Đan Mạch, Hà Lan đặt điều kiện khi tặng F-16 cho Ukraine
Phía Nga đã ra cảnh báo sau khi Đan Mạch và Hà Lan cam kết cung cấp hàng chục chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine có điều kiện.
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Jakob Ellemann-Jensen hôm qua (21.8) tuyên bố Ukraine chỉ có thể sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do Đan Mạch và Hà Lan tặng trên lãnh thổ của mình. “Chúng tôi tặng vũ khí với điều kiện chúng được sử dụng để đánh đuổi kẻ thù ra khỏi lãnh thổ Ukraine và chỉ có thế”, Bộ trưởng Ellemann-Jensen nhấn mạnh, theo Hãng thông tấn Ritzau.
Xem nhanh: Ngày 543 chiến dịch, Mỹ khuyên Ukraine phản công có trọng tâm; tác chiến điện tử thêm quan trọng
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Đan Mạch Vladimir Barbin cùng ngày lên án quyết định của Đan Mạch và Hà Lan về việc tặng F-16 cho Ukraine, cho rằng động thái này sẽ làm leo thang xung đột, theo Ritzau. “Bằng cách che giấu tiền đề rằng chính Ukraine phải xác định các điều kiện cho hòa bình, Đan Mạch tìm cách bằng hành động và lời nói của mình để khiến Ukraine không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục đối đầu quân sự với Nga”, ông Barbin cảnh báo.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen ngồi trong chiếc F-16 ở thị trấn Vojens (Đan Mạch) ngày 20.8. Ảnh AFP
Ukraine sẽ nhận hơn 60 chiếc F-16 ?
Đại sứ Barbin đưa ra cảnh báo như trên sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay ông đã nhận được cam kết từ Hà Lan và Đan Mạch cung cấp tổng cộng 61 chiếc F-16 khi ông thăm hai quốc gia này vào ngày 20.8. “Mark Rutte và tôi đã đồng ý về số lượng F-16 sẽ được cung cấp cho Ukraine sau khi huấn luyện các phi công và kỹ sư của chúng tôi. 42 chiếc và đây mới là khởi đầu”, Tổng thống Zelensky viết trên Telegram sau cuộc gặp với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, theo trang The Kyiv Independent.
Trong cuộc họp báo sau đó, Thủ tướng Rutte cho hay ông muốn việc huấn luyện sử dụng F-16 và việc bàn giao loại chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất này cho Ukraine diễn ra càng sớm càng tốt, nhưng không nêu rõ số lượng. Không quân Hà Lan hiện có tổng cộng 42 chiếc F-16, nhưng đang chuyển đổi sang máy bay chiến đấu tàng hình F-35.
Trong khi đó, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cùng ngày cam kết cung cấp 19 chiếc F-16 cho Ukraine, trong đó có 6 chiếc đầu tiên sẽ được chuyển giao vào cuối năm nay, theo The Kyiv Independent. Bà Frederiksen cho hay Ukraine sẽ nhận thêm 8 chiếc F-16 vào năm 2024 và 5 chiếc còn lại vào năm 2025.
Quân đội Nga “sẽ thích nghi”
Tổng thống Zelensky nhận được cam kết cung cấp F-16 từ Hà Lan và Đan Mạch sau nhiều tháng kêu gọi phương Tây gửi chiến đấu cơ tiên tiến cho không quân Ukraine để đối phó lực lượng Nga. Các quan chức Ukraine lập luận rằng F-16 sẽ mang lại lợi thế cho không quân nước này trước lực lượng không quân lớn hơn và tiên tiến hơn của Nga.
Chỉ huy Lực lượng không quân Mỹ tại châu Âu James Hecker cho rằng F-16 sẽ là một sự cải tiến cho không quân Ukraine, nhưng bất kỳ ai mong đợi F-16 sẽ đánh bại những hệ thống phòng không hàng đầu của Nga ngay khi tham chiến có thể sẽ thất vọng. Ông Hecker và các quan chức khác của Mỹ đã nói rằng F-16 sẽ có ít tác dụng đối với Ukraine ngay bây giờ, phần lớn là vì các loại vũ khí phòng không đã được cả hai bên triển khai rộng rãi, theo trang Business Insider.
Ngoài tên lửa chống radar, chiến đấu cơ Ukraine sử dụng bom dẫn đường do Mỹ sản xuất mà đã bị Nga đáp trả bằng thiết bị tác chiến điện tử. Trong khi F-16 sẽ cho phép Ukraine sử dụng những vũ khí đó tốt hơn, ông Hecker dự đoán quân đội Nga sẽ tiếp tục thích nghi và điều chỉnh cách đối phó.
Bộ Quốc phòng Nga hôm qua tuyên bố rằng vào sáng cùng ngày, lực lượng phòng không đã bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) của Ukraine ở quận Odintsovo thuộc tỉnh Moscow, ở phía tây nam thủ đô Moscow, theo Đài RT. Giới chức quân sự ghi nhận vụ việc không gây thương vong hay thiệt hại vật chất nào.
Vài giờ sau, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố một UAV khác cùng loại đã bị bắn hạ ở quận Istra của tỉnh Moscow. Tỉnh trưởng Andrey Vorobyev cho hay các mảnh vỡ rơi xuống quận Istra đã khiến 2 người bị thương và làm vỡ cửa sổ của 3 hộ gia đình.
Ứng viên tiềm năng cho ghế tổng thư ký NATO: Quý bà cứng rắn!
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen sẽ gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington vào đầu tuần tới trong bối cảnh có suy đoán bà có thể trở thành tổng thư ký NATO.
Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao cho biết bà Frederiksen, 45 tuổi, đã nổi lên như một ứng cử viên hàng đầu tiềm tàng thay thế Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ông Stoltenberg dự kiến từ chức vị trí lãnh đạo NATO vào tháng 9 năm nay.
Tuần trước, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stre ca ngợi bà Frederiksen: "Tôi có thể dành nhiều thời gian để nói những điều tốt đẹp về Mette Frederiksen. Bà ấy là một trong những lãnh đạo tài năng nhất của châu Âu và nhận được sự tôn trọng lớn từ khối".
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Ảnh: Bloomberg
Được nhận xét là "quý bà cứng rắn", bà Frederiksen là người ủng hộ Ukraine mạnh mẽ kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt hồi tháng 2 năm ngoái, đồng thời đã đến Ukraine 3 lần kể từ tháng 2-2022. Bà cũng là thủ tướng trẻ nhất từ trước đến nay của Đan Mạch khi nhậm chức vào năm 2019.
Khi các đường ống Nord Stream bị nổ ở vùng biển Đan Mạch hồi tháng 9 năm ngoái, bà Frederiksen phản ứng bằng cách thành lập liên minh hiếm hoi với lập luận rằng sự thống nhất chính trị là cần thiết vào thời điểm có nhiều thứ không chắc chắn trên toàn cầu.
Vào tháng 2 năm nay, bà Frederiksen nhất quyết loại bỏ một ngày lễ công cộng để dành ngân sách cho tăng chi tiêu quốc phòng.
Đan Mạch từ lâu bị chậm trễ trong chi tiêu quốc phòng và phải chịu áp lực nâng chi tiêu quân sự lên 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - mục tiêu chính đối với các quốc gia thành viên NATO. Vì vậy, điều này sẽ gây khó khăn cho bà Frederiksen nếu muốn trở thành ứng cử viên tổng thư ký NATO.
Tháng 12 năm ngoái, bà Frederiksen và chính phủ Đan Mạch chuyển kế hoạch đáp ứng mục tiêu của NATO sang năm 2030. Tuần trước, Đan Mạch công bố các khoản đầu tư lớn vào quốc phòng trong 10 năm tới và tăng viện trợ quân sự cho Ukraine. Theo chính phủ nước này, điều đó sẽ giúp tạm thời đạt được mục tiêu của NATO trong năm nay và năm tiếp theo.
Châu Âu nghi rò rỉ khí gas đường ống Dòng chảy phương Bắc là do phá hoại Ngày 27-9, thủ tướng Ba Lan và Đan Mạch lên tiếng nghi ngờ sự cố rò rỉ đột ngột, không rõ nguyên nhân tại hai đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và 2, dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu là do phá hoại. Hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 phần trên đất liền của...