Hàng nghìn cổ vật ‘bốc hơi’, giám đốc bảo tàng Anh từ chức
Giám đốc Bảo tàng Anh thông báo sẽ từ chức sau khi thừa nhận những thất bại trong cuộc điều tra về hành vi trộm cắp hiện vật từ các bộ sưu tập, theo hãng tin Reuters.
Cụ thể, ông Hartwig Fischer, nhà sử học nghệ thuật người Đức, người đã đứng đầu Bảo tàng Anh từ năm 2016, cho biết lẽ ra có thể có phản ứng tốt hơn trước những cảnh báo rằng 1 nhân viên có thể đã ăn trộm đồ.
“Rõ ràng là Bảo tàng Anh đã không phản hồi một cách toàn diện như đáng lẽ phải có”, ông Fischer nói trong thông báo ngày 25.8.
Bên ngoài bảo tàng Anh ở thủ đô London. Ảnh REUTERS
Tờ The Guardian dẫn lời ông Fischer nói rằng bảo tàng đã không phản hồi đúng mức trước các cảnh báo về nghi ngờ trộm hàng nghìn cổ vật vào năm 2021. Ông nói thêm rằng: “Trách nhiệm về thất bại đó cuối cùng phải thuộc về lãnh đạo”.
Bảo tàng Anh ban đầu cho biết đơn xin từ chức của ông Fischer “có hiệu lực ngay lập tức”, nhưng sau đó nói rằng ông sẽ đảm nhiệm chức vụ cho đến khi tìm được nhà lãnh đạo lâm thời.
Bảo tàng Anh, điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở London, tuần trước đã sa thải 1 nhân viên sau khi phát hiện một số món trang sức bằng vàng và đá quý có niên đại từ thế kỷ 15 trước Công nguyên đến thế kỷ 19 bị đánh cắp.
Cảnh sát Anh cho hay họ đã thẩm vấn nhưng không buộc tội nghi phạm đánh cắp các món đồ quý giá.
Cuối ngày 25.8, có thông báo rằng phó giám đốc bảo tàng, ông Jonathan Williams, đã tự nguyện rút khỏi một số công việc hiện tại, cho đến khi cuộc đánh giá độc lập về các vụ nghi ngờ trộm cắp kết thúc.
Giáo sư Dan Hicks, chuyên gia khảo cổ học thế giới thuộc Bảo tàng Pitt Rivers của Đại học Oxford (Anh) nói rằng thất bại trong việc điều tra đặt ra các câu hỏi cho toàn bộ đội ngũ lãnh đạo cấp cao và những người được ủy thác của bảo tàng.
Chuyên gia Gradel ước tính có tới 2.000 món đồ có thể đã bị đánh cắp, bao gồm gần như toàn bộ bộ sưu tập đá quý chưa được đăng ký.
Băng tan chảy làm lộ ra thi thể của nhà leo núi mất tích gần 40 năm trước
Sông băng Theodul gần núi Matterhorn, Thụy Sĩ, tan chảy, làm lộ ra thi thể của nhà leo núi người Đức được cho là đã mất tích từ năm 1986.
Thi thể của một nhà leo núi cùng vài vật dụng đi kèm bất ngờ được tìm thấy ở khu vực sông băng Theodul gần núi Matterhorn, Thụy Sĩ. Thời gian gần đây, do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu dẫn tới sự tan chảy của các sông băng, làm lộ ra thi thể của người mất tích được cho là "biến mất không dấu vết" đã lâu.
Sau khi những người leo núi đi bộ dọc theo sông Theodul phát hiện ra, họ đã báo lại với cảnh sát khu vực.
Một vài món đồ cá nhân trong đó có chiếc giày chuyên dụng được cho là của nạn nhân lộ diện trên mặt băng (Ảnh: News).
"Từ kết quả phân tích pháp y tại bệnh viện Valais cho phép các chuyên gia liên kết với vụ mất tích xảy ra năm 1986. Danh tính của nạn nhân được xác nhận là một người leo núi người nước ngoài, bị mất tích khi tới khu vực này", đại diện cảnh sát địa phương cho biết.
Vào tháng 9/1986, một nhà leo núi người Đức 38 tuổi (thời điểm đó), được thông báo mất tích sau khi không trở về sau chuyến leo núi.
Ngoài ra, phía cảnh sát còn công bố bức ảnh tại hiện trường, gồm chiếc giày chuyên dụng dùng để đi bộ đường dài có dây buộc màu đỏ nhô ra khỏi tuyết, cùng một vài đồ vật cá nhân được cho là của nạn nhân. Tuy nhiên danh tính cụ thể của nạn nhân cũng như lý do tử vong không được tiết lộ.
Các sông băng trên dãy Alps ở châu Âu đang tan chảy nhanh do biến đổi khí hậu (Ảnh: RTE).
"Sông băng tan chảy làm lộ ra những chi tiết, qua đó sáng tỏ nhiều vụ việc liên quan tới các nhà leo núi bị mất tích từ vài thập kỷ trước", đại diện cảnh sát cho biết thêm.
Theo các chuyên gia, năm 2022, các sông băng ở Thụy Sĩ đã ghi nhận tốc độ tan chảy "tồi tệ nhất" trong vòng một thế kỷ trở lại đây. Chúng mất 6% khối lượng còn lại - gần gấp đôi kỷ lục trước đó vào năm 2003.
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề được thế giới quan tâm nhất ở thời điểm hiện tại. Mới đây, các chuyên gia cho biết, tháng 7/2023 đang trên đà trở thành "tháng nóng nhất hành tinh trong vòng 120.000 năm trở lại đây".
Băng tan chảy làm lộ ra thi thể của nhà leo núi mất tích gần 40 năm trước (Video: Nguồn Reuters).
"Sông băng tan chảy do biến đổi khí hậu sẽ làm lộ ra nhiều thứ từng bị chôn vùi dưới lớp băng tuyết. Hiện tất cả các sông băng trên dãy Alps ở châu Âu đều trong tình trạng tan chảy rất nhanh", chuyên gia Lindsey Nicholson, nhà nghiên cứu về sông băng tại Đại học Innsbruck, Áo, cho biết.
Năm 2015, thi thể của hai nhà leo núi trẻ tuổi người Nhật Bản bị mất tích trên núi Matterhorn (Thụy Sĩ) trong trận bão tuyết xảy ra năm 1970, cũng được tìm thấy. Danh tính của họ được xác nhận thông qua xét nghiệm ADN của người thân.
Áo và Hy Lạp đàm phán về việc trả lại các tác phẩm đá cẩm thạch của đền Parthenon Một viện bảo tàng ở Vienna đang trong quá trình đàm phán nhằm cho Hy Lạp mượn lại hai tác phẩm bằng đá cẩm thạch của đền Parthenon. Ngoại trưởng Áo cho biết đây là một diễn biến tích cực mà người đồng cấp Hy Lạp của ông hy vọng sẽ giúp ích trong các cuộc đàm phán với Anh trong tương lai...