Nghiên cứu khiến Mỹ thay đổi quy định đeo khẩu trang
Nghiên cứu của CDC cho thấy 70% ca nCoV trong đợt bùng phát mới ở Massachusetts đều đã tiêm vaccine đầy đủ, khiến giới chức siết lệnh đeo khẩu trang.
“Phát hiện này rất đáng lo ngại và là khám phá quan trọng dẫn đến thay đổi khuyến cáo đeo khẩu trang của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Khuyến cáo đã được cập nhật để đảm bảo những người được tiêm chủng sẽ không truyền virus cho người khác, bao gồm những người chưa tiêm vaccine hoặc suy giảm miễn dịch”, giám đốc CDC Mỹ Rochelle Walensky cho biết hôm 30/7.
Theo dữ liệu được CDC công bố trong Báo cáo Bệnh tật và Tử vong Hàng tuần, đợt bùng dịch mới ở Massachusetts đã ghi nhận 469 ca nhiễm cộng đồng, trong đó liên quan tới nhiều sự kiện và các buổi tụ tập mùa hè của người dân. Khoảng 3/4 trong số này là những người đã tiêm chủng đầy đủ vaccine Covid-19.
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân Covid-19 lên xe cứu thương ở Boston, Massachusetts, Mỹ, hồi tháng 4/2020. Ảnh: CNBC.
Trong số các ca nhiễm dù đã tiêm vaccine đầy đủ, 274 người xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, nhức đầu, đau họng, đau cơ và 4 người phải nhập viện. Hiện chưa có trường hợp nào tử vong.
Video đang HOT
Kết quả xét nghiệm số ca nhiễm trên còn xác định được biến chủng Delta tồn tại trong 90% mẫu bệnh phẩm từ 133 người nhiễm. Những người được tiêm đủ hai liều vaccine khi bị nhiễm nCoV vẫn mang lượng virus trong mũi tương đương với người chưa tiêm và có thể lây cho người khác.
Tuy nhiên, CDC Mỹ cũng lưu ý rằng khi tỷ lệ tiêm chủng tăng lên, những người đã tiêm vaccine có khả năng chiếm số lượng lớn trong các ca nhiễm. Cơ quan này cũng khẳng định nghiên cứu của họ chưa đủ để đưa ra kết luận về hiệu quả của các loại vaccine khi chống lại nCoV, bao gồm cả biến chủng Delta, trong đợt bùng phát mới này.
CDC hồi tháng 5 nới lỏng quy định khẩu trang, cho phép những ai tiêm đủ hai liều sẽ không cần đeo khẩu trang ngoài trời dù ở nơi đông người. Người đã tiêm chủng cũng có thể không đeo khẩu trang trong phần lớn không gian kín.
Tuy nhiên, trong khuyến cáo được điều chỉnh hôm 27/7, CDC đề nghị người đã tiêm đầy đủ vaccine đeo khẩu trang khi đến địa điểm công cộng có môi trường kín ở các khu vực đang ghi nhận số ca nhiễm tăng mạnh.
Bất chấp nhiều nghiên cứu thể hiện sự lo ngại rằng vaccine Covid-19 không hiệu quả với biến chủng Delta, giới chức y tế Mỹ vẫn khẳng định vaccine có hiệu quả với biến chủng này và có khả năng bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ trở nặng và tử vong.
Giới chức y tế Mỹ tuần này tiếp tục nhấn mạnh khoảng 97% ca nhập viện và khoảng 99,5% ca tử vong do nCoV ở nước này là những người chưa tiêm vaccine. Mỹ hiện ghi nhận 35,6 triệu ca nhiễm và gần 630.000 ca tử vong do nCoV.
Israel tiêm liều vắc xin Covid-19 thứ 3 cho người trên 60 tuổi
Israel trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm liều vắc xin tăng cường thứ 3 cho công dân nước này theo chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn.
Tiêm vắc xin Covid-19 tại Israel (Ảnh: Times of Israel).
Trước làn sóng lây lan nhanh và nguy hiểm của biến chủng Delta, Thủ tướng Israel Naftali Bennett đã công bố kế hoạch bắt đầu chiến dịch tiêm liều tăng cường thứ 3 vắc xin Covid-19 của hãng Pfizer cho người trên 60 tuổi, những người đã tiêm mũi thứ hai ít nhất 5 tháng trước đó.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình quốc gia vào tối 29/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Bennett nhấn mạnh: "Thực tế chứng minh vắc xin an toàn, có hiệu quả bảo vệ khỏi bị nhiễm nặng và tử vong. Và giống như vắc xin cúm cần được tiêm lại theo thời gian, trường hợp này cũng vậy".
Chiến dịch tiêm chủng sẽ bắt đầu vào ngày 1/8 và Israel chỉ sử dụng duy nhất vắc xin Pfizer/BioNTech. Những người trên 60 tuổi đã tiêm liều thứ 2 với vắc xin Pfizer ít nhất 5 tháng trước sẽ đủ điều kiện. Thủ tướng Bennett cũng cho biết, Tổng thống Isaac Herzog là người đầu tiên nhận được mũi tiêm vắc xin tăng cường trong buổi tiêm vào ngày 30/7.
Ông Bennett cũng nhấn mạnh lời kêu gọi tất cả những người cao tuổi đã tiêm đủ hai mũi, hãy tiếp tục đi tiêm mũi thứ ba. Thủ tướng Israel cũng cho biết ngay sau khi kết thúc bài phát biểu này, ông sẽ gọi cho mẹ - người thân yêu nhất của ông - để khuyến khích bà đi tiêm vắc xin ngay lập tức.
Thông báo của Thủ tướng Bennett khiến Israel, quốc gia được xem là hình mẫu tiêm chủng của thế giới, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm liều tăng cường thứ 3 cho công dân của mình theo chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn.
Quyết định này của Israel được đưa ra trùng với thời điểm hãng Pfizer đưa ra bằng chứng mới hôm 28/7 để nhấn mạnh việc nên tiêm thêm liều tăng cường thứ 3 vì sức mạnh của vắc xin công nghệ mRNA suy giảm một chút theo thời gian nhưng có thể được cải thiện với liều thứ 3
Trong khi cả Mỹ và EU chưa đồng ý tiêm liều thứ 3 cho dân của họ, Israel đã kết luận rằng việc tiêm liều thứ 3 có thể giúp đẩy lùi làn sóng lây nhiễm hiện nay do biến chủng Delta.
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Bennett cũng nhấn mạnh, một nhóm chuyên gia cố vấn đã đồng ý hoàn toàn với chiến dịch tiêm chủng lần này. Các nghiên cứu sơ bộ ở Israel cho thấy, hiệu quả bảo vệ của vắc xin ngăn nhiễm bệnh nặng đã giảm ở những người đã tiêm từ tháng 1.
"Các nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm theo thời gian và mục đích của việc tiêm liều thứ 3 và để khả năng miễn dịch tăng trở lại, do đó giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh và nguy cơ mắc bệnh nặng", Thủ tướng Bennett nhấn mạnh.
Cho đến nay, khoảng 57% dân số 9,3 triệu người của Israel đã được tiêm đầy đủ. Nhưng số ca mắc mới hàng ngày ở quốc gia này tăng nhanh trong những ngày qua, trong đó riêng ngày 29/7 đã ghi nhận ít nhất 2.165 ca mới.
Hồi đầu tháng này, Israel đã bắt đầu tiêm mũi thứ 3 cho những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Biến chủng Delta cản đường các nước chiến thắng Covid-19 Nhiều quốc gia đang gặp khó khăn trong việc quyết định chính xác thời điểm mở cửa trở lại sau khi bị ảnh hưởng bởi biến chủng Delta với khả năng lây nhiễm cao. Israel và Hà Lan đều chứng kiến sự bùng phát của biến chủng Delta (Ảnh: AFP, Reuters). Israel Israel là quốc gia đi đầu thế giới về chương trình...