Nghiên cứu: Càng hiểu về COVID-19, càng ít tiêu thụ động vật hoang dã
Ngày 6-9, một nghiên cứu quốc tế đề xuất các chiến dịch giảm tiêu thụ động vật hoang dã hậu đại dịch COVID-19 ở châu Á nên tập trung vào những nhóm người nhất định hơn là toàn thể dân số.
Trung Quốc cấm mua bán động vật hoang dã từ tháng 2-2020 – Ảnh: SCMP
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Ecology & Evolution ngày 6-9, việc giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã có thể là giải pháp hiệu quả để ngăn nguy cơ xảy ra một đại dịch mới.
Theo báo South China Morning Post , nghiên cứu trên do nhà khoa học Robin Naidoo của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Mỹ dẫn đầu.
Vào tháng 3-2020, nhóm nghiên cứu đã khảo sát 5.000 người ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Hong Kong. Nhóm đã hỏi họ có ăn động vật hoang dã có vú, chim hay bò sát trong 12 tháng qua không và họ có thay đổi thói quen vì COVID-19 ở hiện tại và tương lai hay không.
Video đang HOT
Theo kết quả khảo sát, nhìn chung càng nhận thức nhiều về COVID-19 thì xác suất người tham gia khảo sát trả lời họ hoặc người quen sẽ mua động vật hoang dã càng thấp.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy trong tất cả các nơi khảo sát (ngoại trừ Myanmar), người tham gia khảo sát cho rằng việc đóng cửa chợ bán động vật hoang dã sẽ có hiệu quả trong việc ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.
Trong cuộc khảo sát sau đó – diễn ra giữa tháng 2 và tháng 3-2021, 92% trong 1.000 người tham gia khảo sát tại Trung Quốc đại lục cho biết họ rất ủng hộ nỗ lực của chính phủ trong việc đóng cửa các chợ bán động vật hoang dã có nguy cơ cao.
“Có sự đồng thuận rất lớn trong dân số nói chung về các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra đại dịch trong tương lai bằng cách ngưng bán động vật hoang dã”, ông Daniel Bergin – quản lý dự án cấp cao của Công ty tư vấn nghiên cứu dư luận GlobeScan – cho biết.
Nhóm tác giả cho biết một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh truyền nhiễm mới nổi lây truyền từ động vật sang người là buôn bán động vật hoang dã.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 70% bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là động vật hoang dã. WHO cũng kêu gọi các nước ban hành các quy định khẩn cấp để ngăn việc bán động vật hoang dã có vú trong chợ.
“Việc nhắm đến mối liên hệ giữa buôn bán động vật hoang dã và tiềm năng bệnh và đại dịch tương lai là cách để chúng ta có thể thay đổi nhận thức và quan điểm của mọi người”, ông Bergin cho biết.
Cá sấu vào nhà tấn công người sau siêu bão Ida
Cá sấu di chuyển vào nhà kho bị ngập nước của một gia đình ở bang Louisiana sau bão Ida, tấn công chủ nhà và khiến ông mất tích.
Vụ tấn công xảy ra hôm 30/8 tại nhà của cặp vợ chồng ở thành phố Slidell, trước sự chứng kiến của người vợ. Nằm gần Hồ Pontchartrain, nhà kho của họ bị ngập sâu vài mét do triều cường của bão gây ra.
Người vợ nghe thấy tiếng động trong nhà kho và ban đầu đã giải cứu được chồng, kéo ông ra khỏi vùng nước lũ. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến ông bị mất cánh tay.
Điện thoại mất tín hiệu, đường phố ngập lụt, người vợ đành để lại chồng một mình, dùng xuồng đi tìm kiếm sự trợ giúp. Khi bà cùng những người hỗ trợ trở về, người chồng 71 tuổi đã mất tích trong dòng nước lũ, chỉ còn lại vết máu tại hiện trường. Giới chức đang tìm kiếm nạn nhân, nhưng nhiều khả năng ông đã tử vong.
Giới chức trước đó cảnh báo cá sấu đi vào các khu vực bị ngập và tấn công con người do những nơi này nhiều đầm lầy.
Một khu vực dân cư ở bang Louisiana, Mỹ bị ngập nước hôm 30/8 sau khi bão Ida đổ hộ. Ảnh: AFP .
Cơn bão cấp 4 Ida đã trút xuống bang Louisiana những cơn gió dữ dội và mưa lớn khi đổ bộ hôm 29/8. Ít nhất 4 người đã thiệt mạng, trong khi giới chức cảnh báo số người chết sẽ tăng đáng kể. Bão cũng phá hủy nhiều ngôi nhà, khiến hàng triệu người phải chịu cảnh mất điện.
Miền nam nước Mỹ là nơi sinh sống của ước tính 5 triệu con cá sấu, nhưng các cuộc tấn công của loài bò sát này trong hoặc sau bão là rất hiếm. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida hồi năm 2019 cho biết cá sấu thường trở lại môi trường sống tự nhiên nếu một cơn bão đang đến gần, nhờ khả năng phát hiện sự thay đổi áp suất trước khi bão đổ bộ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra cá sấu có thể gây nguy hiểm sau bão, đặc biệt ở những khu vực gần vùng nước. Chúng có thể di chuyển qua vùng nước lũ vào các khu dân cư và cộng đồng.
COVID kéo dài, thách thức lớn với y học hiện nay Trong số nhiều khía cạnh phức tạp của bệnh COVID-19, hội chứng COVID kéo dài là một trong những vấn đề thách thức nhất với giới y khoa cũng như cộng đồng khoa học. Hình minh hoạ: Getty Images Ngày 28-8, tạp chí y khoa uy tín hàng đầu thế giới The Lancet công bố nghiên cứu có quy mô lớn nhất trước...