Nghệ An: Họ hàng góp tiền mua máy tính tặng cậu học trò người Mông đậu Đại học Y Hà Nội
Thiếu vắng sự chăm sóc của bố mẹ từ nhỏ, cậu bé Xồng Bá Hùa ở xã Mường Lống, huyện biên giới Kỳ Sơn, được bác cưu mang, rồi đến với Làng trẻ SOS (TP Vinh). Vượt lên số phận, Hùa đã đậu Đại học Y Hà Nội.
Thiếu vắng sự chăm sóc của bố mẹ
Sinh ra ở bản Mường Lống 1, xã Mường Lống huyện Kỳ Sơn, Xồng Bá Hùa (sinh năm 2002) và em gái sống yên ấm dưới mái nhà nhỏ ở xã biên giới xa xôi của Nghệ An. Chưa được bao lâu, khi bắt đầu vào cấp 1, một biến cố lớn xảy đến với gia đình Xồng Bá Hùa khiến hai anh em Hùa trở nên bơ vơ. Lúc đó Hùa và em gái còn quá nhỏ để hiểu được sự việc. Chỉ biết rằng, sau một vụ việc, mẹ của Hùa mất, còn bố thì đi tù.
Nói về hoàn cảnh đặc biệt của Hùa, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Lống Vừ Bá Xử cho biết, không còn bố mẹ cưu mang, hai anh em Hùa được người bác chăm sóc. Hai vợ chồng người bác của Hùa cũng đã cao tuổi, cuộc sống chỉ dựa vào nương rẫy nên rất khó khăn, không thể đủ điều kiện để nuôi cả hai anh em Hùa cùng các con học hành đến nơi đến chốn, mặc dù Hùa rất thông minh và tha thiết được học tập.
Ngôi nhà thân thuộc của Xồng Bá Hùa ở cùng hai bác ở xã Mường Lống. Ảnh: CTV
Thấy hoàn cảnh Xồng Bá Hùa và ước mơ học tập của em, chính quyền xã Mường Lống và anh em, họ hàng đã động viên và gửi hai anh em Hùa đến sinh sống, học tập ở Làng trẻ em SOS tại TP Vinh vào năm 2012.
Lập nên kỳ tích
Tại Làng trẻ em SOS Vinh, em đã nhận được sự yêu thương, giúp đỡ của các thầy cô và các mẹ mà trực tiếp là mẹ Trần Thị Bình. Học hết lớp 9 tại đây, Xồng Bá Hùa chuyển sang Khu lưu xá thanh niên để học tập. Hùa tâm sự, bên cạnh đam mê môn thể thao bóng đá thì em rất yêu thích ngành Y và em quyết tâm phấn đấu để trở thành bác sĩ.
Kỳ tuyển sinh đại học năm 2021, Xồng Bá Hùa đạt 8,25 điểm Hóa học, 8,4 điểm Toán và 8 điểm môn Sinh học. Với 2,25 điểm ưu tiên, tổng điểm xét tuyển của Hùa là 26,9 điểm, đậu Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, Xồng Bá Hùa còn đỗ cả Trường Đại học Y Dược Huế. Theo các thầy cô ở Làng trẻ em SOS Vinh, việc cậu bé mồ côi người Mông đậu một trường đại học danh tiếng thực sự là một kỳ tích mà hơn 30 năm nay chưa có ở Làng trẻ này.
Video đang HOT
Xồng Bá Hùa học online bằng điện thoại. Ảnh: CTV
Họ hàng góp tiền mua tặng máy tính
Chiều 28/9, Xồng Bá Hùa cho biết, em vừa từ quê nhà Mường Lống trở lại thành phố Vinh, trở lại Làng trẻ em SOS Vinh để chuẩn bị cho ngày ra Hà Nội nhập học. Sau khi nhận được kết quả trúng tuyển, nhà trường đã hướng dẫn Hùa thực hiện các thủ tục nhập học qua mạng; đồng thời tiếp nhận tài liệu học tập, chuẩn bị cho việc học online chính thức vài tháng 10 sắp tới. Khi còn ở Mường Lống, mọi thủ tục nhập học, chuẩn bị học online Hùa đều phải thực hiện trên chiếc điện thoại cũ của mình. Nói thêm về điều này, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Lống Vừ Bá Xử cho biết, ở Mường Lống sóng internet không ổn định, và không phải gia đình nào cũng có điều kiện để thuê bao internet, trong đó có gia đình bác của Hùa. Vì vậy, Hùa đã phải xin “ké” sóng của các hộ khác, hoặc của ủy ban xã để tranh thủ học online.
Tiếp nối truyền thống học tập của họ Xồng ở đất Mường Lống Xồng Bá Hùa trở thành niềm tự hào của họ hàng, anh em. Hùa là người thứ hai của họ Xồng đậu Đại học Y , sau Xồng Bá Dìa – hiện là bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Để động viên Xồng Bá Hùa trên con đường học tập, bà con anh em, họ hàng của Hùa dù không ai giàu có, dư giả nhưng mỗi người góp một ít để mua tặng Hùa chiếc máy tính xách tay nhằm hỗ trợ em học tập.
Họ hàng ở Mường Lống góp tiền mua máy tính tặng Xồng Bá Hùa. Ảnh: CTV
Xồng Bá Hùa cho biết, em rất cảm động về sự thương yêu, quan tâm của anh em họ hàng, của chính quyền địa phương Mường Lống và của cả các thầy cô ở Làng trẻ em SOS Vinh. Những hỗ trợ của mọi người sẽ là hành trang động viên Hùa cả về vật chất và tinh thần trong những năm tháng học tập sau này. “Chú Xồng Bá Dìa cũng gọi điện thoại chúc mừng, động viên em.
Các cô thầy ở Trường Hermann Gmeiner Vinh, cô chủ nhiệm Phạm Ngọc Hương cũng như Giám đốc Làng trẻ em SOS Vinh cũng tặng quà, và các thầy cô cũng như nhà trường sẽ tiếp tục hỗ trợ một phần học phí cho em. Ngoài ra còn liên hệ thuê phòng trọ ở Hà Nội giúp em sau này ra học tập nữa. Em sẽ nỗ lực hơn nữa trong học tập để không phụ sự kỳ vọng của mỗi người đã yêu thương của mọi người” -Xồng Bá Hùa bộc bạch.
Chặng đường học tập tiếp theo của Xồng Bá Hùa còn rất khó khăn, gian nan thử thách, song bằng tình yêu thương, hỗ trợ của quê nhà, của các thầy cô, cùng với nghị lực của chàng trai người Mông Xồng Bá Hùa, tin rằng em sẽ vững bước trên con đường mình đã chọn./.
"Quả ngọt" từ tâm huyết của giáo viên ở ngôi trường mang tên Đồng Lộc
Năm học 2021-2022, trường THPT Đồng Lộc tiếp tục đón nhận Danh hiệu tập thể Lao động Xuất sắc của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Trường THPT Đồng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh)
Ngoài sự nỗ lực từ học sinh, chính sự tâm huyết của mỗi giáo viên đã giúp cho ngôi trường vùng trà sơn này gặt hái những "quả ngọt".
Rạng danh trường huyện
Năm học 2020-2021 là một năm đánh dấu nhiều thành tích tích rực rỡ của thầy trò trường THPT Đồng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).
Tại kỳ thi HSG tỉnh, nhà trường có 9 giải Nhất, 25 giải Nhì, 15 giải Ba và 22 giải Khuyến khích, số học sinh đạt giải chiếm tỷ lệ 70% số học tham gia. Trong đó, lớp 11A1, có 13/18 học sinh đạt giải với 3 giải nhất, 3 giải nhì, 3 giải ba và 4 giải khuyến khích. Với thành tích này, đã đưa trường THPT Đồng Lộc đứng thứ 5 trong toàn tỉnh về tỷ lệ đậu HSG.
Đặc biệt, tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, trường THPT Đồng Lộc có 25 học sinh đạt từ 27 điểm trở lên, gần 100 học sinh đạt từ 25 điểm trở lên. Trong đó lớp 12A1 có 11 em đạt từ 27 điểm trở lên, 34/38 em của lớp đạt từ 25 điểm trở lên.
Em Hoàng Trọng Minh, Hoàng Lê Nam Khánh, Nguyễn Hữu Đạt (từ trái qua) đều đạt hơn 27 điểm tại kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021
Một trong những học sinh có điểm cao nhất tại kỳ thi này là em Hoàng Lê Nam Khánh, với số điểm 28,25. Khánh cũng vừa trúng tuyển vào Đại học Y Hà Nội. Khánh cho biết: "Nhà đình em không điều kiện để cho em đi học thêm nên kiến thức của em chủ yếu được tích cóp từ kiến thức ở lớp. Ngoài ra, sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô giáo bộ môn đã giúp cũng em tự tin hoàn thành tốt bài thi của mình".
Không giấu được niềm vui khi đón nhận những kết quả tích cực, thầy giáo Trần Đức Tài, phó Hiệu trưởng trường THPT Đồng Lộc chia sẻ: "Hơn 50% học sinh Trường THPT Đồng Lộc là con em nông dân nên không có điều kiện để đi học thêm tại các trung tâm, ít có điều kiện để mua sắm sách vở tham khảo. Tất cả nhờ vào sự nỗ lực của các em và sự tâm huyết của giáo viên nhà trường".
Tâm huyết của giáo viên vùng "túi bom" một thời chiến tranh
Là ngôi trường nằm ở vùng "túi bom"một thời của chiến tranh, nên đời sống của gia đình học sinh tại Đồng Lộc đều khó khăn, kinh tế phụ thuộc vào đồng ruộng. Hầu hết kiến thức các em có được đều tiếp thu từ các buổi học chính khóa trên lớp và thông qua các buổi học thêm do trường tổ chức cho cả khối lớp.
Sự tâm huyết của giáo viên đối với học sinh là môt trong nhưng bí quyết giúp nhà trường gặt hái những quả ngọt
"Việc học thêm của các em chỉ do trường tổ chức đại trà trên lớp. Thậm chí những buổi học ôn của học sinh cuối cấp đều được dạy miễn phí . Thời gian ôn tập cho các em trùng vào đợt dịch bệnh nên nhiều giáo viên trong trường còn đưa học sinh về nhà để học ôn thi vừa chăm sóc cho các em", thầy Tài chia sẻ.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, ngay từ đầu năm học BGH trường THPT Đồng Lộc chú trọng thực hiện công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thông qua các lớp tập huấn; đồng thời, tăng cường việc khảo sát, đánh giá.
Bên cạnh đó, nhà trường tập trung đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học; đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
BGH Trường THPT Đồng Lộc trao thưởng cho các học sinh đạt kết quả cao tại các kỳ thi năm học 2020-2021
Là một giáo viên dạy môn Toán, thầy Trần Xuân Vinh (GV môn Toán) còn phụ đạo miễn phí vào buổi tối cho học sinh tại nhà riêng. "Do địa hình nên nhiều khi việc ôn luyện mạng chập chờn, vì vậy tôi đã tổ chức ôn tập tại nhà cho một số học sinh. Việc ôn luyện đều thực hiện chia nhỏ từng nhóm để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh", thầy Vinh chia sẻ.
Còn cô giáo Nguyễn Thị Kim Hoa, giáo viên bộ môn Toán, dù đang nuôi con nhỏ, chồng công tác xa nhà, nhưng luôn cố gắng đảm bảo ôn thi trực tuyến cho học sinh 2 buổi/ngày.
"Dịch bệnh khiến các em lớp 12 năm nay rất thiệt thòi, nên tôi luôn cố gắng thu xếp thời gian để ôn luyện cho các em một cách tốt và đầy đủ nhất. Thường những khi mẹ lên lớp ôn trực tuyến, tôi ra các bài tập hoặc bài vẽ cho con để có thời gian ôn thi cho học sinh", cô Hoa nói.
Với tinh thần vượt khó, vượt khó của các HS và ngọn lửa nghề luôn bùng cháy trong mỗi giáo viên, Trường THPT Đồng Lộc đã phát huy truyền thống để gặt hái những quả ngọt trong sự nghiệp trồng người
Đôi bạn mồ côi nắm tay nhau vào đại học Cùng lớn lên trong mái ấm của Làng trẻ SOS Hà Tĩnh, ngày nhận giấy báo trúng tuyển đại học, hai bạn chung một khát khao học thật giỏi để thay đổi số phận. Đôi bạn Trần Văn Nguyên (trái) và Thiều Đức Hoàng - Ảnh: NGỌC THẮNG Trần Văn Nguyên (quê xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc) trúng tuyển khoa xét nghiệm...