Nghiện cà phê, phải làm sao?
Nghiện cà phê và sử dụng quá nhiều đồ uống này sẽ khiến bạn dễ bị đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi và căng thẳng.
Chuyển sang đồ uống khác: Trà, đặc biệt là trà xanh thảo mộc tốt cho sức khỏe hơn cà phê. Bởi trà có lợi cho tim mạch, chứa chất chống oxy hóa và có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, nếu muốn cai nghiện cà phê, bạn nên chuyển sang uống trà hoặc đồ uống khác.
Uống nhiều nước hơn: Cà phê gây mất nước và là nguyên nhân khiến bạn đau đầu. Theo các chuyên gia, để cai nghiện cà phê, bạn hãy thử thay thế bằng việc uống nhiều nước hơn. Dần dần, thói quen uống nước sẽ giúp bạn giảm lượng cà phê tiêu thụ.
Cai dần dần: Bình thường mỗi ngày bạn có thể uống 5-6 cốc cà phê nên chứng nghiện caffeine sẽ rất mạnh, rất khó để cai đột ngột cà phê ngay. Thay vào đó, bạn nên giảm dần lượng sử dụng cà phê cho đến ngưỡng hợp lý để dễ thực hiện.
Ngủ nhiều hơn: Cà phê khiến bạn khó ngủ ngon gây mệt mỏi và đau đầu. Vì vậy, song song với việc giảm lưu lượng cà phê tiêu thụ trong ngày, bạn hãy cố ngủ nhiều hơn để dần cai được loại đồ uống này.
Video đang HOT
Tập thể dục nhiều hơn: Tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Khi não nhận được nhiều máu và oxy hơn, bạn sẽ tự nhiên ít đau đầu. Đây cũng là tiền đề cho việc cai được cà phê của bạn.
Ăn uống đầy đủ, đúng giờ: Nếu bạn muốn cai cà phê thì hãy tập cho mình thói quen ăn uống đầy đủ, đúng giờ và đừng nên kiêng bỏ thực phẩm nào. Một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất và năng lượng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác thèm caffeine.
Bổ sung vitamin C: Các loại quả mọng, chanh, cam rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và làm sạch cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C cũng là cách để bạn giảm dần lượng cà phê thường tiêu thụ mỗi ngày.
Hít thở sâu, thư giãn: Uống nhiều cà phê gây đau đầu và căng thẳng. Vì vậy, thay vì uống cà phê, bạn nên tập cho mình thói quen hít thở sâu, thư giãn tinh thần và các cơ. Cách làm này sẽ giúp bạn cai được tình trạng thèm và uống cà phê liên tục.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Nếu bạn đang rất thèm cà phê, thì việc cần làm đó là đi dạo và để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Theo các chuyên gia, ngồi trong văn phòng thời gian dài với máy lạnh sẽ khiến bạn đau đầu, gây khó khăn cho việc cai nghiện cà phê. Vì vậy, nếu muốn hạn chế sử dụng đồ uống này, bạn hãy tính tới chuyện đi dạo ngoài trời thường xuyên hơn.
Vẫn mệt mỏi sau khi ngủ đủ 8 tiếng/đêm, 'chỉ mặt' những lý do đằng sau ít người ngờ đến
Đồ ăn, đồ uống đưa vào cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ khiến bạn mất ngủ.
Tập thể dục quá gần giờ đi ngủ
Tập thể dục hằng ngày có thể giúp ngủ ngon, nhưng nếu bạn tập thể dục quá sát giờ đi ngủ có thể gây khó ngủ. Điều này là do tập thể dục làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng nhịp tim và cơ thể cần có thời gian để hạ nhiệt.
Tập luyện quá sức cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm và dẫn đến mệt mỏi trong ngày hôm sau.
Uống cà phê hoặc rượu trước khi ngủ
Đồ ăn, đồ uống đưa vào cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ khiến bạn mất ngủ.
Caffeine có trong cơ thể hàng giờ sau khi bạn uống một tách cà phê hoặc trà, từ đó khiến bạn khó ngủ. Tốt nhất trước khi đi ngủ nên tránh uống cà phê hoặc rượu.
Ngủ quá nhiều
Ngủ quá ít khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau, nhưng ngủ quá nhiều cũng có thể khiến cơ thể buồn ngủ. Ngủ quá nhiều gây rối loạn nhịp điệu của cơ thể và cạn kiệt năng lượng, do đó sẽ cảm thấy uể oải.
Nhu cầu ngủ của mỗi người khác nhau. Nhưng theo các chuyên gia, mọi người nên ngủ trung bình từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Dù là ngày thường hay cuối tuần vẫn nên giữ được thói quen này.
Căng thẳng
Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep, căng thẳng do công việc là nguyên nhân chính khiến mọi người không ngủ được. Vì ngủ kém nên hôm sau bạn có thể vẫn buồn ngủ, không hết mệt mỏi.
Bị nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn
Nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn cũng có thể đẫn đến buồn ngủ. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng sau khi thức dậy, đó có thể là dấu hiệu đang mắc bệnh. Cơ thể có thể sử dụng tất cả năng lượng để chống lại vi rút, vi khuẩn từ đó tăng cảm giác buồn ngủ. Ngoài mệt mỏi, bạn cũng có thể hắt hơi hoặc ho trong giai đoạn mới bị.
Uống thuốc không kê đơn cũng có thể gây buồn ngủ vì thuốc cảm thường chứa thuốc kháng histamine, có thể khiến người uống buồn ngủ.
Bị rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ bao gồm ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ, mất ngủ và hội chứng chân không yên có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì những lý do này mà khiến cho bạn mệt mỏi vào buổi sáng khi thức dậy.
Cần trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là tình trạng rối loạn chức năng ruột. Đây là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng khó trị dứt điểm nên gây ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ảnh minh họa Khó chẩn đoán chính xác Khi mắc HCRKT, người bệnh có triệu chứng nổi bật...