Iraq bác tin đình chỉ giấy phép lao động của nhân viên Ericsson
Ngày 21/7, Cố vấn Đối ngoại của Thủ tướng Iraq, ông Farhad Alaadin, khẳng định chính phủ nước này không đình chỉ giấy phép lao động của nhân viên các công ty nước ngoài, trong đó có công ty viễn thông Thụy Điển Ericsson.
Người dân Iraq biểu tình phản đối hành động đốt Kinh Koran bên ngoài đại sứ quán Thuỵ Điển ở thủ đô Baghdad, ngày 30/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Alaadin nêu rõ: “Tất cả các thỏa thuận hợp đồng ký với Chính phủ Iraq sẽ được tôn trọng và không công ty nào bị đình chỉ giấy phép lao động của nhân viên, kể cả Ericsson”. Tuyên bố này được đưa ra sau khi truyền thông nhà nước Iraq đưa tin ngày 20/7, Chính phủ Iraq đã đình chỉ giấy phép lao động của nhân viên Ericsson tại Iraq và triệu Đại biện lâm thời tại Stockholm về nước để phản đối vụ đốt kinh Koran đã được lên kế hoạch ở Thụy Điển.
Những động thái trên diễn ra sau khi một nhóm người biểu tình ở Thụy Điển đã có hành động đá vào cuốn sách mà họ gọi là kinh Koran. Ban đầu, những người này còn định đốt quyển sách nhưng đã đổi ý vào phút cuối. Vụ việc này, cùng với vụ một người tị nạn Iraq đốt bản sao kinh Koran ngay trước đền thờ Hồi giáo lớn nhất ở Stockholm trong ngày đầu tiên của lễ Eid al-Adha hôm 28/6, đã khiến nhiều chính phủ và người dân các nước theo đạo Hồi tức giận.
Video đang HOT
Trong ngày 20/7, hàng trăm người ở Baghdad đã biểu tình và phóng hỏa trước Đại sứ quán Thụy Điển để phản đối những hành động báng bổ kinh Koran ở Stockholm.
Đại diện của Ericsson đã ra tuyên bố khẳng định các vụ việc xảy ra ở Thụy Điển liên quan đến hành động đốt kinh Koran không phản ánh quan điểm của Ericsson là tôn trọng các giá trị của Hồi giáo. Tuyên bố cũng nhấn mạnh hãng coi sự an toàn của nhân viên, đối tác và khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Iraq là một thị trường tương đối nhỏ đối với Ericsson xét về doanh thu.
Iraq trục xuất Đại sứ Thụy Điển
Iraq ngày 20/7 trục xuất Đại sứ Thụy Điển để phản đối một kế hoạch đốt kinh Koran ở Stockholm, sự việc khiến hàng trăm người biểu tình xông vào và đốt phá Đại sứ quán Thụy Điển ở thủ đô Iraq.
Người biểu tình đốt phá Đại sứ quán Thụy Điển tại Iraq. Ảnh Reuters.
Chính phủ Iraq trong tuyên bố đưa ra chiều 20/7 (giờ địa phương) nhấn mạnh thêm rằng Baghdad cũng đang triệu hồi các đại biện lâm thời của mình ở Thụy Điển.
Hãng thông tấn nhà nước của Iraq đưa tin nước này đã đình chỉ giấy phép làm việc của công ty Ericsson của Thụy Điển trên lãnh thổ Iraq. Ericsson là công ty viễn thông và mạng đa quốc gia có trụ sở tại Stockholm.
Quyết định được đưa ra vài giờ sau khi Iraq cảnh báo sẽ cắt quan hệ ngoại giao với Thụy Điển nếu các cuộc biểu tình đốt kinh Koran tiếp diễn ở Stockholm.
Hàng trăm người biểu tình tại Iraq đã trèo tường xông vào Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad rạng sáng 20/7 và phóng hỏa. Cuộc biểu tình diễn ra sau khi cảnh sát Thụy Điển cho phép tổ chức cuộc tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Iraq ở Stockholm vào 20/7, nơi những người tham gia dự định đốt kinh Koran cũng như quốc kỳ Iraq.
Theo Reuters, những người biểu tình ở Thụy Điển đã đá và làm hỏng một phần cuốn sách mà họ nói là kinh Koran bên ngoài Đại sứ quán Iraq ở Stockholm, nhưng không đốt như đã đe dọa
Liên hợp quốc và EU lên án vụ đốt kinh Koran Ngày 1/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã lên án vụ một người tị nạn Iraq ở Thụy Điển đốt bản sao của kinh Koran, đồng thời nhấn mạnh phải có biện pháp ngăn chặn hiện tượng bài Hồi giáo. Cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình bên ngoài đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad một...