Nghiên cứu cho thấy quạ sở hữu một kỹ năng mới chỉ thấy trên người
Ngoài con người, quạ là loài động vật đầu tiên có thể tạo ra đúng số tiếng kêu theo mệnh lệnh.
Báo cáo khoa học được đăng tải trên tạp chí Science tiết lộ rằng quạ có thể tự đếm số tiếng kêu của mình, cho thấy kỹ năng tự theo dõi số đếm mới chỉ có trên người.
Nghiên cứu về kỹ năng hiểu số của động vật có thể giúp giới khóa học tìm hiểu về lịch sử hình thành kỹ năng suy luận và đếm số của con người. Đó là nhận định của Giorgio Vallortigara, một nhà khoa học thần kinh công tác tại Đại học Trento, Rovereto, Ý. Theo ghi chép của ông, khả năng lên tiếng theo hiệu lệnh của những con quạ trong thí nghiệm ” là một thành tựu đáng nể‘.
Andreas Nieder, một nhà sinh lý học động vật tới từ Đức và cũng là đồng tác giả nghiên cứu, bất ngờ khi thấy khả năng nhận thức của quạ linh hoạt tới vậy. ” Chúng nổi tiếng về trí tuệ và sự thông minh, và chúng lại một lần nữa chứng minh điều đó“, Nieder nói.
Một con quạ Corvus corone – Ảnh: Featherbase.
Nhóm nghiên cứu đã làm việc với 3 cá thể quạ Corvus corone, dạy chúng kêu theo hiệu lệnh. Các con quạ sẽ kêu đúng số lần theo hướng dẫn của các nhà khoa học, rồi gõ vào nút “Enter” hiển thị trên màn hình để ra hiệu rằng chúng đã hoàn thành tác vụ được giao. Nếu quạ kêu đúng số lần được chỉ định, thiết bị cho ăn tự động sẽ thưởng cho quạ hạt và sâu.
Kết quả cho thấy quạ đúng hầu hết số lần được thử, và nhà nghiên cứu Nieder nhận định kết quả ” không phải tình cờ và là một kết quả đáng ghi nhận“. Nhóm nghiên cứu đồng thời nhận thấy họ có thể dự đoán số lần kêu của quạ dựa trên kết quả của lần kêu đầu tiên, rất có thể quạ đã có sẵn dự định kêu mấy tiếng.
Nhà nghiên cứu Nieder kết luận: ” Điều này cho thấy đây là một quá trình nhận thức có kiểm soát“.
Nhưng dù thông minh cỡ nào, quạ vẫn mắc sai lầm. Dựa trên kết quả, nhóm tác giả kết luận rằng quạ thường kêu đúng trong những lần đầu tiên, nhưng có vẻ quên mất mình đang làm gì khi bài thử tiếp diễn. ” Khi phân tích từng tiếng gọi trong một chuỗi, chúng tôi có thể dự đoán khi nào những con quạ ngập ngừng – kêu nhiều hơn dự kiến, hay kêu ít hơn số tiếng theo chỉ dẫn“, nhà nghiên cứu Nieder cho hay.
Hành động của quả trong nghiên cứu này không được coi là một hành vi đếm giống con người, vốn cần tới khả năng hiểu những ký hiệu biểu thị cho các con số. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng khả năng đếm sơ khai của quạ là tiền đề cho khả năng nhận thức số trên người.
Nhà khoa học Vallortigara nhận định những nghiên cứu dạng này sẽ giúp chúng ta hiểu về cơ chế chung của khả năng hiểu số đếm, từ đó suy luận ra cách chính con người hiểu được số nói riêng và toán nói chung. Cũng thông qua những nghiên cứu như vậy, giới y học có thể hiểu thêm về những chứng bệnh liên quan tới số, ví dụ như chứng khó học toán.
Thành phố cổ xưa dưới rừng rậm Amazon
Lâu nay người ta đã có quan niệm Amazon cho đến thế kỷ XXI vẫn bất khả xâm phạm, nhưng cuối năm 2023, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã đến miền Đông Ecuador thuộc lưu vực sông Amazon xa xưa, để nghiên cứu "vùng đất tối Amazon", được gọi là "vàng đen" (không phải dầu) và đưa ra những kết luận quan trọng.
Thành phố cổ dưới thảm thực vật
"Đất tối Amazon" lần đầu tiên thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu vào cuối thế kỷ XIX, khi một số nhà khoa học độc lập với nhau nhận thấy các lớp đất màu đen tương phản với lớp đất đỏ bao quanh chúng. Một nhà thám hiểm đầu tiên đã mô tả loại đất này là "đất mùn đen mịn" và lưu ý rằng "nó chứa các mảnh gốm của người bản địa cổ xưa ở khắp mọi nơi, nhiều đến mức ở một số nơi, chúng gần như phủ kín mặt đất".
Bằng chứng sớm nhất về việc định cư thời tiền hiện đại ở vùng Thung lũng Upano được tìm thấy vào thập niên 1970. Stéphen Rostain, một nhà khảo cổ học thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, đã bắt đầu khai quật trong khu vực vào thập niên 1990. Năm 2015, việc thăm dò được tăng tốc sau khi Chính phủ Ecuador tài trợ cho cuộc khảo sát thung lũng Upano bằng LIDAR, phương pháp khảo sát đo khoảng cách tới mục tiêu bằng cách chiếu sáng xung quanh mục tiêu đó bằng một tia laser và đo các xung phản xạ bằng một cảm biến.
Ở lưu vực sông Amazon, đất đen vẫn được sử dụng để trồng trọt. Ảnh: bbc.com.
Trên một khu rừng hẻo lánh ở thung lũng Upano đã tìm thấy dấu vết một thành phố cổ bị mất tích ẩn dưới thảm thực vật tươi tốt trong nhiều thiên niên kỷ. Thành phố này lâu đời hơn bất kỳ thành phố nào khác tồn tại ở Amazon trong các thế kỷ trước, nó đã có ít nhất khoảng 2.500 năm tuổi và việc phát hiện đã thay đổi hiểu biết về các nền văn hóa cổ đại của người Amazon.
Các khu vực được tìm thấy trên khắp lưu vực sông Amazon là loại đất đen như than và cực kỳ màu mỡ, độ dày của lớp đất này có thể đạt tới 3 mét trở lên. Không giống như đất cát nghèo đặc trưng của rừng nhiệt đới, loại đất này rất giàu chất hữu cơ phân hủy và các chất dinh dưỡng như nitơ, kali và phốt pho, có lợi cho sản xuất cây trồng. Ngoài ra nó còn chứa nhiều hợp chất vô cơ như tro, gốm, xương và đá vỏ sò rất được quan tâm.
Nhưng những gì được phát hiện trong chuyến thám hiểm mới nhất đã khiến ta có cái nhìn khác về "vùng đất tối Amazon". Các nhà khoa học đã kết luận rằng những vùng đất này không được hình thành một cách tự nhiên - chúng là kết quả lao động của người cổ đại từ thời xa xưa, khi người dân bản địa từ năm 500 TCN đã hình thành một mạng lưới định cư thịnh vượng trong các khu rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ.
Vào tháng 1/2024, các nhà khoa học đã công bố những phát hiện của họ từ cuộc khảo sát LIDAR trên tạp chí Science.
Nhà khảo cổ học Antoine Dorison, đồng tác giả nghiên cứu này tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, cho biết: địa điểm này ước tính là nơi sinh sống của ít nhất 10.000 cư dân. Ở thời kỳ đỉnh cao, nơi này có khả năng là nơi sinh sống của 15.000 hoặc 30.000 cư dân, có thể sánh ngang với dân số ước tính của thành phố lớn nhất nước Anh London thời La Mã.
Về quy mô của thành phố cổ, nhà khảo cổ học Michael Heckenberger của Đại học Florida (Mỹ), nhận định: "Điều này cho thấy mật độ dân số dày đặc và một xã hội cực kỳ phức tạp".
Nhà khảo cổ học José Iriarte của Đại học Exeter (Anh) cũng có nhận xét tương đồng khi cho biết thành phố phải cần một hệ thống lao động có tổ chức và phức tạp để xây dựng những con đường và hàng nghìn gò đất: "Người Inca và Maya xây dựng bằng đá, nhưng người dân ở vùng Amazon thường không có sẵn đá để xây dựng - họ xây dựng bằng bùn". Do đó, số lượng lao động cần có để xây dựng các công trình này là rất lớn.
"Vùng đất tối Amazon" được mệnh danh là "vàng đen" Ảnh: bbc.com.
"Vùng đất tối" tiết lộ bí mật của Amazon
Bản chất của "Đất tối Amazon" vẫn còn là một bí ẩn. Khi đoàn thám hiểm tiến sâu hơn vào rừng nhiệt đới, rời xa Amazon, mọi người đều có ấn tượng rằng đây là một vùng đất rất hoang sơ. Càng quan sát họ càng thấy rõ rằng đây không phải là một khu rừng nguyên sinh: dấu vết về sự tồn tại của một nền văn minh trước đây được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Một số loài cây trồng mọc ở những nơi này thường xuyên hơn nhiều so với cây dại. Hơn nữa, càng đi sâu vào rừng thì càng có nhiều người ở đó.
Sử dụng cảm biến laser gắn trên máy bay, quy mô của khu định cư cổ xưa được xác định dưới những tán cây rậm rạp, nơi từng là một trung tâm đô thị lớn với những ngôi nhà, đường phố và quảng trường nghi lễ được xây dựng bằng cách cắt vào những ngọn đồi và tạo ra một nền đất ở phía trên.
Dấu tích của lò sưởi cũng như những bình lọ, những hòn đá dùng để nghiền cây cối và hạt bị cháy được tìm thấy trên nền tảng. Những người sống ở đó có lẽ chủ yếu làm nghề nông, họ ăn ngô, khoai lang và uống chicha, một loại bia ngọt. Cả mạng lưới đường thẳng và đường mòn được đặt giữa các tòa nhà riêng lẻ, một trong số đó dài tới 25 km. Những con đường thẳng, một số nằm vuông góc với nhau, đã gây ấn tượng đặc biệt, vì việc xây dựng một con đường thẳng khó hơn nhiều so với một con đường phù hợp với cảnh quan. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra những con đập có hào mà họ tin là những kênh giúp quản lý nguồn nước dồi dào của khu vực.
Mặc dù nhiều cư dân cổ xưa của Amazon đã biến mất từ lâu nhưng di sản của họ dưới dạng "vùng đất tối" vẫn còn cho đến ngày nay. Điều thú vị là không phải tất cả "vùng đất tối" đều có thành phần giống nhau. Trên thực tế, chúng rất khác nhau tùy thuộc vào thành phần cụ thể được sử dụng ở các vùng khác nhau, nhưng thành phần cơ bản của chất thải thực phẩm khi có thêm phân và than củi, cũng như cơ chế hình thành và làm giàu của chúng, là tương tự nhau và được các nhà nghiên cứu rất quan tâm.
Hóa ra, "vùng đất tối Amazon" không chỉ cực kỳ giàu chất dinh dưỡng mà còn là một bể chứa carbon rất mạnh - nó chứa lượng carbon gấp 7,5 lần so với các loại đất xung quanh. Khi "đất tối" tích tụ, carbon sẽ bị giữ dưới lòng đất, làm trì hoãn quá trình giải phóng nó vào khí quyển, nơi nó vẫn được bảo tồn và ổn định trong hàng trăm năm.
Vẫn chưa rõ tại sao carbon trong "đất tối" lại hoạt động theo cách này, nhưng các nhà khoa học nghi ngờ nó có liên quan đến carbon đen, còn được gọi là than sinh học. Thành phần quan trọng này bao gồm vật liệu hữu cơ, ở nhiệt độ cao và khi có một lượng nhỏ oxy, sẽ được chuyển hóa thành carbon gần như tinh khiết. Quá trình này không thải ra nhiều carbon dioxide như sản xuất than củi, nhưng tạo ra một sản phẩm vụn, mịn, màu đen có thể tìm thấy ở các "vùng đất tối" trên khắp Amazon. Ngoài việc giữ lại carbon, than sinh học còn cải thiện cấu trúc đất, sục khí, khả năng giữ nước và thúc đẩy việc lưu giữ chất dinh dưỡng để cây phát triển khỏe mạnh.
Người ta tin rằng việc rút kinh nghiệm của người dân bản địa cổ xưa ở Amazon sẽ rất quan trọng đối với các thế hệ tương lai khi khí hậu trái đất tiếp tục thay đổi và không thể bỏ qua những dự đoán về ngày tận thế...
Tại sao khí hậu trên trái đất lại thay đổi?
Sau chuyến thám hiểm năm 2023, một nhóm nhà khoa học quốc tế quyết định làm rõ tình hình. Kết hợp phân tích cấu trúc và thành phần đất với các quan sát và phỏng vấn người dân bản địa ở Cuicuro, phía Đông Nam Amazon, các nhà nghiên cứu kết luận rằng những lớp đất này thực sự là do con người tạo ra.
Độ tuổi và sự phân bố của các trầm tích đất này cung cấp bằng chứng về sự thăng trầm của các nền văn minh bản địa cổ đại trên khắp Amazon. Mặc dù các lớp cổ nhất của các vùng đất tối này có niên đại khoảng 5.000 năm, nhưng những thay đổi văn hóa lớn nhất lại bắt đầu ở những lớp đất có tuổi được xác định cách đây khoảng 2.000 năm. Đây là độ tuổi trung bình của trầm tích đen được tìm thấy trên diện tích rộng của lưu vực sông Amazon. Ở giai đoạn này, các cộng đồng bản địa của vùng đất này đã hình thành các khu định cư lớn hơn. Nhưng khoảng 500 năm trước, rõ ràng đã có điều gì đó không ổn khiến việc sản xuất ở vùng "đất tối Amazon" bắt đầu suy giảm và sau đó chấm dứt hoàn toàn.
Bây giờ các nhà khoa học chắc chắn rằng đây là hậu quả của việc Christopher Columbus đến Nam Mỹ vào năm 1498. Khi ông cắm lá cờ đỏ và vàng của Tây Ban Nha tại đây, nó đánh dấu sự khởi đầu cho sự "đại tuyệt chủng" của các dân tộc bản địa ở châu Mỹ. Đến năm 1600, 56 triệu người bản địa đã bị giết trên khắp châu Mỹ. Đây là một con số khổng lồ, theo các nhà khoa học, đã dẫn đến tác động của con người toàn cầu đến hệ sinh thái Trái Đất và làm gián đoạn khí hậu của nó.
của nó.
Kỳ lạ loài chim cánh cụt Chinstrap ngủ hơn 10.000 lần mỗi ngày Chim cánh cụt có 11 giờ ngủ tích lũy mỗi ngày nhờ sự thích nghi kỳ lạ cho phép chúng ngủ gật khi bảo vệ tổ của mình. Một đàn chim cánh cụt Chinstrap đang ngủ gật. (Ảnh: Eyal Bartov / Alamy Stock Photo) Theo một nghiên cứu mới, chim cánh cụt Chinstrap là một trong những loài có giấc ngủ ngắn nhất...