Ngày mai (19-6), xét xử phúc thẩm vụ án vườn mít
“ Vụ án vườn mít” kéo dài gần 8 năm, với nhiều lần trả hồ sơ nhưng cơ quan tố tụng tỉnh Bình Phước hầu như không bổ sung được chứng cứ mới mang tính quyết định để buộc tội Lê Bá Mai
Theo lịch xét xử, ngày 19-6, TAND Tối cao tại TPHCM sẽ mở phiên tòa lưu động tại tỉnh Bình Phước, xét xử phúc thẩm đối với Lê Bá Mai (30 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) về tội “Giết người”, “Hiếp dâm trẻ em”. Trước đó, chiều 18-5, Công an tỉnh Bình Phước đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bị cáo Lê Bá Mai theo yêu cầu của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM nhằm đảm bảo cho việc xét xử.
Đây là vụ án xảy ra từ năm 2004 (còn gọi là vụ án “vườn mít”), được xem là “ kỳ án” khi quan điểm truy tố, xét xử của các cơ quan tố tụng trái ngược nhau. Vụ án chủ yếu chỉ dựa vào 2 nguồn lời khai (nhân chứng và bị cáo) mà không có chứng cứ vật chất nào để buộc tội Lê Bá Mai.
Bị bắt từ một lời khai không chắc chắn
Theo nội dung vụ án, khoảng 8 giờ ngày 12-11-2004, cháu Thị Hằng (SN 1995) và cháu Thị Út (SN 1993) đi mót củ sắn tại bãi đất trống. Đến tối cùng ngày, do không thấy Út về nên gia đình đi tìm. Ngày 16-11-2004, phát hiện xác Út ở vườn mít nhà ông ông Dương Bá Tuân. Theo lời kể của Hằng, có một thanh niên mặc áo xanh, quần đen, đội nón lá, đi xe máy màu xanh, trên xe có chở một bình xịt thuốc rầy màu xanh loại 14 lít đến 16 lít, một thùng đựng đá màu đỏ treo ở tay lái xe máy, đã chở Út đi. Từ đây mọi người trong gia đình nghi Lê Bá Mai- người làm công cho Tuân nên báo công an. Ngày 17-11-2004, Mai bị bắt.
Quá trình điều tra, CQĐT tỉnh Bình Phước kết luận: ngày 12-1-2004, Mai rủ cháu Út vào vườn mít chơi. Tại đây, Mai dụ dỗ cháu Út cho thực hiện hành vi giao cấu. Do cháu Út chống cự, Mai đã đánh cháu Út ngất xỉu sau đó thực hiện hành vi giao cấu. Sợ vụ việc vỡ lở, Mai đã lấy chiếc quần dài của Út xiết cổ cô bé đến chết.
Lê Bá Mai (phải) trao đổi với phóng viên báo NLĐ sau khi được trả tự do ngày 24-5-2011
Quan điểm cơ quan tố tụng trái ngược nhau
Ngày 16-3-2005, TAND tỉnh Bình Phước xét xử và tuyên tử hình Lê Bá Mai về tội “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em”. Ngày 4-8-2005, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM xét xử đã tuyên giữ nguyên án tử hình. Ngày 12-12-2006, Viện trưởng VKSND Tối cao có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm với lý do: “Chưa có căn cứ vững chắc” và có nhiều vi phạm trong quá trình điều tra vụ án, thiếu sót trong việc khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ… Ngày 5-2-2007, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đã chấp nhận kháng nghị, hủy 2 bản án để điều tra lại theo quy định pháp luật. Cùng quan điểm Hội đồng Thẩm phán đã tuyên hủy bản án phúc thẩm.
Video đang HOT
Tháng 7-2010, TAND tỉnh Bình Phước xử sơ thẩm lần 2 trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng VKSND tỉnh Bình Phước vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố. Ngày 18-5-2011, TAND tỉnh Bình Phước mở phiên xử sơ thẩm lần 3 và tuyên Lê Bá Mai không phạm tội, trả tự do ngay tại phiên tòa. Tuy nhiên, giữa tháng 6-2011, Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Phước ra quyết định kháng nghị yêu cầu Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm để tuyên bố bị cáo Lê Bá Mai phạm tội “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em”.
Gần một năm quyết định kháng nghị được ban hành nhưng vụ án chưa được đưa ra xét xử phúc thẩm, Ngày 20-4-2012, ông Lê Bá Triệu (cha ruột Lê Bá Mai, quê Thanh Hóa) đã có văn bản gửi Chánh án TAND Tối cao cùng một số cơ quan chức năng khiếu nại về việc chậm đưa vụ án Lê Bá Mai ra xét xử phúc thẩm khiến vụ án tiếp tục kéo dài, số phận Mai bị “treo” lơ lửng, làm tăng phần thiệt hại cho gia đình và bản thân Mai.
Tuyên không phạm tội là phù hợp Theo ý kiến của nhiều luật sư, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc các CQĐT, VKSND. Trong bất kỳ vụ án hình sự nào, nếu không chứng minh được bị can, bị cáo phạm tội thì phải áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, tuyên bị cáo vô tội và phải trả tự do cho họ. Vậy nên, với những lời khai, những chứng cứ chưa mang tính thuyết phục và chứa đựng sự mâu thuẫn nội tại… không đủ để chứng minh và kết luận Lê Bá Mai phạm tội thì việc cấp sơ thẩm TAND tỉnh Bình Phước tuyên Mai không phạm tội là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và mang đậm tính nhân văn. Không phải cứ tuân thủ cứng nhắc việc bảo lưu quan điểm truy tố mới chứng minh được tính chuyên nghiệp của công tác điều tra, truy tố. Ngược lại, trước số phận pháp lý của một con người, cần phải nhìn nhận một cách khách quan, độc lập và toàn diện.
Theo NLD
Những 'kỳ án' làm đau đầu cơ quan tố tụng
Hai lần phải nhận án tử nhưng bỗng chốc được thả tự do; 9 thành viên trong một gia đình được tha bổng sau hơn 12 năm... là những vụ án ly kỳ khiến các cơ quan tố tụng mất rất nhiều công sức.
Theo nhiều luật sư, một trong những vụ án mà phán quyết của các cấp xét xử khiến phía bị cáo lẫn bị hại đều phải thấp thỏm, bất ngờ bởi quan điểm trái chiều là "kỳ án vườn mít" Lê Bá Mai (29 tuổi, ngụ Bình Phước). Mai từng hai lần bị tuyên án tử hình về các tội giết người và hiếp dâm trẻ em.
Theo buộc tội của cơ quan công tố, năm 2004, trong lúc rải phân cho cây tại trang trại tại xã An Khương, huyện Hớn Quản (Bình Phước) Mai đã thực hiện hành vi hãm hiếp bé gái 11 tuổi. Sau đó còn giết chết nạn nhân vùi xác ở gần một gốc mít.
Mai và em gái không dấu được niềm vui trong ngày được trả tự do. Tuy nhiên, hiện anh này vẫn phải đối diện với một phiên tòa trong thời gian sắp tới. Ảnh: V. M.
Năm 2005, vụ án được TAND tỉnh Bình Phước xử sơ thẩm đã chấp nhận cáo buộc của VKS cùng cấp, tuyên phạt Mai mức án tử hình với hai tội giết người và hiếp dâm trẻ em. Cùng quan điểm, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM sau đó đã giữ nguyên phán quyết.
Sau khi nhận bản án tử hình lần 2, gia đình bị cáo liên tục làm đơn kêu oan gửi VKSND Tối cao. Trong số hàng trăm ngàn hồ sơ nhận được, lãnh đạo cơ quan này đã chỉ đạo Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử Hình sự (Vụ 3) rút hồ sơ vụ này để nghiên cứu và phát hiện vụ án còn nhiều điểm bất hợp lý.
Những thiếu sót được Vụ 3 cho là cơ bản thể hiện trong hồ sơ mà các cơ quan tiến hành tố tụng trước đó đã bỏ qua như: lời khai của các nhân chứng mâu thuẫn; nhiều vật chứng quan trọng không thu được; biên bản tạm giữ hiện vật không khớp với phiếu nhập kho vật chứng... VKSND Tối cao còn thành lập đoàn cán bộ xuống địa phương xác minh. Sau đó, Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hủy án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra, xét xử lại.
Đến tháng 5/2011, tại phiên sơ thẩm lần 2, Mai được TAND tỉnh Bình Phước tuyên trả tự do vì cho rằng không đủ chứng cứ buộc tội. Song, niềm vui chưa được bao lâu thì anh lại phải đối diện với việc sẽ phải tiếp tục hầu tòa bất cứ lúc nào bởi quyết định kia đã bị VKS tỉnh kháng nghị theo hướng buộc tội với Mai. Phía gia đình nạn nhân cũng không đồng ý với phán quyết Mai trắng án.
Theo dự kiến, phiên phúc xử sẽ diễn ra vào tháng 8/2011, tuy nhiên do vụ án có nhiều tình tiết phức tạp chưa được làm rõ nên tòa tiếp tục hoãn lại. Cho đến nay, sau hai lần bị tuyên án tử hình, một lần được tuyên vô tội, "kỳ án" về Lê Bá Mai vẫn chưa thể kết thúc. Hung thủ thực sự của vụ án này vẫn là một "ẩn số".
"Kỳ án vườn điều" được xem là vụ oan sai lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam bởi có đến 9 người trong một gia đình rơi vào vòng lao lý.
Năm 1998, bị cho là thủ phạm trong một vụ giết người cướp tài sản, Huỳnh Văn Nén còn khai có liên quan đến một vụ án khác đã xảy ra trước đó 5 năm. Nạn nhân là Dương Thị Mỹ được phát hiện tại một vườn điều (thuộc huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) mà cơ quan công an nhiều năm điều tra vẫn chưa tìm ra manh mối.
Theo lời khai của Nén, cái chết của bà Mỹ là do người chị vợ tên Nhung cùng một số người trong gia đình gây ra. Anh này cũng khai ra con dao phay gây án và nơi cất giấu hung khí. Từ đó 9 người trong gia đình vợ của Nén bị buộc tội giết bà Mỹ vì nghi ngờ nạn nhân quan hệ bất chính với chồng Nhung.
Vụ án sau đó được đưa ra xét xử nhiều lần nhưng đều bị tòa phúc thẩm hủy án vì nhiều tình tiết chưa rõ ràng, những chứng cứ thu được đều mâu thuẫn với lời khai của bị can. Đặc biệt, cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Trong khi đó các bị cáo một mực kêu oan và cho rằng những lời nhận tội trước đó là do bị mớm cung. Riêng Nén lại phản cung, cho rằng thời điểm xảy ra vụ án đang làm thuê cho một gia đình tại Đồng Nai.
Việc điều tra xét xử vụ án kéo dài 12 năm nhưng vẫn không tìm ra được hung thủ. Cuối cùng, theo yêu cầu của TAND Tối cao tại TP HCM, Bộ Công an đã phải vào cuộc thành lập ban chỉ đạo điều tra lại vụ án từ đầu. Tuy nhiên, do công tác điều tra diễn ra trong thời gian quá lâu, các tài liệu chứng cứ không đủ cơ sở định tội với các bị can.
Từ đó, cơ quan chức năng đã cho rằng các bị cáo vô tội và phải bồi thường oan sai với tổng số tiền lên đến hơn 1 tỷ đồng.
"Kỳ án vườn điều vẫn được nhắc đến trong các cuộc tọa đàm của ngành tư pháp và xem như là một bài học đắt giá cho các cơ quan tiến hành tố tụng", một thẩm phán cho biết.
Trong khi những "kỳ án" vườn mít, vườn điều vẫn còn "bí ẩn", thì anh Nguyễn Minh Hùng lại là trường hợp hy hữu trong một vụ án ma túy được minh oan sau hai lần bị tuyên tội chết.
Bị coi là mắt xích trong đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia tại tỉnh Tây Ninh, anh Hùng bị bắt năm 2003 và buộc tội về hành vi vận chuyển 25 bánh heroin theo sổ giao hàng và lời khai của một bà "trùm" ma túy.
Nguyễn Mình Hùng hội ngộ vợ con sau hơn 4 năm tạm giam. Ảnh: V. M.
Từ đó, anh bị cấp sơ thẩm đưa ra xét xử và tuyên tử hình cùng với 5 người khác. Liên tục kêu oan từ ngày bị bắt, Hùng càng có hy vọng hơn khi cấp phúc thẩm sau đó đã hủy bản án tử hình của anh, điều tra lại từ đầu. Thế nhưng phiên sơ thẩm lần 2, tòa vẫn giữ nguyên quan điểm, tuyên Hùng tội chết.
Phải đến phiên phúc thẩm lần 2 vào tháng 4/2007 thì con đường sống của anh mới thực sự hé mở. Tòa phát hiện các chứng cứ buộc tội anh có nhiều mâu thuẫn. Đặc biệt, khi đó kẻ đứng đầu đường dây, người từng kéo anh vào vòng lao lý, mới phản cung. Bà ta một mực xin tòa minh oan cho Hùng với lý do trước đó khai không đúng sự thật và "không muốn phạm thêm tội ác nữa".
Cũng theo lời khai của bà này, cuốn sổ ghi số lượng, ngày giờ giao nhận hàng của mình đã bị bôi xóa, ghi thêm và trong đó có tên của Hùng ở phía dưới. Việc này là do một nữ điều tra viên của công an Tây Ninh làm. Một số tình tiết khác mà người này khai nhận trước đó xác định Hùng có tham gia vào đường dây ma túy là do bị cán bộ điều tra mớm cung.
Ngoài ra, những chứng cứ ngoại phạm mà Hùng đưa ra, trong đó có giấy xác nhận của một nhà nghỉ nơi vợ chồng anh trọ vào đúng ngày bị cáo buộc là đi giao heroin không được các cấp xét xử xem xét. Luật sư bào chữa cho Hùng cũng chứng minh được quá trình điều tra có nhiều điểm bất thường. HĐXX khi đó phải tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra bổ sung.
Cuối cùng, sau khi điều tra lại đến lần 3, công an tỉnh Tây Ninh vẫn không có đủ chứng cứ buộc tội đối với Hùng. Ngày 13/6/2008, sau hơn 4 năm đằng đẵng sống trong trại giam với bản án tử hình treo lơ lửng trên đầu, cuối cùng Hùng và gia đình cũng vỡ òa trong hạnh phúc khi VKSND Tây Ninh phê chuẩn quyết định "tha bổng" cho anh.
Sau đó, Hùng cũng đã yêu cầu cơ quan chức năng phải công khai xin lỗi anh tại địa phương và bồi thường oan sai hơn 100 triệu đồng.
Theo VNExpress
Người tham gia tố tụng khai "tiền hậu bất nhất" có bị "truy" tội? Trước mỗi phiên xử, thư ký phiên tòa đều phổ biến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Trong đó, tòa yêu cầu những người tham gia tố tụng phải khai báo trung thực. Những trường hợp khai báo gian dối sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Đã hiểu rõ tầm quan trọng về phát ngôn của mình...