Bị hại “đi mây về gió” trong “kỳ án” hiếp dâm” ở Vĩnh Phúc?
Cùng một khoảng thời gian nhưng bị hại đã xuất hiện tại 3 địa điểm để làm việc với 3 nhóm người khác nhau. Còn bị cáo cũng có khả năng tương tự khi cùng lúc có mặt ở hai nơi để ký vào hai biên bản làm việc. Đây có phải là “chuyện bình thường trong những vụ án nóng” như lập luận của Kiểm sát viên?.
Chiếc áo tang vật này bị đứt 3 khuy, nhưng CQĐT đã không tìm thấy chiếc khuy nào ở hiện trường vụ án.
Đâu là hiện trường vụ va chạm xe?
Như PLVN đã đề cập thì Giấy điều trị thể hiện bị hại Đ. vào Trạm y tế Thị trấn Hương Canh, huyện Bình xuyên khám thương lúc 14h20 ngày 7/8/2011. Không biết quá trình khám thương này kéo dài đến lúc nào nhưng chỉ biết rằng, 40 phút sau (15h) thì chị Đ. kết thúc việc trình báo sự việc tại Trụ sở Công an T.T Hương Canh (có lập biên bản ghi nội dung trình báo). Chưa tính thời gian di chuyển thì trong 40 phút, người ta có thể hoàn thành 2 công việc như trên được không?.
Biên bản khám nghiệm hiện trường thể hiện, từ 13h40 đến 16h30 chiều 7/8/2011, bị hại đã có mặt tại hiện trường vụ án để khám nghiệm hiện trường cùng lực lượng công an. Vậy là trong chiều, bị hại Đ. vừa làm việc tại trụ sở Công an Thị trấn, vừa làm việc tại hiện trường vụ án trong khi hai địa điểm này cách nhau khoảng 2-3 km. Cả hai biên bản đều thể hiện chị Đ. làm việc liên tục, không bị gián đoạn bởi các công việc khác.
Lý giải với Hội đồng xét xử, chị Đ. khai: “Chiều 7/8, tôi không có mặt để tham gia khám nghiệm hiện trường mà làm việc tại Công an TT Hương Canh. Làm việc xong thì trời tối nên tôi về nhà luôn. Chỉ có chồng tôi ở đó. Lúc điểm chỉ vào biên bản, tôi cũng không đọc vì tin tưởng các anh Điều tra viên”
Như vậy, chưa nói tới việc vắng mặt bị hại khi khám nghiêm hiện trường là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì đã có dấu hiệu của một vụ “hợp thức hóa” chứng cứ kết tội. Nguy hiểm hơn, không có bị hại thì lấy cơ sở nào để khẳng định địa điểm mà công an tiến hành khám nghiệm đúng là hiện trường vụ án, nhất là khi bị cáo khăng khăng rằng “vụ va chạm giao thông ở ngã tư đường” (tức là cách chỗ công an khám nghiệm khoảng 100m). Cũng không có kết luận của cơ quan giám định xem dấu vết để lại hiện trường có phù hợp với lời khai của chị Đ. về việc bị ngã xe ở đây không?.
Trong khi bị hại Đ. khai:”Hung thủ giật đứt 3 cúc áo, 1 cúc quần của tôi lúc vật nhau trên bãi cỏ, gần chỗ ngã xe”. Tuy nhiên, ở hiện trường vụ án, cơ quan công an đã không thu giữ được bất cứ vật gì, kể cả 1 trong 4 chiếc khuy được coi là bị đứt và rơi ở đây.
Còn về hiện trường do Bộ khai, kiểm sát viên thừa nhận “lúc này, chưa có lời khai của Bộ về việc va chạm xe ở ngã tư nên CQĐT đã không đến địa điểm này để xem xét”. Như vậy có thể thấy, cũng không có chứng cứ gì để bác bỏ lời khai của bị cáo về việc hiện trường vụ tai nạn giao thông ở gần giữa ngã tư đường cả.
Bị cáo có “3 đầu 6 tay”?
Việc 1 người xuất hiện ở hai nơi không phải là hiếm trong vụ án này. Theo biên bản thì 15h40 ngày 8/8, Bộ vẫn có mặt ở nhà để ký biên bản “giao nộp vật chứng” là chiếc xe Wave của mình cho công an. Nhưng trước đó 10 phút, thì Bộ đã có mặt cách đó 3km, tại trụ sở Công an huyện Bình Xuyên để “xem xét dấu vết trên thân thể”.
Video đang HOT
Bộ khai: “Bị cáo được công an đến mời lên ủy ban làm việc nhưng bị dẫn giải lên công an huyện luôn, từ lúc 2h. Khi vào phòng làm việc, bị cáo bị 3 cán bộ công an đánh, ép nhận tội rối bắt ký vào một số giấy tờ. Sau đó thì mới có chị Vân đến xem xét dấu vết trên thân thể”.
Luật sư bào chữa cho Bộ đánh giá: “Việc xem xét dấu vết trên thên thể Bộ là vi phạm nghiêm trọng Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự vì lúc này, Bộ chưa có quyết định tạm giam, tạm giữ, chưa phải là bị can. Mặt khác, việc xem xét này lại do nữ giới (Y sỹ Vân) thực hiện”. Sau đó, CQĐT cũng không trưng cầu giám định xem những vết xước này có phù hợp với vết cào cấu từ tay bị hại Đ. lúc vật lộn hay không?.
Tại phần luận tội, Kiểm sát viên mô tả hành vi “cướp điện thoại” rằng: “Trong lúc vật lộn, Bộ thấy điện thoại di động của chị Đ. rơi ra nên đã cầm lấy. Một tay Bộ giữ 2 tay chị Đ. (lúc đó, chị Đ. nằm ngửa, 2 tay vòng lên đầu). Tay kia Bộ dùng giật đứt cúc quần…”. Tuy nhiên, luật sư bào chữa cho rằng không thể 1 tay của bị cáo vừa cầm điện thoại, vừa giữ được 2 tay chị Đ trong lúc chị Đ. giẫy dụa chống cự quyết liệt, nên luật sư đề nghị HĐXX cho thực nghiệm điều tra.
Tuy thừa nhận việc thực nghiệm điều tra này không thể tiến hành ở phiên xử được nhưng kiểm sát viên vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố, đề nghị xử phạt Bộ 6-7 năm tù về hai tội: Hiếp dâm và Cướp tài sản.
Với những dấu hiệu bất thường trên, thiết nghĩ TAND huyện Bình Xuyên cần xem xét toàn diện các chứng cứ của vụ án để đưa ra phán quyết khách quan và đúng pháp luật.
Bình luận về những bất thường trong vụ án này, Luật sư Đinh Duy Hải (VPLS Band H, Hà Nội) cho biết:
- Một nguyên tắc quan trọng được quy định trong Bộ luật tố tụng Hình sự là “lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với chứng cứ khác trong vụ án”.Nhưng trong vụ án này, các lời khai và chứng cứ quan trọng có nhiều mâu thuẫn. Rồi “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo không buộc phải chứng minh là mình vô tội” nhưng qua những gì diến ra ở Tòa, có thể thấy chứng cứ kết tội là rất mơ hồ: Không có nhân chứng vật chứng không được thu thập kịp thời Biên bản có dấu hiệu lập khống?
Ông đánh giá thế nào khi KSV lý giải “đối với vụ việc nóng, cần điều tra nhanh thì có thể có chuyện, 1 người làm nhiều việc khác nhau, chạy đi chạy lại. Đây là huyện bình thường”?.
- Không thể biện minh như vậy được, vì biên bản có thể hiện việc “chạy đi, chạy lại” đâu. Đã là án “nóng”, án nghiêm trọng, án có hình phạt cao thì càng phải cẩn trọng, tránh làm oan người vô tội. Nếu cho đây là chuyện bình thường thì tôi đề nghị cơ quan chức năng cần rà soát lại tất cả các vụ án được coi là “bình thường” ở đây.
Theo PLVN
Những 'kỳ án' làm đau đầu cơ quan tố tụng
Hai lần phải nhận án tử nhưng bỗng chốc được thả tự do; 9 thành viên trong một gia đình được tha bổng sau hơn 12 năm... là những vụ án ly kỳ khiến các cơ quan tố tụng mất rất nhiều công sức.
Theo nhiều luật sư, một trong những vụ án mà phán quyết của các cấp xét xử khiến phía bị cáo lẫn bị hại đều phải thấp thỏm, bất ngờ bởi quan điểm trái chiều là "kỳ án vườn mít" Lê Bá Mai (29 tuổi, ngụ Bình Phước). Mai từng hai lần bị tuyên án tử hình về các tội giết người và hiếp dâm trẻ em.
Theo buộc tội của cơ quan công tố, năm 2004, trong lúc rải phân cho cây tại trang trại tại xã An Khương, huyện Hớn Quản (Bình Phước) Mai đã thực hiện hành vi hãm hiếp bé gái 11 tuổi. Sau đó còn giết chết nạn nhân vùi xác ở gần một gốc mít.
Mai và em gái không dấu được niềm vui trong ngày được trả tự do. Tuy nhiên, hiện anh này vẫn phải đối diện với một phiên tòa trong thời gian sắp tới. Ảnh: V. M.
Năm 2005, vụ án được TAND tỉnh Bình Phước xử sơ thẩm đã chấp nhận cáo buộc của VKS cùng cấp, tuyên phạt Mai mức án tử hình với hai tội giết người và hiếp dâm trẻ em. Cùng quan điểm, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM sau đó đã giữ nguyên phán quyết.
Sau khi nhận bản án tử hình lần 2, gia đình bị cáo liên tục làm đơn kêu oan gửi VKSND Tối cao. Trong số hàng trăm ngàn hồ sơ nhận được, lãnh đạo cơ quan này đã chỉ đạo Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử Hình sự (Vụ 3) rút hồ sơ vụ này để nghiên cứu và phát hiện vụ án còn nhiều điểm bất hợp lý.
Những thiếu sót được Vụ 3 cho là cơ bản thể hiện trong hồ sơ mà các cơ quan tiến hành tố tụng trước đó đã bỏ qua như: lời khai của các nhân chứng mâu thuẫn; nhiều vật chứng quan trọng không thu được; biên bản tạm giữ hiện vật không khớp với phiếu nhập kho vật chứng... VKSND Tối cao còn thành lập đoàn cán bộ xuống địa phương xác minh. Sau đó, Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hủy án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra, xét xử lại.
Đến tháng 5/2011, tại phiên sơ thẩm lần 2, Mai được TAND tỉnh Bình Phước tuyên trả tự do vì cho rằng không đủ chứng cứ buộc tội. Song, niềm vui chưa được bao lâu thì anh lại phải đối diện với việc sẽ phải tiếp tục hầu tòa bất cứ lúc nào bởi quyết định kia đã bị VKS tỉnh kháng nghị theo hướng buộc tội với Mai. Phía gia đình nạn nhân cũng không đồng ý với phán quyết Mai trắng án.
Theo dự kiến, phiên phúc xử sẽ diễn ra vào tháng 8/2011, tuy nhiên do vụ án có nhiều tình tiết phức tạp chưa được làm rõ nên tòa tiếp tục hoãn lại. Cho đến nay, sau hai lần bị tuyên án tử hình, một lần được tuyên vô tội, "kỳ án" về Lê Bá Mai vẫn chưa thể kết thúc. Hung thủ thực sự của vụ án này vẫn là một "ẩn số".
"Kỳ án vườn điều" được xem là vụ oan sai lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam bởi có đến 9 người trong một gia đình rơi vào vòng lao lý.
Năm 1998, bị cho là thủ phạm trong một vụ giết người cướp tài sản, Huỳnh Văn Nén còn khai có liên quan đến một vụ án khác đã xảy ra trước đó 5 năm. Nạn nhân là Dương Thị Mỹ được phát hiện tại một vườn điều (thuộc huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) mà cơ quan công an nhiều năm điều tra vẫn chưa tìm ra manh mối.
Theo lời khai của Nén, cái chết của bà Mỹ là do người chị vợ tên Nhung cùng một số người trong gia đình gây ra. Anh này cũng khai ra con dao phay gây án và nơi cất giấu hung khí. Từ đó 9 người trong gia đình vợ của Nén bị buộc tội giết bà Mỹ vì nghi ngờ nạn nhân quan hệ bất chính với chồng Nhung.
Vụ án sau đó được đưa ra xét xử nhiều lần nhưng đều bị tòa phúc thẩm hủy án vì nhiều tình tiết chưa rõ ràng, những chứng cứ thu được đều mâu thuẫn với lời khai của bị can. Đặc biệt, cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Trong khi đó các bị cáo một mực kêu oan và cho rằng những lời nhận tội trước đó là do bị mớm cung. Riêng Nén lại phản cung, cho rằng thời điểm xảy ra vụ án đang làm thuê cho một gia đình tại Đồng Nai.
Việc điều tra xét xử vụ án kéo dài 12 năm nhưng vẫn không tìm ra được hung thủ. Cuối cùng, theo yêu cầu của TAND Tối cao tại TP HCM, Bộ Công an đã phải vào cuộc thành lập ban chỉ đạo điều tra lại vụ án từ đầu. Tuy nhiên, do công tác điều tra diễn ra trong thời gian quá lâu, các tài liệu chứng cứ không đủ cơ sở định tội với các bị can.
Từ đó, cơ quan chức năng đã cho rằng các bị cáo vô tội và phải bồi thường oan sai với tổng số tiền lên đến hơn 1 tỷ đồng.
"Kỳ án vườn điều vẫn được nhắc đến trong các cuộc tọa đàm của ngành tư pháp và xem như là một bài học đắt giá cho các cơ quan tiến hành tố tụng", một thẩm phán cho biết.
Trong khi những "kỳ án" vườn mít, vườn điều vẫn còn "bí ẩn", thì anh Nguyễn Minh Hùng lại là trường hợp hy hữu trong một vụ án ma túy được minh oan sau hai lần bị tuyên tội chết.
Bị coi là mắt xích trong đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia tại tỉnh Tây Ninh, anh Hùng bị bắt năm 2003 và buộc tội về hành vi vận chuyển 25 bánh heroin theo sổ giao hàng và lời khai của một bà "trùm" ma túy.
Nguyễn Mình Hùng hội ngộ vợ con sau hơn 4 năm tạm giam. Ảnh: V. M.
Từ đó, anh bị cấp sơ thẩm đưa ra xét xử và tuyên tử hình cùng với 5 người khác. Liên tục kêu oan từ ngày bị bắt, Hùng càng có hy vọng hơn khi cấp phúc thẩm sau đó đã hủy bản án tử hình của anh, điều tra lại từ đầu. Thế nhưng phiên sơ thẩm lần 2, tòa vẫn giữ nguyên quan điểm, tuyên Hùng tội chết.
Phải đến phiên phúc thẩm lần 2 vào tháng 4/2007 thì con đường sống của anh mới thực sự hé mở. Tòa phát hiện các chứng cứ buộc tội anh có nhiều mâu thuẫn. Đặc biệt, khi đó kẻ đứng đầu đường dây, người từng kéo anh vào vòng lao lý, mới phản cung. Bà ta một mực xin tòa minh oan cho Hùng với lý do trước đó khai không đúng sự thật và "không muốn phạm thêm tội ác nữa".
Cũng theo lời khai của bà này, cuốn sổ ghi số lượng, ngày giờ giao nhận hàng của mình đã bị bôi xóa, ghi thêm và trong đó có tên của Hùng ở phía dưới. Việc này là do một nữ điều tra viên của công an Tây Ninh làm. Một số tình tiết khác mà người này khai nhận trước đó xác định Hùng có tham gia vào đường dây ma túy là do bị cán bộ điều tra mớm cung.
Ngoài ra, những chứng cứ ngoại phạm mà Hùng đưa ra, trong đó có giấy xác nhận của một nhà nghỉ nơi vợ chồng anh trọ vào đúng ngày bị cáo buộc là đi giao heroin không được các cấp xét xử xem xét. Luật sư bào chữa cho Hùng cũng chứng minh được quá trình điều tra có nhiều điểm bất thường. HĐXX khi đó phải tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra bổ sung.
Cuối cùng, sau khi điều tra lại đến lần 3, công an tỉnh Tây Ninh vẫn không có đủ chứng cứ buộc tội đối với Hùng. Ngày 13/6/2008, sau hơn 4 năm đằng đẵng sống trong trại giam với bản án tử hình treo lơ lửng trên đầu, cuối cùng Hùng và gia đình cũng vỡ òa trong hạnh phúc khi VKSND Tây Ninh phê chuẩn quyết định "tha bổng" cho anh.
Sau đó, Hùng cũng đã yêu cầu cơ quan chức năng phải công khai xin lỗi anh tại địa phương và bồi thường oan sai hơn 100 triệu đồng.
Theo VNExpress
'Kỳ án' tại nhà nữ tiếp viên hàng không Bọn gian đột nhập vào ngôi nhà 5 tầng, khoắng két sắt, lấy đi tiền, vàng, ngoại tệ và để lại... đôi nhẫn cưới của vợ chồng chủ nhà. Tối 31/1, CA phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội tiếp nhận đơn trình báo bị mất trộm tài sản của gia đình anh Nguyễn Thanh Hùng, trú ở phố Nguyễn Sơn. Theo...