Nghề nào ‘bùng nổ’, nghề nào tụt hậu?

Đó là băn khoăn chung của nhiều học sinh, phụ huynh khi dự Ngày hội tư vấn tuyển sinhhướng nghiệp diễn ra tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 11-4.

Nghề nào bùng nổ, nghề nào tụt hậu? - Hình 1

Khu vực tư vấn nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, y dược, khối trường nghề – Ảnh: NAM TRẦN

Ngày hội do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), Sở GD-ĐT TP Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.

Nay “hot”, mai có thể không còn!

Đặt câu hỏi nhưng cũng chia sẻ băn khoăn, một thí sinh cho biết nhiều bạn bè em đều quan tâm tới một số ngành “hot”. Bản thân em thấy không thích và cũng khó có thể thi đỗ những ngành đó, nhưng nếu em bỏ qua thì cảm thấy mình lạc lõng, tụt hậu.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – giám đốc Trung tâm khảo thí, phó trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội – cho rằng những ngành nghề được coi là “hot” hấp dẫn thí sinh nhiều khi chỉ là cảm tính, không chuẩn xác.

Thầy Thảo khuyên thí sinh hãy nghĩ đến sở trường của mình, đến ngành, nghề mà mình thích để có lựa chọn chứ không nên bị ảnh hưởng bởi số đông một cách cảm tính. Vì khi chọn đúng nghề là sở trường các em sẽ dễ thành công hơn một ngành xa lạ chỉ để… không mang tiếng là tụt hậu.

TS Nguyễn Thanh Bình – trưởng phòng chính trị và công tác sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội – cũng cho rằng thí sinh chọn ngành học cảm tính theo số đông sẽ rất rủi ro.

Bởi ngành được coi là “hot” hôm nay có thể sẽ hết “hot” trong khoảng 4-5 năm tới khi thí sinh ra trường, nhất là trong bối cảnh có những tác động đến cơ cấu ngành nghề và thị trường nhân lực hiện nay.

TS Nguyễn Đào Tùng, phó giám đốc Học viện Tài chính, cảnh báo các học sinh quan tâm quá nhiều tới một số ngành được xem là “hot” nhưng lại không biết lĩnh vực ngành nghề nào sẽ “bùng nổ” trong một tương lai gần.

Ông Tùng đưa ra ví dụ là ngành quản trị du lịch – khách sạn là một ngành sẽ được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới và có tiềm năng lớn trong việc thu hút nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Trong số những nghề sẽ “bùng nổ”, ông Tùng cho rằng nghề đầu bếp cũng rất có tiềm năng.

Trong khi để trở thành một đầu bếp được săn đón với mức lương cao lại không nhất thiết phải học đại học mà có thể tìm kiếm ngành đào tạo ở khối trường cao đẳng, trường nghề – nơi có ưu thế trong việc dạy kỹ năng thực hành, gắn liền với nhu cầu việc làm trong xã hội.

PGS.TS Bùi Thành Nam – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội – cho biết có rất nhiều ngành cơ hội nhân lực sẽ lớn tương ứng với sự quan tâm nhiều hơn trong tương lai như ngành công tác xã hội, tâm lý, quản lý du lịch – khách sạn.

Đây cũng là những ngành thường có điểm chuẩn tương đối cao trong những năm gần đây.

Nghề nào bùng nổ, nghề nào tụt hậu? - Hình 2

Tại gian tư vấn Trường Sĩ quan chính trị, nhiều thí sinh đặt câu hỏi về các điểm ưu tiên xét tuyển vào trường nếu đi nghĩa vụ quân sự – Ảnh: MAI THƯƠNG

Học nghề hay học đại học?

Ông Hà Đức Ngọc – Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – cho biết ông đã khá quen khi ngồi ở các bàn tuyển sinh mà không nhận được câu hỏi bởi học sinh và phụ huynh vẫn có xu hướng chọn trường đại học.

“Tuy nhiên, tôi không tin các bạn trẻ không quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp bởi hiện nay số sinh viên đại học chỉ khoảng 10%, còn lại là dành cho các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.

Nếu các bạn có năng lực phù hợp với đại học hãy đi học đại học, còn lại hãy chọn học nghề, được thực hành nhiều, thời gian học ngắn, ra trường làm việc ngay.

Trên 90% người học tốt nghiệp các trường nghề ra trường có việc làm, rất nhiều trường 100% các em ra trường có việc. Trong lễ tốt nghiệp ở trường nghề luôn có các doanh nghiệp sẵn sàng ký hợp đồng với các em. Nhiều trường nghề hợp tác với nước ngoài, các bạn có thể vừa đi học vừa làm nghề và hưởng lương” – ông Hà Đức Ngọc chia sẻ.

Trường cao đẳng Cơ điện Hà Nội gần đây gây chú ý với thí sinh khi sinh viên trường đoạt huy chương vàng kỹ năng nghề cơ điện tử châu Á – Thái Bình Dương.

Video đang HOT

TS Đồng Văn Ngọc, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Hiện cả nước có gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 400 trường cao đẳng, nhưng chỉ có 40 trường chất lượng cao. Các em quan tâm đến ngành, đến trường nào phải tìm hiểu kỹ trước khi thi vào.

Ngành cơ điện tử của trường chỉ cần đầu vào là điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm toán, lý, hóa, lấy 200 chỉ tiêu năm 2021. Nếu học song hành với chương trình trường cộng tác với Vinfast thì sau khi ra trường các em sẽ được vào công ty này làm việc. Điểm trung bình đầu vào năm 2020 của cơ điện tử khoảng 20,3 điểm”.

Một điều mà thầy Ngọc cũng muốn nhấn mạnh với các bạn học sinh là ở môi trường đào tạo nghề nghiệp, người học không chỉ được dạy kiến thức chuyên ngành mà còn được bổ sung nhiều kỹ năng mềm, thậm chí là tác phong làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, công nghiệp hóa.

Những kỹ năng mềm đó mới là “thế mạnh” để các bạn trẻ có cơ hội công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, dễ dàng hơn khi muốn “nhảy việc”.

Nghề nào bùng nổ, nghề nào tụt hậu? - Hình 3

Khoảng 15.000 học sinh, phụ huynh ở Hà Nội và các tỉnh lân cận tham dự ngày hội. Ngoài việc được tư vấn ở hai sân khấu chính (nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, y dược, khối trường nghề và nhóm ngành kinh tế, báo chí, khoa học xã hội – nhân văn, ngoại ngữ – quân đội), phụ huynh và học sinh cũng đã có cơ hội tiếp cận, đặt câu hỏi trực tiếp tại gần 170 gian tư vấn của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước – Ảnh: NAM TRẦN

Giúp học sinh có lựa chọn đúng đắn

Nghề nào bùng nổ, nghề nào tụt hậu? - Hình 4

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu khai mạc ngày hội – Ảnh: NAM TRẦN

Phát biểu tại lễ khai mạc ngày hội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết Bộ GD-ĐT đanh gia cao va trân trong cam ơn nhưng sang kiên, đong gop cua bao Tuôi Trẻ cho công tac tuyên sinh – hương nghiêp cua nganh giáo dục – đào tạo trong 19 năm qua.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn khẳng định Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ tô chưc se gop phân giup học sinh có đầy đủ thông tin, vươt qua nhưng trơ ngai đâu tiên, lưa chon cho minh môt ngành đào tạo và ngôi trương phu hơp nhât.

“Tôi mong muôn cac em vơi sư giup đơ cua cac chuyên gia tư vân se xac đinh đung năng lưc, sơ thich va điêu kiên thưc tê cua ban thân đê chon cho minh môt ngôi trương và ngành đào tạo phu hơp nhât. Tôi mong muôn cac bâc phu huynh hay cung con em minh tham gia các chương trình tư vân đê đông hanh cung cac em, cung cô niêm tin, giup cac em co sư lưa chon đung đắn” – Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Xếp ưu tiên sẽ như thế nào?

Liên quan tới “xếp ưu tiên nguyện vọng” khi đăng ký xét tuyển, PGS.TS Bùi Đức Triệu, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, tư vấn: cùng một ngành nhưng có nhiều trường cùng đào tạo, thí sinh có thể đăng ký theo thứ tự ưu tiên trường nào thích hơn thì xếp trước.

Nói cụ thể về điều này, PGS.TS Vũ Thị Hiền, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, lấy ví dụ nhiều trường có các ngành đào tạo liên quan tới kinh tế và ngoại ngữ thì thí sinh nên xác định mình muốn chọn gốc kinh tế hay gốc ngôn ngữ trong các ngành này. Gốc là gì thì từ đó chọn trường phù hợp, có thế mạnh về gốc đó.

Cô Hiền cũng cho biết cùng một ngành đào tạo nhưng mỗi trường sẽ hướng đến một “phân khúc” khác nhau. Vì thế thí sinh cần phải tìm hiểu kỹ để lựa chọn chính xác.

Dắt con tìm trường học

Nghề nào bùng nổ, nghề nào tụt hậu? - Hình 5

Ông Hồ Đình Lê tìm trường đào tạo công nghệ thông tin để hướng nghiệp cho con trai – Ảnh: VŨ TUẤN

Khó khăn lắm ông Khoát mới kéo tay cậu con trai qua được đám đông nghe tư vấn hướng nghiệp trong khuôn viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Nhà ông ở Lục Nam (Bắc Giang), đi hai chặng xe buýt mới đến được với ngày hội.

Tuấn Khôi, con trai ông Khoát, đã quyết định đăng ký nguyện vọng vào Trường Sĩ quan thông tin ở Nha Trang (Khánh Hòa) nhưng muốn tìm hiểu thêm về các trường có đào tạo ngành công nghệ thông tin tại Hà Nội.

Đi cả buổi sáng, chen chúc giữa cả vạn người để có được thông tin tuyển sinh, ông Khoát vẫn vui: “Mình ở nhà làm nông thôi, chân lấm tay bùn mãi, chỉ mong con cái được học hành đến nơi đến chốn nên vất vả chút không sao. Miễn là cháu nó chọn được trường phù hợp”.

Tuấn Khôi mê công nghệ nhưng lại muốn học ở một trường quân đội để cha mẹ đỡ gánh nặng kinh tế. Học xong ra trường cũng “chắc cú” có việc làm, lương quân nhân cũng cao. Tuy nhiên, Khôi phải đăng ký thêm trường khác để nhỡ không đỗ trường quân đội thì vẫn có thêm lựa chọn.

Đã quá trưa, cậu học sinh gầy gò khoác balô theo cha đi tìm quán cơm bụi. Đôi dép nhựa của ông Khoát quệt xuống vỉa hè Hà Nội từng bước dài, mạnh mẽ. Ông đầy tự tin về tương lai của cậu con trai đang bước đi bên cạnh.

Khuôn viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chật kín người trong ngày chủ nhật. Không chỉ có học sinh ở các khu vực Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… mà cả các tỉnh xa hơn như Hải Dương, Bắc Giang cũng về dự ngày hội tư vấn hướng nghiệp.

Đến quá trưa, thầy cô mệt lả nhưng vẫn còn nhiều người chờ được giải đáp thắc mắc. Họ uống vội ly nước rồi lại tiếp tục trả lời học sinh, trong số này nhiều em đón xe đi vài chục cây số để được nghe thông tin về trường.

Chị Vũ Thị Diệu Anh, ở Kẻ Sặt, huyện Bình Giang (Hải Dương) thuê ôtô đưa con gái và bốn đứa bạn lên Hà Nội. “Chúng nó đọc tin trên mạng, biết có sự kiện này là rủ nhau đi. Tối hôm qua, tôi mới thuê xe đưa chúng đi cho đỡ vất vả” – chị Diệu Anh nói.

Chị Anh cho hay nhờ có Internet, thông tin nhiều nhưng việc chọn nghề, chọn trường vẫn cần phải được tìm hiểu, tư vấn kỹ càng. Chị để con mình tự chọn ngành đúng sở thích nhưng cân nhắc nguyện vọng để được học ở trường phù hợp nhất.

Mái tóc hoa râm của ông Hồ Đình Lê (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) nổi bật giữa hàng vạn mái đầu xanh trong khuôn viên Trường Bách khoa.

Đến đâu ông Lê cũng đọc kỹ thông tin, ghi chép tỉ mỉ rồi đưa cho cậu con trai. Nam – con trai ông, mới học lớp 11 – được cha dẫn đi để định hướng nghề nghiệp sớm.

Nam khá thông minh nhưng sao nhãng việc học hành vì mê game. Trong khi các bạn của cậu đã “nhắm” đến từng trường từ năm học trước thì Nam vẫn bình chân như vại.

“Mê game không phải hoàn toàn có hại – ông Lê bộc bạch – Tôi cũng không ép con mình, không chọn nghề thay con nhưng tôi thấy được tố chất của con trong các môn liên quan đến công nghệ thông tin.

Tôi muốn cháu đến đây tìm hiểu về các trường có đào tạo công nghệ, tôi muốn cháu hiểu được mình cần phải làm gì, học môn gì… để vừa có đam mê, vừa có nghề nghiệp”.

VŨ TUẤN

Gần 120.000 lượt học sinh, phụ huynh được tư vấn

Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tại Hà Nội đã khép lại chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2021 của báo Tuổi Trẻ.

Chương trình năm nay đã diễn ra tại 18 địa phương, gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột và Buôn Hồ), Kiên Giang (Châu Thành và Giồng Riềng), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng, Tiền Giang và ba ngày hội tư vấn tại TP.HCM, Cần Thơ và Hà Nội.

Chương trình đã làm cầu nối giữa hàng trăm trường ĐH, CĐ, trung cấp với các học sinh lớp 12 trước mùa thi và tuyển sinh năm nay.

Tại mỗi chương trình, ngoài khu vực tư vấn của ban tổ chức còn có hàng chục gian tư vấn của các trường ĐH, CĐ, trung cấp, trường nghề… đã cung cấp thông tin cụ thể, trực tiếp cho phụ huynh, học sinh về ngành nghề, chương trình đào tạo, việc làm, học bổng cũng như chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên theo học tại trường.

Tổng cộng đã có gần 120.000 lượt học sinh và phụ huynh được tư vấn, tiếp nhận thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ cũng như hướng nghiệp sau bậc THPT.

Do ảnh hưởng dịch COVID-19, ban tổ chức phải nhiều lần thay đổi kế hoạch, nhưng chương trình năm nay đã nhận được sự phối hợp và hỗ trợ của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, các cơ quan chuyên môn của Bộ GD-ĐT, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH); UBND, sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố; các tỉnh, thành đoàn nơi chương trình diễn ra; lãnh đạo các ĐH quốc gia, ĐH vùng và các trường ĐH, CĐ, trung cấp trên cả nước.

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ, ban tổ chức Chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2021 chân thành cảm ơn Bộ GD-ĐT, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã phối hợp tổ chức, ủng hộ về mọi mặt cho sự thành công của chương trình; đồng thời trân trọng cảm ơn nhà tài trợ – Tập đoàn Vingroup – đơn vị đồng hành đã chung tay cùng báo Tuổi Trẻ tổ chức thành công chương trình năm nay và nhiều năm trước.

Đặc biệt, báo Tuổi Trẻ xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến các thầy cô tham gia ban tư vấn là các chuyên gia của Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, các ĐH, trường ĐH, CĐ trong cả nước.

Tại mỗi buổi tư vấn, các thầy cô đều rất nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của học sinh liên quan đến việc chọn ngành, chọn trường, chọn tổ hợp môn thi, cách xác định năng lực bản thân, kinh nghiệm làm bài thi, thông tin về cơ hội việc làm trong những năm tới…

Sẽ không thể có thành công chuỗi chương trình và các ngày hội tư vấn tuyển sinh nếu không có những thầy cô đã gắn bó với chương trình liên tục trong suốt 19 năm qua.

TRẦN HUỲNH

'Sắp thi cuối cấp mà vẫn... chơi chơi, tối nào cũng buồn ngủ'

Đây được xem là thời điểm 'chạy nước rút' đối với các học sinh lớp 12 để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 này.

Sắp thi cuối cấp mà vẫn... chơi chơi, tối nào cũng buồn ngủ - Hình 1

Với Đạt (trái), được theo học ngành mà mình cảm thấy có lợi thế mới thật sự thôi thúc quyết tâm - Ảnh: VT

12 năm ăn học được quyết định trong vài giờ thi khiến học sinh, thầy cô cho đến các bậc phụ huynh đều mang nặng tâm trạng lo toan bởi áp lực học tập căng thẳng.

Áp lực vì không xác định được sở trường, mong muốn của bản thân cùng nỗi ám ảnh thi trượt, ám ảnh từ những lời trách móc của cha mẹ, từ những kỳ vọng của người lớn..., không ít học sinh cuối cấp cũng đã tìm đến các ứng dụng tư vấn cộng đồng để tâm sự, giải tỏa tâm lý cũng như mong nhận được các lời khuyên.

Sắp thi cuối cấp mà vẫn... chơi chơi, tối nào cũng buồn ngủ - Hình 2

Một học sinh lớp 12 gửi tâm sự về dự án tư vấn - Ảnh: H.G chụp màn hình

Theo Hà Giang - quản trị viên kiêm tư vấn viên của một dự án tư vấn cho giới trẻ đang thu hút 40.000 lượt theo dõi, thời điểm này không những học sinh lớp 12 mà còn có cả học sinh lớp 10 cũng nhắn tin về dự án.

"Qua những tâm sự nhận được, tôi thấy đa phần áp lực đều đến từ việc các học sinh quá đặt nặng chuyện thi cử, hay đôi khi áp lực chỉ vì đến giờ nhưng vẫn không biết bản thân giỏi ngành nào, mong muốn học gì" - Hà Giang chia sẻ.

Sắp thi cuối cấp mà vẫn... chơi chơi, tối nào cũng buồn ngủ - Hình 3

Chưa xác định được thế mạnh của bản thân khiến nhiều học sinh lớp 12 gặp khó khăn trong việc nộp hồ sơ xét truyền ĐH - Ảnh: H.G chụp màn hình

Là một học sinh giỏi, thế nhưng việc sinh ra trong một gia đình với truyền thống hiếu học "dày cộm" khi cả ba anh chị đi trước đều đỗ ĐH với các ngành ngân hàng, luật và kinh tế khiến áp phải đỗ ĐH cứ "đè nặng" lấy Thúy Hiền (học sinh lớp 12, tỉnh Quảng Trị).

Năm nay, Hiền dự tính nộp hồ sơ vào các trường có đào tạo ngành y khoa, từ ý nguyện trở thành một bác sĩ giỏi. Hiền "ép mình" học đêm học ngày, học từ trường, đến lớp ôn cho tới những đêm sáng đèn đến 3h sáng mới giúp cô an tâm hơn cho kỳ thi sắp tới.

Gia đình không nói ra nhưng mình biết họ kỳ vọng vào mình rất nhiều. Mình cũng rất muốn được kế tục truyền thống này, nhưng không phải lúc nào những nỗ lực sẽ luôn được đền đáp một cách xứng đáng và chưa kể ngành y luôn là ngành có điểm đầu vào cao nhất nhì.

Thúy Hiền tâm sự

Bố mẹ kinh doanh tự do, từ bé đã được định hướng sẵn con đường nối nghiệp nhưng Võ Bá Đạt (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM) không đam mê các ngành kinh tế. Đạt nói bản thân sẽ có lợi thế hơn khi theo học các ngành xã hội. Ước mơ của cậu là trở thành một nhà tâm lý học.

Đạt tâm sự, chuyện xung đột với gia đình khi cậu quyết chọn ngành tâm lý học không quá căng thẳng, nhưng việc làm trái ý của mọi người phần nào gây áp lực.

Cách Đạt nỗ lực để chứng minh con đường đi của mình là đúng chính là việc hi sinh các thú vui vốn trước đó ngốn rất nhiều thời gian như chơi game, cà phê cùng bạn bè...

Nó buộc mình phải nỗ lực hơn nữa để chứng minh con đường đã chọn là đúng, không chỉ là 4 năm học tiếp theo mà còn cả sau này, ra trường và lập nghiệp.

Võ Bá Đạt tâm sự

Sắp thi cuối cấp mà vẫn... chơi chơi, tối nào cũng buồn ngủ - Hình 4

Một lần tụ tập, vui chơi hiếm hoi cùng bạn bè của Vương (thứ ba từ trái sang) trong mùa chạy nước rút - Ảnh: H.T

Phan Vân Vương (học sinh lớp 12 Trường THPT Trung Phú, huyện Củ Chi) dự tính nộp hồ sơ vào các trường có đào tạo ngành sư phạm tiểu học tại TP.HCM. Với Vương, việc đỗ vào ngành sư phạm trong kỳ thi tới như một món quà bất ngờ mà cậu muốn dành tặng cho bố mẹ (làm công nhân - PV).

"Vẫn biết rằng càng quá đặt nặng việc đỗ đạt thì càng áp lực, từ đó ảnh hưởng tới kết quả thi, nhưng mình không biết làm thế nào để thoát ra được điều đó" - Vương thở dài tâm sự.

Sắp thi cuối cấp mà vẫn... chơi chơi, tối nào cũng buồn ngủ - Hình 5

Từ áp lực chuyện học khiến các học sinh mất tập trung - Ảnh: H.G chụp màn hình

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ nữ sinh Vĩnh Long nghi lén nhận 1 tỷ bồi thường, dân chứng kiến kể điều lạ?Mẹ nữ sinh Vĩnh Long nghi lén nhận 1 tỷ bồi thường, dân chứng kiến kể điều lạ?
14:47:02 06/05/2025
Hé lộ nguyên nhân khiến chồng cũ ra tay sát hại dã man cô giáoHé lộ nguyên nhân khiến chồng cũ ra tay sát hại dã man cô giáo
15:59:37 06/05/2025
Khởi tố tài xế xe rác gây tai nạn khiến 4 người tử vongKhởi tố tài xế xe rác gây tai nạn khiến 4 người tử vong
14:32:20 06/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việcVụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc
13:03:05 06/05/2025
TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"
15:23:15 06/05/2025
Miu Lê mắng té tát thanh niên vô lễ với cựu chiến binh, câu chữ thấm từng tế bàoMiu Lê mắng té tát thanh niên vô lễ với cựu chiến binh, câu chữ thấm từng tế bào
16:00:58 06/05/2025
Clip hot: Song Hye Kyo bật khóc ở Baeksang 2025 vì 1 người, nhìn cái ôm biết ngay mối quan hệ cực đặc biệtClip hot: Song Hye Kyo bật khóc ở Baeksang 2025 vì 1 người, nhìn cái ôm biết ngay mối quan hệ cực đặc biệt
14:41:26 06/05/2025
Lê Hoàng Hiệp duy trì chuỗi bất bại, lộ quá khứ sơ mi trắng, fan girl 'lo lắng'?Lê Hoàng Hiệp duy trì chuỗi bất bại, lộ quá khứ sơ mi trắng, fan girl 'lo lắng'?
15:34:28 06/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Toàn bộ 133 hồng y bầu giáo hoàng mới tề tựu, Vatican cắt sóng điện thoại

Toàn bộ 133 hồng y bầu giáo hoàng mới tề tựu, Vatican cắt sóng điện thoại

Thế giới

18:20:28 06/05/2025
Một số hồng y đang tìm kiếm một giáo hoàng mới - người sẽ tiếp tục nỗ lực của Đức Francis hướng tới một Giáo hội minh bạch và rộng mở hơn. Tuy nhiên, nhiều hồng y khác hướng đến các giá trị truyền thống và coi trọng giáo lý.
Chu Thanh Huyền đưa mẹ chồng đi du lịch sang chảnh, thái độ của mẹ Quang Hải ra sao sau loạt drama của nàng dâu?

Chu Thanh Huyền đưa mẹ chồng đi du lịch sang chảnh, thái độ của mẹ Quang Hải ra sao sau loạt drama của nàng dâu?

Sao thể thao

18:13:46 06/05/2025
Chu Thanh Huyền và mẹ Quang Hải gây sốt với loạt ảnh riêng, chứng minh tình cảm mẹ chồng - nàng dâu vững vàng sau nhiều sóng gió.
Nhặt được túi xách chứa 90 triệu đồng của hành khách, phụ xe tảng lờ "không biết"

Nhặt được túi xách chứa 90 triệu đồng của hành khách, phụ xe tảng lờ "không biết"

Pháp luật

18:05:56 06/05/2025
Ngày 6/5, thông tin từ Sở Xây dựng Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã tiếp nhận đơn của một người dân đề nghị trích xuất dữ liệu camera hành trình của một xe khách để tìm lại tài sản bị mất là chiếc túi xách bên trong có chứa hơn 90 triệu đồng...
iPhone Pro kỷ niệm 20 năm sẽ có thiết kế đột phá chưa từng thấy

iPhone Pro kỷ niệm 20 năm sẽ có thiết kế đột phá chưa từng thấy

Đồ 2-tek

18:02:10 06/05/2025
Về độ mỏng, Apple dường như đang quay lại triết lý thiết kế siêu mỏng, bắt đầu từ iPhone 17 Air (2025), và phiên bản iPhone Pro 2027 sẽ tiếp tục xu hướng này, kết hợp giữa thiết kế mỏng và kính bao phủ chủ đạo.
MC Đại Nghĩa có biểu hiện bất thường, đồng nghiệp không dám hỏi han trước 1 ngày mẹ qua đời

MC Đại Nghĩa có biểu hiện bất thường, đồng nghiệp không dám hỏi han trước 1 ngày mẹ qua đời

Sao việt

18:01:36 06/05/2025
Mới đây, diễn viên Hồng Ánh viết tâm thư tiết lộ tình trạng đáng lo của MC Đại Nghĩa vào đêm trước khi mẹ vĩnh viễn ra đi.
Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Tin nổi bật

17:59:49 06/05/2025
Điều tra viên thuộc Cục điều tra hình sự VKSND tối cao đã kiểm tra hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long và mời những nhân chứng hỗ trợ.
Khai thác sức mạnh AI tạo sinh: Hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả

Khai thác sức mạnh AI tạo sinh: Hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả

Thế giới số

17:58:29 06/05/2025
Việc thừa nhận và xử lý những thách thức này sẽ là yếu tố then chốt khi AI tạo sinh ngày càng được ứng dụng vào các quá trình ra quyết định trong nhiều lĩnh vực.
Hội "chơi nổi" Met Gala 2025: Màn xách máy may vác đàn, "biến hình" 19 giây cũng không sốc bằng mặt mộc của Vera Wang

Hội "chơi nổi" Met Gala 2025: Màn xách máy may vác đàn, "biến hình" 19 giây cũng không sốc bằng mặt mộc của Vera Wang

Phong cách sao

17:58:17 06/05/2025
Vera Wang lộ diện với gương mặt không trang điểm. Hình ảnh ma quái của Vera Wang khiến dân tình mắt tròn mắt dẹt khi theo dõi Met Gala.
Cha tôi, người ở lại - Tập 35: Tự ý mở cửa, bố Chính bất ngờ nhìn thấy cảnh nhạy cảm của Tuệ Minh

Cha tôi, người ở lại - Tập 35: Tự ý mở cửa, bố Chính bất ngờ nhìn thấy cảnh nhạy cảm của Tuệ Minh

Phim việt

17:28:47 06/05/2025
Tuệ Minh vừa tắm xong, chỉ quấn chiếc khăn tắm quanh người bước ra trong sự ngỡ ngàng của ông Chính. Cả hai đều bối rối trước tình huống bất ngờ này.
Vụ Quang Linh - Hằng Du Mục: Viện VKSND hé lộ 1 tin cực căng, đưa lên Quốc hội

Vụ Quang Linh - Hằng Du Mục: Viện VKSND hé lộ 1 tin cực căng, đưa lên Quốc hội

Netizen

17:20:08 06/05/2025
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Viện trưởng Viện Kiểm Soát Nhân Nhân (VKSND) Tối cao Nguyễn Huy Tiến bất ngờ nhắc đến vụ án sản xuất hàng giả là thực phẩm, lừa dối khách hàng của Quang Linh và Hằng Du Mục.
Miss Grand vừa đăng quang đã dính thị phi, ông Nawat loại từ "vòng gửi xe"?

Miss Grand vừa đăng quang đã dính thị phi, ông Nawat loại từ "vòng gửi xe"?

Sao âu mỹ

17:11:19 06/05/2025
Được đánh giá là một trong những ứng viên tiềm năng tại Miss Grand International 2025, nhưng thời khắc đăng quang của người đẹp này lại không được trọn vẹn vì chiếc váy phản chủ.