Nghị sĩ Malaysia xin lỗi vì lỡ miệng “Hitler muôn năm”
Nghị sĩ Malaysia Bung Moktar Radin đã đối mặt với nhiều chỉ trích và phải lên tiếng xin lỗi sau khi liên tưởng tới Hitler trong một bình luận chúc mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Đức ở World Cup.
“Khi Đức đè bẹp Brazil, tôi đã vô ý nói điều khiến nhiều người cảm thấy tổng thương. Tôi xin lỗi chân thành”, ông Radin đăng trên tài khoản Twitter ngày 10-7. Trước đó, ông đã đăng một tin nhắn cũng trên Twitter ngày 8-7, sau trận Đức-Brazil 7-1: “Tuyệt vời… Xin chúc mừng… Hitler muôn năm”.Ông có khoảng 20.000 người theo dõi trên Twitter.
Dễ đoán là cơn cuồng nộ nhanh chóng đổ lên đầu ông, với nhiều người đặt dấu hỏi về lương tâm của ngài nghị sĩ và việc ông có thể trở thành một chính trị gia với quan điểm như thế. Những phản ứng của ông còn khiến nhiều người ngạc nhiên hơn.
Ông Bung Moktar Radin – Ảnh: worldcdn.net
Khi tài khoản @shaike49 bình luận: “nghị sĩ thấp kém”, ông đáp lại: “cút… đồ bại trận”. Tài khoản @layzebone thậm chí không thèm lịch sự: “đồ ngu… đồ vô học”. Ngài nghị sĩ đáp lại: “nói với mày ấy”.
Tới ngày 10-7, cuộc đấu khẩu trên mạng của ông Radin đã thu hút sự chú ý của Thủ tướng Malaysia Najib Razak, người viết trên tài khoản Twitter có 2 triệu người theo dõi của ông: “Những bình luận của Datuk Bung Moktar là sai trái và không thể chấp nhận, và ông ấy phải rút chúng xuống…
Video đang HOT
Những gì ông ấy nói không phải là đại diện cho Malaysia, hay những người dân Malaysia, vốn hiểu quá khứ bi thảm của châu Âu và tôn trọng sự đoàn kết hiện giờ. Đây là lúc nước Đức đang ăn mừng, và chúng tôi mong những điều tốt đẹp nhất cho họ trong trận chung kết”.
Tuy nhiên, lời xin lỗi của Radin có vẻ thiếu chân thành. Chỉ một tiếng sau khi xin lỗi, một người bình luận trên tài khoản của ông: “ông mà nói thế ở châu Âu thì bị người ta bắn chết ngay”. Radin đáp lại: “Có mà anh bị bắn chết ấy”.
Ngày 9-7, ông thậm chí vẫn còn bảo vệ bình luận về Hitler của mình trên báo Malaysia Star Online: “Tôi không hiểu có chuyện gì với bọn họ. Hitler là một phần lịch sử và đội tuyển Đức đã chiến đấu như ông ấy đã chiến đấu”. Đại sứ Đức tại Malaysia cũng đã lên tiếng và nói những bình luận của ông nghị sĩ là “không thể chấp nhận được”.
“Với lời xin lỗi của nghị sĩ Bung Moktar, tôi coi vụ việc này đã khép lại”, đại sứ Holger Michael nói trong một tuyên bố.
Ở Đức, ca ngợi Hitler hay Đảng Quốc xã, phô bày các biểu tượng của chế độ phát-xít bao gồm cờ, đồng phục, và các khẩu hiệu đều là bất hợp pháp.
Theo Tuổi Trẻ
Vụ tự sát giả động trời của sĩ quan Đức Quốc xã
Sĩ quan SS của Đức quốc xã Hans Kammler được cho là đã dàn dựng vụ tự sát vào năm 1945 và bị Mỹ bắt giữ.
Sĩ quan SS Hans Kammler được cho là đã tự sát trong những ngày cuối cùng trước khi phát xít Đức đầu hàng Quân Đồng minh vào năm 1945. Tuy nhiên, theo tài liệu mới đây, Kammler vẫn sống sót sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc. Hắn đã bị bắt sang Mỹ và có nhận dạng, danh tính mới do giới chức Washington cung cấp.
Kammler không chỉ là chuyên gia kỹ thuật công nghệ quy mô lớn của chính quyền Hitler mà còn tham gia các chương trình vũ khí bí mật của Đức quốc xã. Theo một chương trình tài liệu trên truyền hình, người Mỹ đã quyết định không để cho Kammler rơi vào tay của nhân viên tình báo Liên Xô.
Cả Mỹ và Liên Xô đều cố gắng "chiêu mộ" các nhà khoa học của Hitler sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc để đóng góp công sức vào các chương trình không gian và quân sự của mỗi nước. Chính vì vậy, tiết lộ mới này cho thấy cái chết của Kammler đã được làm giả và viên sĩ quan SS nổi tiếng của Đức một thời đã có danh tính mới.
Kammler được cho là đã dàn dựng vụ tự sát để rời khỏi Đức năm 1945.
"Toàn bộ vụ tự sát của Kammler đã được dàn dựng. Một số tài liệu đã chỉ ra rằng, Kammler đã bị người Mỹ bắt giữ. Vụ tự sát của Kammler đã được hai phụ tá thân cận nhất của y dàn dựng nhằm đánh lừa mọi người", nhà sử học người Đức Rainer Karlsch cho biết.
Một chuyên gia khác là Matthias Uhl thuộc Viện Lịch sử Đức ở Moscow, Nga cho hay: "Những báo cáo của Mỹ đáng tin cậy hơn so với những thông tin có được từ những người có quan hệ mật thiết với Kammler".
Sinh năm 1901, vào cuối Chiến tranh thế giới 2, Kammler nắm giữ nhiều quyền lực trong tay như chỉ huy SS Heinrich Himmler và Bộ trưởng Bộ Vũ khí và Công nghiệp quốc phòng Đức quốc xã Albert Speer. Kammler đã tiếp cận công nghệ tiên tiến nhất của Đức Quốc xã thời đó, trong đó có cả "vũ khí tấn công trả đũa" chính là tên lửa V1 và V2. Hai loại tên lửa này đã khiến nước Anh bị thương vong và tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, những đột phá trong việc chế tạo vũ khí của Hitler đã ra đời quá muộn, không thể giúp quân đội của Hitler đảo ngược tình thế.
Theo tài liệu mới công bố, Mỹ bắt giữ Kammler và mang hắn về nước để Kammler đóng góp tài năng của mình vào các chương trình không gian và quân sự của nước này.
Không những thế, Kammler còn tham gia vào quá trình xây dựng các trại tử thần, bao gồm cả việc thiết kế các lò hỏa thiêu tại trại tập trung Auschwitz - nơi thiêu hủy thi thể của khoảng 1,2 triệu người bị sát ở Ba Lan.
Theo một số cuốn sách lịch sử, một ngày sau khi Đức quốc xã đầu hàng Quân Đồng minh vào ngày 9/5/1945, Kammler đã tự bắn vào mình hoặc uống thuốc độc tự sát ở thành phố Stettin, Đức (bây giờ là Szcecin ở Ba Lan). Tuy nhiên, thi thể của hắn không bao giờ được tìm thấy.
Theo Kiến Thức
Người hầu Hitler tiết lộ thói quen ăn đêm và ngủ ngày của trùm phát xít Ăn bánh vào đêm khuya và ngủ cho tới tận 2 giờ chiều là những thói quen của Adolf Hitler, được một trong những người hầu còn sống của trùm phát xít tiết lộ mới đây. Biệt thự của Hitler tại Berghof tại vùng núi Bavaria, đông nam nước Đức. Những quy định gắt gao Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên về quãng...