Nghị sĩ Mỹ nêu lý do Trung Quốc có thể vào Afghanistan sau khi Mỹ rút
Nghị sĩ Mỹ Michael McCaul cho rằng Trung Quốc sẽ vào Afghanistan sau khi Mỹ quân khỏi nước này.
Lực lượng an ninh Afghanistan tuần tra ở thành phố Herat sau cuộc giao tranh với Taliban (Ảnh: EPA).
“Trung Quốc sẽ nhảy vào. Có nhiều đất hiếm ở Afghanistan. Tôi không biết tại sao chúng ta không làm việc với phía Afghanistan để khai thác tài nguyên đó. Chúng ta chưa bao giờ làm như vậy. Và bây giờ, Trung Quốc sẽ nhảy vào để khai thác những mỏ đất hiếm này”, nghị sĩ Michael McCaul thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ nói trong cuộc phỏng vấn với Washington Post ngày 17/8.
Theo đó, ông McCaul cho rằng Trung Quốc là bên chiến thắng, còn Mỹ và người dân Afghanistan là bên thua cuộc trong tình hình hiện nay ở Afghanistan. Nghị sĩ Mỹ cũng nhận định “Taliban sẽ có lợi ích lớn từ việc này”.
Taliban ngày 15/8 đã tiến vào thủ đô Kabul và giành quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan. Chiến dịch của Taliban diễn ra sau khi Mỹ và các đồng minh rút phần lớn lực lượng quân sự khỏi Afghanistan sau 20 năm chiến tranh.
Video đang HOT
Năm 2017, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và nhất trí về việc các công ty Mỹ có cơ hội phát triển nhanh chóng các mỏ đất hiếm ở Afghanistan như một cách để bù đắp cho chi phí chiến tranh ở đất nước này.
Tuy nhiên, một báo cáo do Tổng Thanh tra Đặc biệt của Mỹ về Tái thiết Afghanistan công bố vào tháng 8/2018 cho biết, ý tưởng trên không trở thành hiện thực vì chương trình khai thác của Mỹ vẫn còn ở quy mô tương đối thấp.
Đất hiếm gồm tập hợp 17 khoáng chất được sử dụng trong việc sản xuất hàng loạt sản phẩm từ xe điện, điện thoại thông minh cho đến trang thiết bị quốc phòng như tiêm kích. Trung Quốc đang kiểm soát khoảng 90% nguồn cung đất hiếm trên thế giới.
Trung Quốc hiện cung cấp 80% lượng đất hiếm nhập khẩu vào Mỹ. Bắc Kinh được cho đã chuẩn bị phương án nhằm hạn chế xuất khẩu mặt hàng này như một cách để làm khó Washington. Kịch bản này đã thúc đẩy chính phủ Mỹ tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc.
Mỹ và các đồng minh cho rằng, để đối phó với kịch bản Trung Quốc sẵn sàng dùng đất hiếm là “vũ khí địa chính trị”, việc đa dạng nguồn cung là điều mà các quốc gia cần phải làm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 2 đã ký sắc lệnh hành pháp về an ninh chuỗi cung ứng, một phần trong đó có nội dung: “Từ đất hiếm trong động cơ điện và máy phát điện đến sợi carbon được sử dụng cho máy bay – Mỹ cần đảm bảo rằng chúng ta không phụ thuộc vào các nguồn nước ngoài trong trường hợp khẩn cấp quốc gia”.
Nguồn cung cấp đất hiếm dồi dào của Trung Quốc là vấn đề gây tranh cãi trong nhiều năm. Bắc Kinh từng bị Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước thách thức pháp lý tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) liên quan tới việc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm khi các bên xảy ra mâu thuẫn.
Trung Quốc được cho là sẽ tận dụng thời cơ để thế chân vào khoảng trống do Mỹ bỏ lại bằng việc gia tăng hiện diện và tầm ảnh hưởng trên “bàn cờ chiến lược” Afghanistan. Ngày 16/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hy vọng Taliban có thể “giữ lời hứa” nhằm đảm bảo việc chuyển giao quyền lực suôn sẻ và “kiềm chế các hoạt động khủng bố và tội phạm”.
Trung Quốc nói Mỹ 'để lại mớ hỗn độn' ở Afghanistan
Trung Quốc cáo buộc Mỹ "để lại mớ hỗn độn khủng khiếp, những gia đình ly tán và tan vỡ" ở Afghanistan, sau khi Taliban kiểm soát đất nước.
"Sức mạnh và vai trò của Mỹ là phá hoại, không phải xây dựng", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong cuộc họp báo hôm nay, sau khi chỉ trích hậu quả Washington để lại ở Afghanistan sau 20 năm can thiệp quân sự.
Tuyên bố được bà Hoa đưa ra sau khi Taliban tiến vào tiếp quản thủ đô Kabul. Đà tiến công chóng vánh của Taliban những ngày gần đây đã khiến chính phủ do Mỹ dựng lên ở Afghanistan sụp đổ, khi Washington rút toàn bộ lực lượng quân sự khỏi nước này, chấm dứt cuộc chiến 20 năm.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng kêu gọi chế độ mới ở Afghanistan "đoạn tuyệt hoàn toàn với các lực lượng quốc tế", không để quốc gia này "trở thành nơi tập trung những kẻ khủng bố và cực đoan một lần nữa".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hồi tháng 7/2020. Ảnh: Reuters .
Hôm 16/8, bà Hoa cũng cho biết Bắc Kinh sẵn sàng tiếp tục mối quan hệ "hữu nghị và hợp tác" với Kabul dưới quyền kiểm soát của Taliban. Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc đánh giá cuộc chiến kéo dài 20 năm của Mỹ tại Afghanistan đã "kết thúc trong ê chề".
Trung Quốc từng nhiều lần chỉ trích việc Mỹ vội vàng rút quân khỏi Afghanistan là một thất bại trong vai trò lãnh đạo. Họ lâu nay luôn lo ngại Afghanistan, quốc gia có chung gần 80 km biên giới với khu vực Tân Cương, có thể trở thành nơi tập trung các phần tử ly khai người Hồi giáo thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại thành phố Thiên Tân tháng trước, các thủ lĩnh Taliban cam kết không cho phép "bất kỳ lực lượng nào sử dụng lãnh thổ Afghanistan để tiến hành những hành vi gây tổn hại Trung Quốc". Đổi lại, Bắc Kinh đề nghị hỗ trợ kinh tế và đầu tư cho công cuộc tái thiết Afghanistan.
Trước những chỉ trích về cuộc rút quân hỗn loạn sau hai thập kỷ can thiệp quân sự tại Afghanistan, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 16/8 cho biết ông "kiên quyết ủng hộ" quyết định của mình.
Theo ông chủ Nhà Trắng, Taliban chiếm Afghanistan là do các lãnh đạo chính trị chạy khỏi đất nước và quân đội không sẵn sàng chống lại lực lượng này. Biden cũng đổ lỗi cho người tiền nhiệm, cựu tổng thống Donald Trump, vì trao quyền cho Taliban, khiến họ có cơ hội "ở vị thế quân sự mạnh nhất kể từ năm 2001".
Taliban tiến vào thủ đô Kabul hôm 15/8 mà không gặp sự kháng cự nào từ lực lượng chính phủ. Trong khi đó, hàng nghìn người Afghanistan tuyệt vọng đã vây chặt đường băng duy nhất của sân bay Kabul, khiến Mỹ phải dừng các cuộc sơ tán. Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã tháo chạy khỏi đất nước mà không chuyển giao quyền lực.
Trung Quốc hối thúc Taliban theo đuổi chính sách tôn giáo ôn hòa Ngày 17/8, Trung Quốc hối thúc lực lượng Taliban ở Afghanistan theo đuổi chính sách tôn giáo ôn hòa, đồng thời bày tỏ hy vọng chính thể mới ở quốc gia Tây Nam Á có thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với các thế lực khủng bố quốc tế dưới mọi hình thức. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa...