Làn sóng bài Hồi giáo âm ỉ ở châu Âu
Việc Pháp cấm mặc trang phục abaya tại các trường học kéo dài cuộc tranh luận về tư tưởng chống Hồi giáo ở các xã hội châu Âu, sau các vụ đốt kinh Koran.
Bộ trưởng Giáo dục Pháp Gabriel Attal ngày 27.8 cho biết nước này sẽ cấm học sinh mặc abaya, loại váy rộng, dài tới gót chân mà phụ nữ Hồi giáo thường mặc, tại các trường công lập. Động thái diễn ra trong bối cảnh Thụy Điển và Đan Mạch đang chật vật giải quyết hậu quả sau hàng loạt vụ người biểu tình đốt kinh Koran, chọc giận các quốc gia mà phần lớn dân số theo đạo Hồi.
Một phụ nữ mặc abaya ở Paris (Pháp). Ảnh Reuters
Căng thẳng âm ỉ
“Việc mặc abaya ở các trường học sẽ không được cho phép nữa”, ông Attal nói với Đài TF1 của Pháp trong một cuộc phỏng vấn, đồng thời cho biết ông sẽ đưa ra “các quy định rõ ràng ở cấp quốc gia” cho các hiệu trưởng trước khi học sinh tựu trường vào ngày 4.9, theo AFP.
Tranh luận về việc mặc abaya ở các trường học tại Pháp, nơi từ lâu phụ nữ đã bị cấm đội khăn trùm đầu Hồi giáo, đã diễn ra suốt nhiều tháng qua. Các đảng cánh hữu và cực hữu thúc đẩy lệnh cấm trong khi phe cánh tả cho rằng việc này vi phạm các quyền tự do dân sự.
Trong khi đó, chính phủ Thụy Điển và Đan Mạch đã phải đối mặt với phản ứng mạnh mẽ từ thế giới Hồi giáo vì các vụ đốt kinh Koran. Ít nhất ba trong số vụ đốt kinh Koran ở Thụy Điển trong những tháng gần đây liên quan đến Salwan Momika, một người tị nạn đến từ Iraq có tư tưởng phản đối đạo Hồi. Cùng thời gian đó, nhóm cực hữu Danish Patriots đã tổ chức các cuộc biểu tình chống Hồi giáo ở Đan Mạch, cho biết họ muốn ngăn chặn tình trạng mà họ gọi là “Hồi giáo hóa” ở các xã hội Bắc Âu. Ít nhất 10 cuốn kinh Koran đã bị đốt ở Đan Mạch chỉ trong vòng một tuần hồi cuối tháng 7, đầu tháng 8.
Vì sao Thụy Điển và Đan Mạch lâm vào khủng hoảng kinh Koran?
Chính phủ Thụy Điển và Đan Mạch đã nhiều lần lên án hành vi xúc phạm nhưng cho biết họ bị hạn chế bởi luật về tự do ngôn luận. Song những lời giải thích như vậy không giúp xoa dịu sự giận dữ ở các nước Hồi giáo. Hồi tháng 7, hàng trăm người biểu tình đã xông vào Đại sứ quán Thụy Điển ở thủ đô Baghdad của Iraq để phản đối. Iraq cũng trục xuất đại sứ Thụy Điển và rút đại sứ Iraq ở Stockholm về nước.
Diễn biến “nguy hiểm”
Theo báo Daily Sabah, người Hồi giáo ước tính chiếm khoảng hơn 5% dân số châu Âu hiện nay và là cộng đồng tôn giáo lớn thứ hai ở châu lục này sau cộng đồng Cơ Đốc giáo. Căng thẳng liên quan Hồi giáo tại châu Âu đã gia tăng cùng với làn sóng nhập cư từ Trung Đông và càng thêm khoét sâu sau khi chiến sự Ukraine xảy ra. Nhiều chính phủ châu Âu đã bị chỉ trích là “tiêu chuẩn kép” trong việc đối xử với người tị nạn.
Một báo cáo được công bố hồi cuối tháng 6 tại Đức cho biết cứ hai người Đức sẽ có một người đồng tình với các phát ngôn chống Hồi giáo, và thái độ thù địch với người theo đạo Hồi đang lan rộng trong xã hội nước này, theo DW.
“Báo cáo này có thể chỉ nói riêng về người Hồi giáo ở Đức, nhưng câu chuyện gần như giống nhau trên khắp châu Âu”, Hãng tin Anadolu dẫn lời ông Abdul Hamid Al-Hamdi, người đứng đầu Trung tâm Văn minh Hamad bin Khalifa ở Copenhagen (Đan Mạch).
Theo ông, tình trạng phân biệt chủng tộc đã tăng cao hơn ở châu Âu, với sự nổi lên của các đảng cực hữu có cách tiếp cận chống Hồi giáo. Ông cảnh báo rằng diễn biến “nguy hiểm” này đe dọa đến tương lai “cùng chung sống” ở châu lục, đặc biệt là khi một tỷ lệ đáng kể người Hồi giáo đã trở thành công dân châu Âu sau khi có quốc tịch và hoàn thành nghĩa vụ của mình trước pháp luật.
Anh khuyến cáo công dân thận trọng khi du lịch Thụy Điển
Theo khuyến cáo từ chính phủ Anh, các cuộc tấn công khủng bố có thể diễn ra ở Thụy Điển, kể cả tại những nơi người nước ngoài thường lui tới.
Khuyến cáo du lịch do chính phủ Anh công bố đã cảnh báo rằng "những kẻ khủng bố khả năng cao sẽ thực hiện các cuộc tấn công ở Thụy Điển" và bạo lực "có thể diễn ra bừa bãi, kể cả ở những nơi người nước ngoài thường lui tới", theo trang The Local.
Theo thông báo được Bộ Ngoại giao đăng trên trang web Gov UK của chính phủ Anh ngày 13.8, các nhà chức trách ở Thụy Điển đã ngăn chặn thành công một số cuộc tấn công theo kế hoạch và thực hiện một số vụ bắt giữ.
Người biểu tình tập trung bên ngoài Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad (Iraq) ngày 30.6 để phản đối việc đốt kinh Koran ở Stockholm. ẢNH AFP
Dù vậy, những căng thẳng đang diễn ra tại Thụy Điển liên quan các vụ đốt kinh Koran gần đây cũng có thể khiến khả năng xảy ra tấn công khủng bố tăng cao.
Chính phủ Thụy Điển cho biết họ không có kế hoạch sử luật chống tội phạm do thù hận để thêm lệnh cấm đốt hoặc xúc phạm kinh Koran của người Hồi giáo.
Vì sao Thụy Điển và Đan Mạch lâm vào khủng hoảng kinh Koran?
Theo đánh giá của cảnh sát Thụy Điển, mức độ đe dọa khủng bố ở nước này hiện ở mức 3, tương đương "mối đe dọa cao". Điều này đồng nghĩa một cuộc tấn công có thể xảy ra.
Khuyến cáo của chính phủ Anh cũng bao gồm thông tin về các rủi ro tội phạm tổng quát hơn ở Thụy Điển, trong đó có vấn nạn móc túi, vốn đang diễn ra ở khắp các thành phố du lịch ở châu Âu.
Sự thay đổi trong khuyến cáo của Bộ Ngoại giao Anh diễn ra sau một động thái tương tự từ Đại sứ quán Mỹ vài tháng trước đó.
"Công dân Mỹ nên thận trọng khi đến các địa điểm công cộng có đông người lui tới. Các địa điểm tụ tập như nơi thờ cúng có thể là mục tiêu. Vui lòng thận trọng khi ở trong và xung quanh, tất cả các cơ sở ngoại giao. Báo cáo hoạt động đáng ngờ cho cơ quan liên quan chính quyền", thông báo viết.
Ngoại trưởng Đan Mạch bày tỏ xin lỗi về các vụ đốt kinh Koran Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, ngày 14/8, Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp Algeria đã bày tỏ "lấy làm tiếc và xin lỗi" về các vụ đốt kinh Koran xảy ra ở thủ đô Copenhagen. Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen tại một cuộc họp báo ở Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN...