Ngày này năm xưa: Tổng thống chao đảo sự nghiệp vì lụy tình
Cách đây đúng 20 năm, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu phê chuẩn việc xúc tiến quy trình hướng đến việc luận tội Tổng thống Bill Clinton vì các cáo buộc khai man và cản trở thực thi công lý. Động thái mở đầu cho hàng loạt rắc rối làm chao đảo sự nghiệp của đương kim lãnh đạo Nhà Trắng lúc bấy giờ.
Là một chính trị gia sáng giá của đảng Dân chủ Mỹ, ông Clinton đã đắc cử ghế Tổng thống Mỹ tới 2 nhiệm kỳ, từ năm 1993 – 2001.
Tổng thống Bill Clinton và vợ – Đệ nhất phu nhân Hillary năm 1998. Ảnh: Vox
Thành tựu lớn nhất của ông Clinton trên cương vị lãnh đạo Nhà Trắng là đã đưa nước Mỹ bước vào giai đoạn phát triển kinh tế thịnh vượng. Dưới thời ông cầm quyền, tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức thấp và tỉ lệ người dân sở hữu nhà ở cao nhất trong lịch sử nước này. Trong lĩnh vực đối ngoại, vị tổng thống thứ 42 của Mỹ cũng có công giúp dàn xếp việc ký kết Hiệp ước Oslo giữa Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine, ổn định tình hình ở Bosnia và Kosovo, …
Tuy nhiên, nhắc đến Clinton, người ta cũng nghĩ ngay đến việc ông là lãnh đạo Nhà Trắng thứ hai từng bị Quốc hội luận tội, sau cựu Tổng thống Andrew Johnson vào năm 1868. Đối với nhiều người, ông Clinton gặp họa chủ yếu vì những bê bối đời tư, vì lụy tình.
Ngay từ lần đầu chạy đua vào Nhà Trắng năm 1992, chiến dịch tranh cử của ông Clinton đã gặp trở ngại do các cáo buộc không chung thủy trong hôn nhân hay làm giả giấy tờ. Song, nhờ đưa ra những cam kết mạnh mẽ về việc vực dậy nền kinh tế Mỹ đang trong tình trạng ảm đạm khi đó nên ông đã chiến thắng vang dội tại cuộc tổng tuyển cử ngày 3/11/1992.
Sau khi tái đắc cử ghế tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai vào năm 1996, danh tiếng của ông Clinton bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì bê bối ngoại tình với Monica Lewinsky. Ban đầu, ông Clinton một mực phủ nhận việc có quan hệ ngoài luồng với nữ thực tập sinh này, nhưng về sau lại thừa nhận điều đó.
Vào ngày 8/10/1998, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa chiếm đa số, đã bỏ phiếu xúc tiến quy trình hướng đến việc luận tội ông Clinton vì hai cáo buộc khai man và cản trở thực thi công lý.
Quyết định của Hạ viện được đưa ra sau một cuộc điều tra kéo dài 4 năm về những cáo buộc rằng ông Clinton và vợ – bà Hillary có dính líu đến nhiều bê bối, bao gồm cả những giao dịch bất động sản đáng ngờ ở bang Arkansas, các cáo buộc vi phạm quy định gây quỹ, quấy rối tình dục và thiên vị trong vụ sa thải các nhân viên Nhà Trắng.
Trong quá trình điều tra, Kenneth Starr, công tố viên độc lập phụ trách vụ án, nhận được báo cáo về vụ ngoại tình giữa tổng thống với nữ thực tập sinh Nhà Trắng Lewinsky. Khi bị công tố viên Starr chất vấn, ông Clinton đã cố gắng sử dụng đặc quyền của người đứng đầu chính phủ để né tránh việc phải trả lời cơ quan điều tra.
Không chùn bước, ông Starr sau đó cáo buộc lãnh đạo Nhà Trắng cố ý cản trở thực thi công lý, buộc ông Clinton phải ra điều trần trước một đại bồi thẩm đoàn vào tháng 8/1998.
Tổng thống Clinton và Lewinsky khi cô còn là thực tập sinh Nhà Trắng. Ảnh: NYTTóc hết rụng, nhanh mọc nhờ chồng làm điều này mỗi ngàyTin tài trợ
Trong lời thú tội của mình, ông Clinton thừa nhận đã có “quan hệ không phù hợp” với cô Lewinsky. Ông cũng tỏ ra hối hận vì khiến vợ và người dân Mỹ hiểu nhầm khi ông bác bỏ mối quan hệ trước đó. Vị tổng thống đương nhiệm nhấn mạnh, ông đã đưa ra các câu trả lời “chính xác về mặt pháp lý” trong khi điều trần và ông “chưa từng” yêu cầu bất cứ ai “nói dối, che giấu hay hủy hoại các bằng chứng hoặc xúc tiến bất kỳ hành động bất hợp pháp nào”.
Video đang HOT
Về quá trình điều tra nhắm vào các hoạt động kinh doanh trong quá khứ của ông, Tổng thống Clinton nhấn mạnh, các nhà điều tra không chứng minh được ông hay vợ có dính líu đến bất kỳ hoạt động trái phép nào.
Sau khi ông Clinton điều trần, các thành viên Hạ viện bắt đầu tranh cãi nảy lửa về việc có nên chính thức luận tội tổng thống hay không. Trong khi đảng Dân chủ ủng hộ việc khiển trách, đảng Cộng hòa lớn tiếng kêu gọi luận tội, với lí do ông Clinton không còn phù hợp để lãnh đạo đất nước.
Đến tháng 12/1998, Hạ viện đã thu thập được đủ thông tin điều tra để bỏ phiếu ủng hộ việc luận tội tổng thống đương nhiệm và do đó đưa vụ việc lên Thượng viện.
Ảnh: Time
Ngày 7/1/1999, Thượng viện chính thức mở phiên luận tội Tổng thống Clinton. Song, sau 5 tuần điều trần ở Thượng viện, vào ngày 12/2/1999, ông Clinton rốt cuộc được tuyên vô tội.
Ảnh: AP
Các cuộc thăm dò dư luận vào thời điểm đó cho thấy, mặc dù nhiều người không tán thành vụ ngoại tình của Tổng thống Clinton, nhưng họ không coi đây là sai lầm nghiêm trọng đến mức ông phải bị phế truất hoặc từ chức. Tuy nhiên, sự cố vẫn để lại một vết nhơ khó gột rửa trong sự nghiệp của ông Clinton cũng như gây sóng gió cho cuộc sống hôn nhân của vợ chồng ông.
Tuấn Anh
Theo VNN
Tiết lộ tài liệu mật về Boris Yelsin và Bill Clinton những năm 90
Gần 600 trang bản ghi các cuộc gặp và điện đàm giữa cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và cựu Tổng thống Nga Boris Yelsin vẽ nên một bức tranh về thời điểm phương Tây thích Nga.
Tổng thống Bill Clinton gặp Tổng thống Boris Yeltsin ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18.11.1999. Ảnh: Reuters
Nga-Mỹ: Đối tác bình đẳng
Thư viện Tổng thống Bill Clinton ở Little Rock, Arkansas công bố bản ghi 18 cuộc trò chuyện cá nhân và 56 cuộc điện đàm giữa ông Clinton và Yeltsin.
Các cuộc trò chuyện này diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 1.1993 - khi ông Clinton nhậm chức Tổng thống Mỹ, đến tháng 12.1999 - khi ông Yeltsin từ chức.
"Ông đã dẫn dắt đất nước đi qua một thời điểm lịch sử và ông đang để lại một di sản để Nga có thể phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo" - ông Clinton nói với cựu Tổng thống Boris Yeltsin trong cuộc điện đàm ngày 31.12.1999 - ngày ông Yeltsin bất ngờ tuyên bố từ chức.
"Tôi biết những thay đổi dân chủ mà ông dẫn dắt đã khiến Nga có thể hòa nhập vào cộng đồng quốc tế" - ông Clinton nói tiếp và nhấn mạnh rằng các nhà sử học sẽ gọi ông Yeltsin là "cha đẻ của nền dân chủ Nga", người đã làm việc "để đưa thế giới trở thành một nơi an toàn hơn".
Bản chép cuộc điện thoại ông Clinton gọi Yeltsin ngày 31.12.1999, ngày cựu Tổng thống Nga từ chức.
Các tài liệu cho thấy mối quan hệ mà ông Clinton thể hiện với ông Yeltsin là "quan hệ đối tác hợp tác bình đẳng" giữa Mỹ và Nga, nhưng phần lớn là nhà lãnh đạo Mỹ yêu cầu và nhà lãnh đạo Nga thực hiện.
Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Yeltsin không đưa ra yêu cầu nào với người đồng cấp Mỹ. Ngược lại, ông Yeltsin đã yêu cầu rất nhiều, từ việc Mỹ ủng hộ cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 1996 đến cam kết NATO không mở rộng sang các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Nhưng ông Clinton từ chối mọi "thỏa thuận quý ông" về việc mở rộng NATO, và nói với ông Yeltsin rằng ông phải thúc đẩy mở rộng NATO vì các vấn đề chính trị trong nước. Ông nói, phe Cộng hòa đã sử dụng vấn đề này để giành được sự ủng hộ của người Mỹ gốc Đông Âu ở vùng Trung Tây.
Tháng 6.1996, ông Yeltsin hỏi ông Clinton để vay tiền. "Bill, để phục vụ chiến dịch bầu cử của tôi, tôi cần gấp khoản vay 2,5 tỉ USD cho Nga. Tôi cần tiền để trả lương và lương hưu" - ông Yeltsin nói.
"Tôi sẽ kiểm tra với IMF và một số bạn bè của chúng tôi để xem có thể làm được gì" - ông Clinton trả lời.
Nhờ tài trợ của Mỹ, ông Yelsin đã thắng trong cuộc bầu cử năm 1996.
Rạn nứt vì Nam Tư
Để ngăn chặn sự phản đối của Nga trước cuộc tấn công của NATO vào Nam Tư năm 1999, ông Clinton lập luận rằng Tổng thống Slobodan Milosevic là "kẻ bắt nạt", và ông ta không được phép "phá hủy mối quan hệ chúng ta đã gây dựng trong 6 năm rưỡi".
Mặc dù cuối cùng ông Yeltsin đã trao cho Clinton những gì nhà lãnh đạo Mỹ đòi hỏi về vấn đề Kosovo và Nam Tư, nhưng ông cũng cảnh báo Tổng thống Mỹ rằng việc đánh bom sẽ làm mất đi tình cảm và lý trí của người Nga.
"Người dân Nga chúng tôi chắc chắn từ nay sẽ có thái độ tiêu cực với Mỹ và NATO" - ông Yelsin nói với Clinton vào tháng 3.1999.
"Tôi nhớ tôi đã vất vả thế nào để bản thân tôi và những người dân của tôi, những chính trị gia Nga hướng về phương Tây, về Mỹ. Tôi đã từng thành công khi làm điều đó, nhưng bây giờ tôi lại đánh mất tất cả" - ông Yeltsin nói.
Ông Yeltsin giới thiệu ông Putin với ông Clinton.
Giới thiệu Putin
Cuối năm 1999, Tổng thống Yeltsin nói với Tổng thống Clinton rằng ông đã tìm được người kế nhiệm là Vladimir Putin.
Tháng 9.1999, ông Yeltsin giới thiệu ông Putin với Clinton như một "người đàn ông cứng rắn", nói thêm: "Tôi chắc chắn rằng ông sẽ thấy Putin là một đối tác có trình độ cao".
"Putin là một nhà dân chủ và ông ấy rất hiểu phương Tây" - ông Yeltsin nói với Clinton ở Istanbul vào tháng 11.1999 - lần cuối cùng hai người gặp nhau.
"Ông và Putin sẽ hợp tác với nhau. Putin sẽ tiếp tục con đường của Yeltsin về dân chủ, kinh tế và mở rộng quan hệ của Nga. Ông ấy có năng lượng và trí tuệ để thành công" - ông Yeltsin nói với Clinton.
Ông Yeltsin đề nghị ông Clinton để Châu Âu cho Nga.
Cũng trong lần gặp đó, ông Yeltsin thỉnh cầu Clinton "hãy để Châu Âu cho Nga. Mỹ không ở Châu Âu. Châu Âu nên là việc của Châu Âu. Nga là một nửa Châu Âu, nửa Châu Á... Bill, tôi nghiêm túc đấy. Hãy để Châu Âu cho Châu Âu". Tuy nhiên, ông Clinton đã lịch sự phớt lờ đề nghị của Yeltsin.
SONG MINH
Theo Laodong
John McCain: Người đầy duyên nợ với Việt Nam Sau khi từ Việt Nam trở về, John McCain trở thành một trong những người thúc đẩy mạnh mẽ nhất bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. John McCain (phải) khi còn là một phi công hải quân. Ảnh: Reuters. Mối duyên nợ giữa John McCain với Việt Nam bắt đầu từ khi ông bắt đầu tham chiến tại Việt Nam với...