Nghiên cứu mới: Uống trà ở nhiệt độ cao tăng 90% nguy cơ mắc ung thư vòm họng?
Hơi nóng có thể làm bỏng thực quản hay ống dẫn thức ăn gây viêm và tổn thương DNA khiến ung thư dễ xảy ra hơn.
Các chuyên gia cảnh báo, uống trà ở nhiệt độ cao có thể gia tăng mắc nguy cơ ung thư vòm họng tới 90%.
Các chuyên gia cảnh báo uống một ly trà nóng tăng gấp đôi nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Những phát hiện mới đây cho thấy, nước sôi làm tổn thương niêm mạc miệng, cổ họng và thực quản – và có thể gây ra những khối u. Các nhà khoa học cũng cho biết những người uống 3 cốc trà ở nhiệt độ trên 60 độ C đã tăng 90% nguy cơ mắc căn bệnh này. Mức nhiệt độ này còn ở dưới mức hướng dẫn chính thức là từ 65 độ C trở xuống của Tổ chức Y tế Thế giới. Uống trà ở 75 độ C làm tăng nguy cơ hơn nữa.
Cà phê cũng gây các tác hại tương tự
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Khoa học Y tế Tehran cho biết kết quả nghiên cứu của họ còn đúng với các đồ uống nóng khác, bao gồm cả cà phê và sô cô la nóng.
Tác giả chính và cũng là bác sĩ ung thư, tiến sĩ Farhad Islami chia sẻ: “Có nhiều người thích uống trà, cà phê hoặc đồ uống nóng khác, tuy nhiên, theo báo cáo của chúng tôi, uống trà nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Tốt hơn hết là bạn nên đợi cho đến khi đồ uống nóng nguội bớt đi rồi hẵng uống.”
Tỉ lệ mắc ung thư thực quản đang tăng rất nhanh
Ung thư thực quản là ung thư đường ống thực phẩm và các thống kê mới nhất cho thấy nó đe dọa đến khoảng 9.200 người dân Anh mỗi năm. Những người ở độ tuổi 60 và 70 có nguy cơ cao nhất và nó phổ biến hơn ở nam giới. Con số này đang tăng nhanh – 60% ở nam giới và 10% ở nữ giới trong 30 năm qua.
Video đang HOT
Ung thư thực quản ngày càng gia tăng.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Khó nuốt
- Khó tiêu dai dẳng hoặc ợ nóng
- Trào thức ăn lên ngay sau khi ăn
- Chán ăn và giảm cân
- Đau bụng trên, ngực hoặc lưng.
Tỷ lệ sống sót thấp thường là do được chẩn đoán quá muộn.
Nhiệt làm tổn thương ống dẫn thức ăn
Các nhà nghiên cứu tin rằng sức nóng có thể làm tổn thương cổ họng, dẫn đến tình trạng viêm phá hủy DNA và tạo ra các chất gây ung thư. Sức nóng cũng có thể làm giảm khả năng hoạt động như một rào cản của thực quản đối với các độc tố có hại từ rượu và thuốc lá. Ở Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Mỹ trà thường được uống ở nhiệt độ rất cao – khoảng 70 C.
Hãy đợi cho nước trà nguội
Tiến sĩ Islami cho rằng: “Do đó, đây có thể là một biện pháp y tế cộng đồng hợp lí nên áp dụng đối với tất cả các loại đồ uống và mọi người nên chờ đồ uống nguội đến dưới 60 C rồi mới bắt đầu thưởng thức”
Bà Georgina Hill, một nhân viên thông tin y tế của tổ chức từ thiện cho biết: “”Nghiên cứu này bổ sung bằng chứng cho thấy uống nước nóng hơn 60 độ C có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản (hay ống dẫn thức ăn), và hầu hết mọi người ở Anh không uống trà ở nhiệt độ cao như vậy”.
Bà còn gợi ý “Miễn là bạn để trà nguội một chút trước khi uống hoặc thêm sữa lạnh, bạn sẽ ít khả năng mắc bệnh ung thư – đồng thời nếu không hút thuốc, giữ cân nặng khỏe mạnh và uống ít rượu đi thì khả năng mắc bệnh ung thư sẽ càng thấp.”
Hạnh Mỹ (Dịch)
Theo nguoiduatin
Cơ thể sẽ phá hủy ra sao sau khi ăn nhầm bột thông bồn cầu?
Nếu nhỡ ăn phải nhầm bột thông bồn cầu như trường hợp hơn 40 học sinh ở Hải Dương, cơ thể sẽ phá hủy ra sao và cách xử lý sao không nguy hại cho trẻ không phải cha mẹ nào cũng biết?
Mới đây hơn 40 học sinh ở Hải Dương phải vào viện cấp cứu sau khi ăn nhầm bột thông bồn cầu đã gây lo ngại cho nhiều bậc cha mẹ.
Sự việc xảy ra trong giờ ra chơi sáng 4/3, một học sinh lớp 5A trường Tiểu học Bắc An ở xã Bắc An (TP Chí Linh, Hải Dương) nhìn thấy 4 túi bột ở gầm cầu thang trường học vì tưởng ăn được đã lấy ra ăn và chia cho các bạn. Ngay sau đó tất cả các em đều có biểu hiện ngộ độc. May mắn là các học sinh được đi cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm tính mạng.
Vào năm ngoái, việc học sinh ăn nhầm bột thông bồn cầu cũng đã xảy ra tại Trường mầm non xã Nam Kim (Nam Đàn, Nghệ An). Một cô giáo sau khi nhận hai gói bột thông tắc bồn cầu từ kế toán nhà trường để xử lý, do bận vệ sinh cho một học sinh đã bỏ tạm vào tủ đựng đồ dùng trong lớp học mà không khóa. Em học sinh trong lớp đã mở tủ lấy một gói bột ra chia cho các bạn khác. Hậu quả, 3 em nhỏ đã bị ngộ độc. Dù không nguy kịch tính mạng nhưng các em bị bỏng thực quản, nguy cơ hình thành sẹo dẫn tới hẹp thực quản.
Bột thông bồn cầu là hóa chất có tính chất hóa học mạnh nên rất nguy hiểm nếu ăn phải, dính trên da
Ăn nhầm bột thông cống là một trong những tai nạn khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tại Bệnh viện Nhi TƯ hay Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai cũng thường xuyên tiếp nhận những trường hợp ngộ độc từ việc ăn, uống nhầm hóa chất. Có những trường hợp do lượng ăn, uống phải nhiều và cấp cứu muộn đã ảnh hưởng đến thực quản.
Theo PGS.TS Trần Hồng Công, Khoa hóa (ĐH Bách Khoa Hà Nội) bột thông cống, bồn cầu có chứa nhiều hóa chất tẩy rửa mạnh. Thành phần hóa học chính là Sodium Hydroxite, Potassium Hydroxite, Acid Sunfuric... có chứa chất kiềm nên có thể ăn mòn rất nhanh để phân hủy các chất thải như cặn bã thức ăn, rác...
Cũng vì tính chất hóa học mạnh nên khi dùng phải cẩn thận, tránh bị bột dính vào da có thể gây bỏng. Khi tác động lên cơ thể người, axit phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ... gây hoại tử từ bên ngoài vào trong. Nếu ăn phải bột thông cống càng nguy hiểm hơn. Ăn phải lượng lớn axit hoặc kiềm mạnh có thể dẫn đến tổn thương lâu dài ở miệng, thực quản và dạ dày. Mức độ nặng hay nhẹ sẽ tùy vào nồng độ, liều lượng và thời gian mà trẻ nuốt phải.
Cụ thể như acid sunfuric, các chuyên gia hóa học cho rằng, hầu như bất cứ bộ phận nào của cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp với acid sunfuric đều sẽ dễ bị tổn hại và để lại di chứng nặng nề. Chúng có thể gây tổn thương cho mô, mắt, miệng và đường hô hấp, tiếp xúc ngoài da có thể gây bỏng. Thậm chí hít phải hơi acid sunfuric cũng gây kích thích đường hô hấp với biểu hiện ho, nghẹt thở...
Trẻ con vốn hiếu động, thích khám phá nhưng chưa ý thức được các mối nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh nên người lớn từ gia đình đến nhà trường cần có sự trông nom cẩn thận đối với các bé.
Các chuyên gia khuyến cáo, trong trường hợp trẻ nhỡ ăn, uống nhầm hóa chất cần hết sức bình tĩnh vì từng loại hóa chất sẽ gây nên biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khác nhau. Với những trường hợp do các chất có tính kiềm cao ăn mòn như bột thông cống cần tránh sai lầm trong việc lập tức móc họng gây nôn hay vội vàng hô hấp cho con. Việc kích thích nôn làm trẻ ho nhiều hơn khiến hóa chất tràn vào khí quản. Xử trí ban đầu tốt nhất là cho trẻ dùng nước muối loãng súc miệng để giảm kích thích niêm mạc, nếu trẻ nhỏ thì lau rửa miệng. Tuyệt đối không cho uống giấm hay nước chanh sẽ khiến tình trạng nặng thêm.
Ngược lại, trong trường hợp trẻ uống nhầm hóa chất trong nông nghiệp thì lại phải gây nôn càng sớm càng tốt. Phụ huynh cho trẻ nằm thấp để tránh sặc vào phổi, hoặc có thể cho trẻ uống than hoạt tính để hấp thụ chất độc. Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc.
Trường hợp hóa chất dính ở da, mắt trực tiếp dù là chất nào khi bị dính vào cũng cần rửa kỹ bằng nhiều nước trong ít nhất 15 phút, không dùng bất kỳ chất dung hòa nào. Cách này sẽ làm trôi và pha loãng hóa chất còn đọng lại trên vết thương. Bỏng do những hóa chất có nồng độ đậm đặc thường sẽ gây tổn thương sâu, điều trị khó và thường để lại di chứng nặng nề.
P.Thuận
Theo Gia đình & Xã hội
44 học sinh Hải Dương nhập viện vì ăn nhầm bột thông bồn cầu Thấy túi bột để ở gầm cầu thang trường học ở TP Chí Linh (Hải Dương), một học sinh lấy ăn và chia cho các em khóa dưới. Ảnh minh họa Trong giờ ra chơi sáng 4/3, một học sinh lớp 5A trường Tiểu học Bắc An (xã Bắc An, TP Chí Linh, Hải Dương) nhìn thấy 4 túi bột ở gầm cầu...