Nghệ sĩ ranh ma ‘lấy tiền chạy trốn’ phải ra tòa
Một nghệ sĩ Đan Mạch đã bỏ túi số tiền lớn mà người này được 1 bảo tàng cho mượn để làm chất liệu sáng tác, và cuối cùng nộp sản phẩm là các khung tranh trống với tựa đề “Lấy tiền chạy trốn”.
Hiện nghệ sĩ này đã bị tòa án yêu cầu hoàn trả toàn bộ số tiền được cho mượn để hoàn thiện bức tranh.
Cụ thể, vào năm 2021, ông Jens Haaning, nghệ sĩ ý tưởng chuyên tập trung vào quyền lực và sự bất bình đẳng, đã được Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Kunsten ở Aalborg (Đan Mạch) ủy quyền để tái tạo 2 tác phẩm của chính ông thực hiện nhiều năm trước đó, theo đài ABC News.
Khung tranh trống được trưng bày tại bảo tàng. Ảnh AFP
Trong tác phẩm “Thu nhập trung bình hàng năm của Đan Mạch” được trưng bày năm 2007, ông Haaning đã đính rất nhiều tờ tiền krone lên khung tranh để minh hoạ mức thu nhập trung bình của người dân nước ông.
Video đang HOT
Đến năm 2011, nghệ sĩ này tiếp tục công bố một bức tranh mới với ý tưởng tương tự, trong đó sử dụng đồng euro để diễn tả thu nhập của người Áo.
Để tái hiện 2 tác phẩm này, ông đã được bảo tàng đã cung cấp khoảng 532.000 krone (1,86 tỉ đồng) từ quỹ dự trữ. Bên cạnh đó, người nghệ sĩ cũng được trả thêm 40.000 krone tiền công.
Tuy nhiên, khi nhân viên mở các tác phẩm được ông gửi đến, họ chỉ thấy 2 khung trống có tựa đề “Lấy tiền chạy trốn”.
Bảo tàng đã trưng bày 2 tác phẩm mới, song ngay sau đó đã kiện ông Haaning vì ông từ chối trả lại tiền.
Ông Lasse Andersson, Giám đốc Bảo tàng Kunsten, nói với tờ The Guardian: “Chúng tôi không phải là một bảo tàng giàu có. Chúng tôi dùng tiền phải suy tính cẩn thận và sẽ không chi nhiều hơn mức có thể chi trả”.
Sau khi bị kiện, ông Haaning nói với đài phát thanh Đan Mạch rằng: “Việc là tôi đã lấy tiền của họ. Đó không phải là trộm cắp. Đó là vi phạm hợp đồng và vi phạm hợp đồng là một phần của công việc”.
Dù yêu cầu trả lại tiền cho bảo tàng, toà án cho biết nghệ sĩ này vẫn phải được trả công hoàn thành tác phẩm.
Vienna duy trì vị trí đứng đầu trong Top 10 thành phố đáng sống nhất thế giới
Theo báo cáo cập nhật về chỉ số đáng sống toàn cầu 2023 do tạp chí The Economist công bố hàng năm, thành phố Vienna (Áo) vẫn giữ vị trí là thành phố đáng sống nhất thế giới.
Người dân dạo chơi tại công viên Prater ở Vienna, Áo. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ đô nước Áo nằm trong bảng xếp hạng trong 10 cuộc khảo sát, với 8 lần đứng ở vị trí số một. Thành phố này bị bật ra khỏi danh sách một lần duy nhất do đại dịch COVID-19, khi nhiều bảo tàng và nhà hàng phải đóng cửa. Vienna tiếp tục là địa điểm ổn định, có cơ sở hạ tầng tốt, các dịch vụ y tế và giáo dục mạnh cùng với sự đa dạng về văn hóa và giải trí. Điểm yếu duy nhất là thiếu các sự kiện thể thao lớn.
Copenhagen, Đan Mạch xếp ở vị trí thứ hai năm thứ hai liên tiếp. Đan Mạch luôn được xếp hạng là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới và điều này được phản ảnh trong điểm số cho mỗi hạng mục. Thành phố Copenhagen tiếp tục có điểm số cao, trong đó nhận được điểm tuyệt đối 100 cho giáo dục, cơ sở hạ tầng và sự ổn định.
Đứng ở vị trí thứ ba là thành phố Melbourne, Australia. Vị trí của thành phố này trong bảng xếp hạng chịu sức ép lớn trong nhiều khía cạnh do đại dịch. Một số đợt bùng phát dịch đe dọa gây quá tải đối với hệ thống y tế của thành phố, nhưng yếu tố này đã nhận được điểm số tuyệt đối là 100 giúp Melbourne trở lại Top 10 thành phố dẫn đầu.
Sydney, Australia là thành phố đứng ở vị trí thứ 4. Đại dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến các thành phố của Australia như Sydney, nhưng việc nới lỏng các hạn chế đã giúp các thành phố này thay thế các thành phố của châu Âu trong Top 10. Cũng như hệ thống y tế, hệ thống giáo dục và cơ sở hạ tầng của Sydney đã nhận được điểm số 100.
Tiếp tục đứng ở vị trí thứ 5 là thành phố Vancouver, Canada, với điểm số về sự ổn định tăng so với năm 2022 sau khi các cuộc biểu tình chống vaccine đã kéo điểm số này xuống.
Thành phố Zurich lớn nhất của Thụy Sỹ tụt ba bậc so với năm ngoái, xuống vị trí thứ 6. Dù nằm trong Top 10, thành phố này được đánh giá là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới nếu sống và làm việc tại đây, theo khảo sát về chi phí sinh hoạt năm 2022 của Mercer.
Calgary, Canada đã tụt từ vị trí thứ 3 vào năm ngoái xuống vị trí thứ 7 trong năm nay. Châu Âu không phải là châu lục duy nhất có các thành phố bị tụt hạng. Trong khi Mỹ không có thành phố nào nằm trong Top 10, các thành phố của Canada thường có vị trí cao. Tuy nhiên, năm 2023, các thành phố như Calgary cũng tụt hạng. Điểm số về văn hóa và môi trường giảm mạnh nhất, kéo điểm số chung xuống, dù điểm số về sự ổn định, cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế tăng.
Tiếp tục xu hướng tụt hạng của các thành phố ở châu Âu, Geneva, Thụy Sỹ vẫn nằm trong Top 10 trong năm nay, nhưng đã tụt hạng từ vị trí thứ 6 xuống vị trí thứ 7, dù điểm số về giáo dục tăng. Thành phố này là một trong những thành phố đáng sống nhất, nhưng cũng là một trong những thành phố đắt đỏ nhất.
Thành phố Toronto, Canada tụt một bậc từ ví trí thứ 8 xuống vị trí thứ 9, dù điểm số về sự ổn định tăng sau khi các cuộc biểu tình phản đối vaccine gây ra sự sụt giảm trong năm ngoái.
Nằm trong Top 10 còn có Osaka, Nhật Bản. Osaka, thành phố đông dân thứ ba của Nhật Bản và là thành phố đa văn hóa nhất của nước này, là một trong những thành phố được hưởng lợi từ việc tăng điểm số về văn hóa và môi trường khi dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch.
Thành phố Auckland đông dân nhất của New Zealand là thành phố thăng hạng mạnh, từ vị trí thứ 25 lên vị trí thứ 10.
Làn sóng bài Hồi giáo âm ỉ ở châu Âu Việc Pháp cấm mặc trang phục abaya tại các trường học kéo dài cuộc tranh luận về tư tưởng chống Hồi giáo ở các xã hội châu Âu, sau các vụ đốt kinh Koran. Bộ trưởng Giáo dục Pháp Gabriel Attal ngày 27.8 cho biết nước này sẽ cấm học sinh mặc abaya, loại váy rộng, dài tới gót chân mà phụ nữ...