Nghịch lý trong tuyển sinh, đào tạo ở Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội
Nhiều phụ huynh vừa có con trúng tuyển vào Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội giật mình khi xem phân lớp và số chỉ tiêu trúng tuyển của trường này.
Ảnh minh họa
Sứ mạng gắn với tài nguyên môi trường nhưng đào tạo ồ ạt Quản trị kinh doanh, Kế toán, Du lịch khách sạn
Thời gian vừa qua, nhiều độc giả là phụ huynh có con vừa trúng tuyển vào Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phản ánh đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam những băn khoăn của mình về việc tuyển sinh, đào tạo của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Phụ huynh cho rằng Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội không phải là trường có thế mạnh về đào tạo kinh tế, dịch vụ tại sao lại tuyển sinh các ngành này số lượng lớn đến vậy?
Đáng chú ý, riêng số lượng thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét học bạ được trường công bố vào tháng 8/2021 thì ngành học là Kế toán; Quản trị kinh doanh có con số trúng tuyển mỗi ngành đến hơn 2.600; 2.700 sinh viên. Chưa kể, ngoài phương thức xét tuyển học bạ, trường này còn tuyển sinh đặc cách, theo kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông thông
Phụ huynh dẫn chứng, ngành Quản trị kinh doanh có số lượng thí sinh trúng tuyển được công bố lên tới 2.714 sinh viên. Vị này không hiểu một ngôi trường được thành lập với sứ mạng đào tào các ngành liên quan tài nguyên, môi trường tại sao lại tuyển sinh, đào tạo các khối ngành kinh tế số lượng nhiều đến vậy. Quan trọng là cơ sở vật chất, giảng viên có đảm bảo khi tuyển số lượng sinh viên các ngành không phải thế mạnh của trường lớn như vậy?
Không chỉ 2 ngành trên, theo tìm hiểu của phóng viên, các ngành không mấy liên quan đến sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội như: Marketting, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành hay Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cũng có số lượng tuyển sinh, trúng tuyển cao ngất ngưởng.
Sứ mạng và tầm nhìn đến năm 2035 được Trường đại học Tài nguyên và Môi trường thể hiện rõ là “đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ về lĩnh vực tài nguyên và môi trường”. Ảnh chụp màn hình
Theo thông tin đăng tải công khai trên website của trường, sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được nhắc đến là: ” Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trải qua hơn 60 năm hình thành phát triển, Trường đã và đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những trường đầu ngành của đất nước.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ về lĩnh vực tài nguyên và môi trường đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế dưới tác động của biến đổi khí hậu “.
Bên cạnh đó, tầm nhìn đến 2035, “Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phấn đấu trở thành trường đại học trọng điểm về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, ngang tầm với các đại học tiên tiến trong khu vực và tiệm cận với các cơ sở đào tạo đại học uy tín quốc tế; là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tài nguyên – môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững”.
Với mục tiêu giáo dục được nhà trường này đề ra rõ ràng là ” Đào tạo ra những con người có phẩm chất, trí tuệ, sức lực và trách nhiệm với đất nước; có đủ năng lực, trình độ để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường , phục vụ nhu cầu xã hội; có khả năng tự học, tự nghiên cứu để tự nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cách mạng khoa học công nghệ”.
Video đang HOT
Và mục tiêu phát triển nhà trường trong tương lai là : “Xây dựng và phát triển Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các lĩnh vực tài nguyên và môi trường ; đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội; đến năm 2035, trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo định hướng ứng dụng”.
Cũng trong sứ mạng được Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công bố, chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến mục: Vì sự nghiệp tài nguyên và môi trường, có nhắc đến việc: ” Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đào đạo nhân lực phục vụ công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ về lĩnh vực tài nguyên và môi trường góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên, môi trường ” [1].
Ngành Quản trị khách sạn được giới thiệu trong số các ngành được đào tạo tại trường đại học có đặt ra mục tiêu đến 2035 là “trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tài nguyên – môi trường”. Ảnh chụp màn hình: Hunre.edu.vn
Vì thế, khi chúng tôi đối chiếu với Thông tư 22/ 2017/TT-BGDĐT ngày 6/9/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành với những điểm mới về Quy định các điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học, có thể thấy nhiều điểm gây băn khoăn:
Cụ thể, trong mục 1, Điều 2 của Thông tư 22 có đề cập đến điều kiện để mở ngành đào tạo trình độ đại học, thì ngành đăng ký đào tạo của trường đó phải phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học; phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, miền và cả nước và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo [2].
Ngành Thủy văn học có 4 thí sinh trúng tuyển, Quản lý biển tuyển được 9 thí sinh theo phương thức xét học bạ
Bên cạnh đó, khi chúng tôi tìm hiểu về chỉ tiêu và số lượng thí sinh đăng ký, thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thì cũng có nhiều điểm phải lưu tâm.
Về chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng sinh viên trúng tuyển mà nhà trường công bố trong Đề án tuyển sinh mấy năm gần đây và trên trang thông tin tuyển sinh của trường năm 2021 có thể thấy, các ngành nghề then chốt gắn liền với sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của trường đều rất thấp, lượng thí sinh trúng tuyển không nhiều, có ngành chỉ có dưới 10 thí sinh trúng tuyển.
Cụ thể, trong năm 2019, các ngành như Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, Khí tượng khí hậu học, Thủy văn học, Kỹ thuật địa chất, Quản lý tài nguyên nước, Quản lý biển có số chỉ tiêu là 40 sinh viên. Số lượng sinh viên trúng tuyển nhập học với những ngành này được công bố cũng cực kỳ thấp. Kỷ lục có các ngành như: Biến đổi khí hậu phát triển bền vững, Quản lý biển và Quản lý tài nguyên nước chỉ có 1 sinh viên trúng tuyển nhập học theo công bố.
Trái lại, cũng trong năm học này, các ngành như: Luật, Kế toán, Công nghệ thông tin, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có chỉ tiêu công bố lại cao.
Trong mùa tuyển sinh năm 2021, số lượng chỉ tiêu cho các ngành được Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công bố giữa các ngành then chốt với các ngành mới cũng có tình cảnh tương tự. Có thể thấy, số chỉ tiêu dành cho các ngành “trái” sự mệnh của trường vẫn “áp đảo” số chỉ tiêu so với các ngành đào tạo then chốt trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.
Số lượng sinh viên trúng tuyển theo kết quả xét tuyển học bạ được công bố trong năm học này cũng đang tạo ra một bức tranh tương phản rõ rệt giữa các ngành nghề đào tạo của nhà trường.
Cụ thể, các ngành như: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Marketting, Công nghệ thông tin có trên 2 nghìn sinh viên trúng tuyển chỉ tính riêng ở phương thức xét tuyển theo học bạ. Còn số lượng trúng tuyển được nhà trường công bố trong các ngành chuyên biệt về tài nguyên môi trường gắn với sứ mạng của trường lại vô cùng ảm đạm. Cụ thể: Thủy văn học (4 sinh viên), Quản lý biển (9 sinh viên), Kỹ thuật địa trắc bản đồ (21 sinh viên) hay ngành Khí tượng và khí hậu học chỉ có 27 sinh viên trúng tuyển.
Một số con số về chỉ tiêu và số lượng thí sinh trúng tuyển Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại trụ sở chính Hà Nội công bố qua các năm:
Trong năm 2019, chỉ tiêu các ngành then chốt liên quan đến lĩnh vực môi trường (tô màu đỏ) có chỉ tiêu rất ít, số lượng thí sinh trúng tuyển nhập học chỉ có 1 sinh viên. Các ngành mới (tô màu vàng) thì số chỉ tiêu và lượng sinh viên trúng tuyển nhập học cũng cao hơn hẳn, có ngành có gần 400 sinh viên trúng tuyển nhập học. Ảnh chụp màn hình: hunre.edu.vn
Số lượng thí sinh trúng tuyển công bố đợt 2 – xét tuyển theo kết quả học tập Trung học phổ thông (học bạ) năm 2021 tại Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, có thể thấy rõ các ngành không mấy liên quan với sứ mạng, giá trị cốt lõi (tô màu vàng) có lượng thí sinh trúng tuyển lên tới hơn 2 nghìn. Tuy nhiên, các ngành then chốt của trường này (tô màu đỏ) lại có số lượng thí sinh trúng tuyển khá thấp, có ngành chỉ có 4 thí sinh trúng tuyển. Ảnh chụp màn hình: hunre.edu.vn
Tài liệu tham khảo:
[1].https://www.hunre.edu.vn/su-mang-tam-nhin-gia-tri-cot-loi-muc-tieu-phat-trien-truong
[[2]. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-dai-hoc
Đạt bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Kế toán?
Kế toán là ngành được đào tạo ở nhiều trường đại học trên cả nước. Trong khi ở một số trường, mức điểm chuẩn vào ngành này lên tới hơn 27 điểm thì cũng có những trường chỉ lấy điểm chuẩn khoảng 16 - 17.
Ngành Kế toán luôn có mức độ cạnh tranh cao ở một số trường tốp đầu như Trường ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân. Năm ngoái, để đỗ vào ngành Kế toán tại các trường này, thí sinh cần phải đạt tổng điểm trên mức 27 .
Cụ thể, Trường ĐH Ngoại thương có mức điểm chuẩn lên tới 27,65, trong khi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có điểm chuẩn là 27,15 điểm.
Nếu tổng điểm đạt từ 24 - 27 điểm , thí sinh cũng có thể cân nhắc đăng ký vào một số trường có thế mạnh đào tạo về khối ngành Kinh tế như Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Thương mại, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng,... ở phía Bắc hay Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM ở phía Nam.
Một số trường thuộc khối kỹ thuật cũng tuyển sinh ngành Kế toán như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường ĐH Giao thông Vận tải, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM,... Điểm chuẩn ngành Kế toán của các trường này dao động ở mức 23 - 25 điểm .
Với những thí sinh có tổng điểm dưới 20 nhưng vẫn có mong muốn theo học ngành Kế toán thì có thể cân nhắc đăng ký vào Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Trường ĐH Điện lực, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường,... ở phía Bắc hay Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM... ở phía Nam.
Dưới đây là điểm chuẩn và mức học phí của một số trường có đào tạo ngành Kế toán trên cả nước vào năm ngoái:
Điểm khối A00, A01 năm 2021 như thế nào?
Ngành Kế toán chủ yếu xét tuyển thí sinh ở 3 khối A00, A01 và D01.
Thống kê cho thấy khối A00 chỉ có 12 thí sinh đạt điểm số trên 29.
Có 216 thí sinh đạt điểm trên 28 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 29;
Có 1608 thí sinh đạt điểm trên 27 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 28;
Có 6718 thí sinh đạt điểm trên 26 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 27;
Có 18.060 thí sinh đạt điểm trên 25 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 26.
Kết quả này thấp hơn so với khối A01 khi khối A01 có tới 20 thí sinh đạt điểm số trên 29. Số thí sinh đạt điểm trên 28 và nhỏ hơn 29 cũng lên tới con số 503, gần gấp đôi so với khối A00.
Ngành Kế toán còn xét điểm tổ hợp môn có khá nhiều thi sinh đăng ký thi đó là khối D01. Khối này chỉ có 3 thí sinh trên 29 điểm.
Có 339 thí sinh đạt điểm trên 28 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 29;
Có 5184 thí sinh đạt điểm trên 27 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 28;
Có 19.391 thí sinh đạt điểm trên 26 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 27;
Có 38.783 thí sinh đạt điểm trên 25 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 26.
Trường ĐH Ngân hàng TP HCM chuyển giao bản quyền 3 chương trình đào tạo sang Lào Tin từ Trường ĐH Ngân hàng TP HCM cho biết trường và Học viện Ngân hàng Lào đã thống nhất triển khai 3 chương trình chất lượng cao của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM để đào tạo nguồn nhân lực của Lào Buổi làm việc giữa Trường ĐH Ngân hàng TP HCM và Học viện Ngân hàng Lào được tổ chức theo...