịch tễ học người Mỹ Anthony Fauci dự đoán đợt dịch sẽ sớm qua đỉnh.
Theo ông Fauci, nếu Omicron thay thế các biến thể khác, có thể sớm chấm dứt đại dịch.
Người dân ở New York xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 ngày 27-12 - Ảnh: REUTERS
Ngày 29-12, chuyên gia Fauci dẫn các nghiên cứu về biến thể Omicron cho thấy nó ít nguy hiểm hơn các biến thể trước đó, nhận định dịch COVID-19 có thể không bao giờ biến mất nhưng sẽ trở về mức kiểm soát thấp, không gây rối loạn xã hội hay ảnh hưởng kinh tế.
"Chúng ta sẽ thấy sự chuyển đổi theo hướng đó trong vài tháng tới", ông Fauci nói. Dù vậy, ông cũng khuyến cáo người dân không nên tổ chức các bữa tiệc năm mới linh đình.
Mỹ hiện đang ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao kỷ lục. Theo dữ liệu của báo New York Times, Mỹ có hơn 488.000 ca mới trong ngày 29-12 và số ca trung bình trong 7 ngày qua là 301.000 ca/ngày.
Tuy nhiên, ông Fauci, cố vấn y tế chính của Tổng thống Joe Biden, dự đoán đợt dịch này sẽ lên đỉnh trong thời gian ngắn. "Xét về kích cỡ quốc gia của chúng ta, tương quan giữa số người đã tiêm ngừa và chưa tiêm, tôi nghĩ đỉnh dịch sẽ rơi vào vài tuần tới, có thể vào cuối tháng 1-2022", ông nói trên Đài CNBC.
Ông Fauci cũng cho rằng nếu Omicron thay thế các biến thể khác, nó có thể giúp sớm chấm dứt đại dịch.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ mới đây đã giảm thời gian cách ly của người mắc bệnh không triệu chứng từ 10 xuống 5 ngày. Dù vấp phải sự phản ứng của các chuyên gia nhưng giám đốc CDC, bà Rochelle Walensky giải thích rằng việc điều chỉnh nhằm giúp mọi người tuân thủ hơn việc cách ly.
"Hiện có ít hơn 1/3 số người cần phải cách ly thực hiện điều đó. Tỉ lệ cách ly tương đối thấp. Chúng tôi thực sự muốn đảm bảo rằng hướng dẫn của chúng tôi trong thời điểm này sẽ được tuân thủ và mọi người sẵn sàng thực hiện", bà Walensky nói trên Đài CNN ngày 29-12.
Mối nguy ít ngờ đến của biến chủng Omicron Mặc dù được cho là gây triệu chứng nhẹ hơn so với các biến chủng khác của SARS-CoV-2, nhưng Omicron có thể gây ra những mối đe dọa mà ít ai ngờ đến do tốc độ lây lan chóng mặt của nó. Omicron đã lan ra hơn 110 quốc gia (Ảnh: Reuters). Sự xuất hiện của biến chủng Omicron đến nay vẫn gây...