Anh khuyến cáo công dân thận trọng khi du lịch Thụy Điển
Theo khuyến cáo từ chính phủ Anh, các cuộc tấn công khủng bố có thể diễn ra ở Thụy Điển, kể cả tại những nơi người nước ngoài thường lui tới.
Khuyến cáo du lịch do chính phủ Anh công bố đã cảnh báo rằng “những kẻ khủng bố khả năng cao sẽ thực hiện các cuộc tấn công ở Thụy Điển” và bạo lực “có thể diễn ra bừa bãi, kể cả ở những nơi người nước ngoài thường lui tới”, theo trang The Local.
Theo thông báo được Bộ Ngoại giao đăng trên trang web Gov UK của chính phủ Anh ngày 13.8, các nhà chức trách ở Thụy Điển đã ngăn chặn thành công một số cuộc tấn công theo kế hoạch và thực hiện một số vụ bắt giữ.
Người biểu tình tập trung bên ngoài Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad (Iraq) ngày 30.6 để phản đối việc đốt kinh Koran ở Stockholm. ẢNH AFP
Dù vậy, những căng thẳng đang diễn ra tại Thụy Điển liên quan các vụ đốt kinh Koran gần đây cũng có thể khiến khả năng xảy ra tấn công khủng bố tăng cao.
Chính phủ Thụy Điển cho biết họ không có kế hoạch sử luật chống tội phạm do thù hận để thêm lệnh cấm đốt hoặc xúc phạm kinh Koran của người Hồi giáo.
Vì sao Thụy Điển và Đan Mạch lâm vào khủng hoảng kinh Koran?
Theo đánh giá của cảnh sát Thụy Điển, mức độ đe dọa khủng bố ở nước này hiện ở mức 3, tương đương “mối đe dọa cao”. Điều này đồng nghĩa một cuộc tấn công có thể xảy ra.
Khuyến cáo của chính phủ Anh cũng bao gồm thông tin về các rủi ro tội phạm tổng quát hơn ở Thụy Điển, trong đó có vấn nạn móc túi, vốn đang diễn ra ở khắp các thành phố du lịch ở châu Âu.
Sự thay đổi trong khuyến cáo của Bộ Ngoại giao Anh diễn ra sau một động thái tương tự từ Đại sứ quán Mỹ vài tháng trước đó.
“Công dân Mỹ nên thận trọng khi đến các địa điểm công cộng có đông người lui tới. Các địa điểm tụ tập như nơi thờ cúng có thể là mục tiêu. Vui lòng thận trọng khi ở trong và xung quanh, tất cả các cơ sở ngoại giao. Báo cáo hoạt động đáng ngờ cho cơ quan liên quan chính quyền”, thông báo viết.
Liên hợp quốc và EU lên án vụ đốt kinh Koran
Ngày 1/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã lên án vụ một người tị nạn Iraq ở Thụy Điển đốt bản sao của kinh Koran, đồng thời nhấn mạnh phải có biện pháp ngăn chặn hiện tượng bài Hồi giáo.
Cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình bên ngoài đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad một ngày sau khi một người đàn ông xé và đốt một bản sao của kinh Koran bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo ở Stockholm (Thụy Điển), ngày 29/6/2023. Ảnh: Reuters
Trong cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng Iraq Fuad Hussein, ông Guterres khẳng định sự cần thiết phải tôn trọng cộng đồng người Hồi giáo. Ông cho biết LHQ đang theo dõi sát sao vụ đốt kinh Koran ở Thụy Điển cũng như các phản ứng liên quan ở Iraq và thế giới Hồi giáo.
Về phần mình, Phó Thủ tướng Iraq cho rằng hành vi đốt kinh Koran sẽ làm gia tăng hiện tượng bài Hồi giáo, hệ tư tưởng cực đoan và khủng bố, gieo mầm cho những hành động thù hận và bạo lực trên thế giới.
Cùng ngày, Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS) cho biết Liên minh châu Âu (EU) lên án hành vi đốt kinh Koran ở Thụy Điển và kêu gọi tránh làm leo thang tình hình.
Trong một tuyên bố, EEAS khẳng định: "Cùng với Bộ Ngoại giao Thụy Điển, EU phản đối mạnh mẽ việc một cá nhân ở Thụy Điển đốt kinh Koran. Hành động này hoàn toàn không phản ánh quan điểm của EU. Giờ là lúc để sát cánh vì sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau và để ngăn chặn tình hình leo thang". Tuyên bố nhấn mạnh EU đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Baghdad, nơi hàng nghìn người Iraq phản ứng bằng cách tụ tập gần đại sứ quán Thụy Điển để phản đối việc đốt kinh Koran. EU kêu gọi bình tĩnh và lên án các cuộc tấn công vào các cơ quan đại diện ngoại giao.
Các tín đồ Hồi giáo và chính phủ nhiều nước có cộng đồng người Hồi giáo đã có những phản ứng mạnh sau khi xảy ra vụ Salwan Momika - một người tị nạn Iraq sống tại Thụy Điển, đốt bản sao kinh Koran trước đền thờ Hồi giáo lớn nhất ở thủ đô Stockholm hôm 28/6, đúng ngày đầu tiên diễn ra lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo.
Indonesia phản ứng với vụ đốt kinh Koran tại Thụy Điển Ngày 24/1, Bộ Ngoại giao Indonesia đã triệu Đại sứ Thụy Điển tại quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới này để phản đối vụ việc một nhà hoạt động cực hữu đốt kinh Koran ở Stockholm vào cuối tuần qua. Biểu tình bên ngoài sứ quán Thụy Điển ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, phản đối hành động...