Nghe con gái lớn hét: “Em nôn ra máu”, bà mẹ tức tốc mang con vào bệnh viện rồi kinh hoàng nghe bác sĩ nói nguyên nhân tử vong
Dù bác sĩ đã làm mọi cách để cứu chữa, nhưng bé gái vẫn không qua khỏi.
Nuốt dị vật không còn là tai nạn hiếm gặp xảy ra với trẻ em. Ngược lại, theo thông tin từ Sở Y tế bang New York (Mỹ), nghẹt thở do dị vật là nguyên nhân đứng thứ tư gây ra tử vong không chủ ý ở trẻ dưới 5 tuổi. Riêng tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 12.000 trẻ em được đưa đến bệnh viện cấp cứu liên quan đến dị vật.
Mới đây, một bà mẹ có tên là Stacey Nicklin, sinh sống ở North Staffordshire (Anh), đã lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ khác về sự nguy hiểm của pin cúc áo sau khi con gái Harper-Lee Fanthorpe (2 tuổi) tử vong sau vài giờ nuốt phải nó.
Theo lời kể của chị Stacey thì sự việc xảy ra vào hôm 23/5 vừa qua, chị đang dọn dẹp nhà thì nghe tiếng con gái lớn Jamie-Leigh Nicklin-Hulme hét lớn trong phòng – nơi hai chị em đang chơi với nhau: “Mẹ ơi, em nôn ra máu” .
Quá sợ hãi, chị vội chạy vào phòng. “Khi tôi vào đến nơi, Harper-Lee đang nằm im dưới đất, mắt nhắm nghiền và có một vũng máu ngay bên cạnh. Tôi đã gọi tên con nhưng con không hề có phản ứng như thể con không có ở đó. Cảm giác đó là nỗi sợ tột cùng. Tôi giống như người đang mơ vậy”, bà mẹ 2 con nhớ lại.
Harper-Lee đã qua đời sau khi nuốt phải cục pin cúc áo vài giờ.
Xe cấp cứu đã đến ngay sau đó, Harper-Lee được chuyển đến Bệnh viện Đại học Hoàng gia Stoke. Các bác sĩ nghi ngờ cô bé đã bị hóc dị vật, nhưng trước mắt phải truyền 2 lít máu cho bệnh nhi sau khi cô bé đã nôn hết một nửa lượng máu có trong người trước khi tiến hành phẫu thuật.
” Tôi chỉ được nhìn con trước khi vào phòng phẫu thuật một lần. Tôi đã nói yêu con và hứa sẽ đợi con ở ngoài. Nhưng không ngờ rằng đó là lần cuối cùng tôi được nhìn thấy Harper-Lee.
Ca phẫu thuật mới tiến hành được một nửa thời gian, một bác sĩ đến nói với tôi rằng Harper-Lee đã nuốt phải một cục pin cúc áo – một loại pin tròn nhỏ được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm như chìa khóa ô tô, đồng hồ, đồ chơi, điều khiển từ xa hay cân tiểu ly ở nhà bếp… Lúc sau, một bác sĩ khác ra và thông báo rằng do con bị rối loạn nhịp tim trong quá trình phẫu thuật nên đã qua đời. Tôi không thể đứng vững được nữa ” – chị Stacey kể.
Bác sĩ cũng giải thích thêm axit từ pin cúc áo đã bùng cháy xuyên qua đường ống dẫn thức ăn và vào động mạch chính gây ra tình trạng chảy máu và nôn ra máu nghiêm trọng.
Video đang HOT
Chị Stacey đau đớn mỗi khi nhớ lại câu chuyện đau thương của con gái mình.
Như vậy, có nghĩa là chỉ vòng vài giờ nuốt pin, Harper-Lee đã qua đời. Điều này khiến chị Stacey rất ân hận vì đã không trông con cẩn thận. Chị nhớ mãi câu nói cuối cùng của con gái út khi mẹ bảo chơi với chị cho mẹ dọn nhà là: “Mẹ ơi, con cần mẹ”.
Sau đám tang của con, chị Stacey mới đủ bình tĩnh để tìm hiểu xem con đã lấy pin từ đâu, và chị đã phát hiện ra một cục pin trong chiếc điều khiển từ xa ở phòng ngủ đã bị mất.
Dù rất đau lòng, nhưng chị Stacey vẫn muốn chia sẻ câu chuyện đau thương của mình để cảnh báo đến các cha mẹ khác: “Tôi đã hứa với con rằng nếu tôi có thể cứu 1 hay 100 đứa trẻ khỏi bị đau đớn như Harper-Lee thì tôi sẽ làm. Trẻ con cần được bảo vệ hơn. Và là cha mẹ, chúng ta phải luôn kiểm tra và theo dõi con của mình.
Chúng ta phải cho con biết sự nguy hiểm của pin – một thứ có mặt ở khắp nơi trong nhà từ đồ chơi cho đến chìa khóa xe ô tô hay điều khiển từ xa. Tôi đã phải nói với con gái lớn rằng em gái của con đã qua đời. Sự ra đi của Harper-Lee đã để lại một lỗ hổng trong lòng mọi người. 5 tuần vừa rồi là cực hình đối với tôi. Căn nhà yên tĩnh quá”.
Trẻ em nuốt phải pin nguy hiểm như thế nào?
Khi trẻ nuốt pin vào cổ họng hoặc dạ dày, một dòng điện sẽ được kích hoạt bởi nước bọt gây ra phản ứng hóa học có thể làm bỏng (Ảnh minh họa)
Thạc sĩ, Bác sĩ Sarah Hunstead – người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Trung tâm Hồi sức Nhi khoa (CPR Kids) ở Úc cho biết nếu trẻ nuốt pin vào cổ họng hoặc dạ dày, một dòng điện sẽ được kích hoạt bởi nước bọt gây ra phản ứng hóa học có thể làm bỏng thực quản hoặc dạ dày nghiêm trọng chỉ trong hai giờ. Và nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ sẽ tử vong.
Trong khi đó, các triệu chứng sau khi trẻ nuốt pin có thể không rõ ràng. Con có thể ho, nôn mửa, chảy nước dãi hay kêu đau ở cổ họng hoặc bụng. Vì vậy, hãy tin tưởng vào bản năng của mình và nếu nghi ngờ con nuốt phải pin, cha mẹ cần đưa con vào bệnh viện càng nhanh càng tốt. Vì bạn đang phải chạy đua với tử thần để giữ mạng cho con.
Bên cạnh đó, để đề phòng con không nuốt phải pin, các cha mẹ cần:
- Luôn để các loại pin mới và cũ ở xa tầm với của trẻ em. Bởi cho dù pin đã qua sử dụng rồi nhưng bên trong nó vẫn có thể còn tích đủ điện để gây thương tích đối với cơ thể của con.
- Nếu mua đồ chơi, thiết bị gia dụng hoặc các mặt hàng có sử dụng pin, cha mẹ nên tìm các sản phẩm có thể sạc nếu hết pin. Và tốt nhất là không nên lựa chọn những sản phẩm sử dụng pin cúc áo.
- Kiểm tra sản phẩm và đảm bảo ngăn chứa pin cúc áo luôn được giữ chặt bằng ốc vít. Nếu ốc vít bị mất và không có ốc thay thế thì nên bỏ hẳn pin ra ngoài và không dùng đến pin nữa.
- Vứt bỏ pin cúc áo đã sử dụng ngay lập tức.
- Hãy nói với người khác về tác hại nguy hiểm của pin cúc áo nếu chẳng may trẻ nuốt phải để họ nâng cao nhận thức và giữ an toàn cho con của họ.
Bé gái 15 tháng tuổi ở Long An nguy kịch vì nuốt 7 miếng dao lam vào bụng
Bé gái lấy nhiều mảnh dao lam trong sọt rác rồi bỏ vào miệng. Phát hiện sự việc, người mẹ đã đưa con đi cấp cứu trong sự hoảng loạn, sợ hãi.
Ngày 30/5, BS Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, vừa qua các bác sĩ nơi đây vừa kịp thời cứu một trường hợp trẻ nuốt dị vật rất nguy hiểm.
Cụ thể vào chiều ngày 28/5, khoa Cấp cứu, BV tiếp nhận bé gái Đ.Th.T. (15 tháng tuổi, ngụ ở Bến Lức, Long An) trong tình trạng bứt rứt, quấy khóc, miệng nhiều đàm nhớt.
Khai thác bệnh sử, người mẹ cho biết trước khi nhập viện một giờ có thể bé ngậm mảnh dao lam bẻ vụn, tay cầm các miếng khác lấy trong sọt rác để trong nhà.
Sợ hãi, người mẹ vội lao đến lấy được một miếng bé đang ngậm trong miệng ra.
Nghi ngờ con đã nuốt nhiều miếng khác, gia đình tức tốc đưa trẻ nhập BV cấp cứu.
Bé gái thời điểm nhập viện.
Thời điểm nhập viện trẻ biểu hiện khó thở, nôn ói, không bú và được hỗ trợ hô hấp thở oxy.
Ảnh chụp X-quang cổ, ngực, bụng phát hiện các mảnh kim loại nằm rải rác trong dạ dày ruột.
Bệnh nhi được hội chẩn các chuyên khoa tiêu hóa, hô hấp, tai mũi họng, ngoại khoa. Chụp thêm CT-scan ngực bụng thấy rõ các mảnh kim loại rải rác khoảng 5 miếng, di chuyển, nằm rải rác từ ruột non đến ruột già, khó xác định vị trí dị vật để mổ lấy ra.
Sau khi hội chẩn thống nhất ý kiến, bé được điều trị thuốc xổ uống và bơm hậu môn để trẻ đi tiêu tự nhiên trong 24h.
Trong quá trình theo dõi nếu trẻ có biểu hiện bất thường như đau bụng, chướng bụng, ói máu hoặc tiêu ra máu hay biểu hiện thủng ruột thì ê kíp nội soi, phẫu thuật can thiệp ngay để lấy dị vật ra.
Những mảnh dao lam được tìm thấy trong phân sau khi trẻ đi tiêu. (Ảnh: BVCC)
May mắn là sau 24 giờ trẻ đi cầu 3 lần, tổng cộng là 7 miếng dao lam đường kính 2-4mm đã được lấy ra.
Chụp phim Xquang ngực bụng kiểm tra, bác sĩ không còn thấy dị vật nữa.
Dù vậy theo bác sĩ, bé vẫn cần được tiếp tục theo dõi cho đến khi không còn thấy mảnh kim loại nào khi kiểm tra phân.
Hiện bé tỉnh táo, không biểu hiện đau bụng, ói hay xuất huyết tiêu hóa.
Được biết, cha của bé T. làm nghề dán keo điện thoại, xe gắn máy nên sử dụng nhiều dao lam bẻ nhỏ.
Sau khi sử dụng xong, người cha gói lại bỏ thùng rác trong nhà chưa kịp mang đi đổ thì bị trẻ tìm đến bóc lấy bỏ miệng.
Qua trường hợp này, các bác sĩ lưu ý đến phụ huynh cần luôn có người giữ, chăm sóc và theo dõi trẻ nhỏ dưới 3 tuổi để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra trong chính ngôi nhà của mình.
Sau bữa ăn, nếu thấy mình có 4 biểu hiện tiền ung thư dạ dày sau, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt Trong xã hội hiện đại, dù chế độ ăn uống ngày càng tốt hơn nhưng cứ 10 người thì có 9 người có thể bị bệnh về dạ dày, không được chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến ung thư. Dưới đây là 4 biểu hiện tiền ung thư dạ dày xuất hiện sau bữa ăn mà bạn cần chú ý để...