Ngày càng nhiều người chọn sinh mổ và điều này đang gây một hiệu ứng tiến hóa “lạ”
“Lạ” nhưng không có nghĩa là không tốt. Hơn nữa nhờ vậy, bộ gene của chúng ta cũng đa dạng hơn chăng?
Khi khoa học kỹ thuật phát triển hiện đại, ngày càng nhiều thai phụ lựa chọn giải pháp sinh mổ. Dĩ nhiên, sinh mổ đem lại rất nhiều lợi ích – như ít đau đớn và giảm tỷ lệ tử vong của mẹ và bé đều giảm xuống – nhưng cũng có nhiều nhược điểm về mặt y tế dành cho người mẹ.
Ở đây, chúng ta sẽ không bàn đến các điểm này. Vấn đề là theo một nghiên cứu gần nhất, thì dường như xu hướng lựa chọn sinh mổ tăng đã gây ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của con người.
Thực tế thì trước kia, phương pháp sinh mổ thường chỉ được áp dụng khi thai nhi gặp bất thường, không thể chào đời bằng phương pháp sinh tự nhiên. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ những ca không thể sinh tự nhiên đang tăng lên, từ 30/1000 ca vào năm 1960 thành 36/1000 ca ở thời điểm hiện tại. Nhìn tưởng ít, nhưng đó là mức tăng đến 20%.
Theo tiến sĩ Philipp Mitteroecker từ ĐH Vienna (Áo), quá trình tiến hóa đã cho một thế hệ trẻ sơ sinh ngày càng… bự hơn, vì điều đó chứng tỏ sức khỏe của bé rất tốt, và khả năng sống sót cao hơn. Tuy nhiên, cũng chính áp lực tiến hóa đã khiến số lượng các bà mẹ có khung xương chậu hẹp tăng cao.
Với khung xương chậu hẹp, phụ nữ có thể dễ dàng đứng thẳng, khả năng thăng bằng tốt hơn, nhờ vậy tỷ lệ sảy thai hoặc sinh non sẽ giảm xuống. Có điều khi kết hợp cả 2 yếu tố thì chuyện các em bé chào đời theo cách tự nhiên là điều không thể.
Nếu đầu em bé quá to hoặc xương chậu người mẹ quá hẹp, bé có thể sẽ bị mắc kẹt vì bộ khung ấy. Trong quá khứ, đỡ đẻ cho những ca như vậy là rất khó, có thể giết chết cả mẹ lẫn con, và bộ gene “xương chậu hẹp” sẽ không thể tiếp tục lưu truyền.
Trong quá khứ, các trường hợp sinh nở mà sản phụ có khung xương chậu hẹp rất khó để thực hiện
Video đang HOT
“100 năm trước, phụ nữ với khung xương chậu hẹp thường khó lòng sống sót khi sinh. Còn bây giờ, họ có thể chuyển bộ gene xương chậu hẹp ấy cho con mình.” – bác sĩ Philipp Mitteroecker, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Về mặt lý thuyết, nó sẽ làm thay đổi quá trình tiến hóa của con người, vì những bộ gene “hơi bất lợi” sẽ ngày càng lan rộng hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chưa có kết luận chính thức, vì các bằng chứng vẫn còn khá mơ hồ, chỉ dựa trên số liệu do WHO cung cấp thôi.
Có rất nhiều lý do để các bác sĩ chỉ định sinh mổ, nhưng hơi khó phân loại. Chẳng hạn, với các trường hợp sản phụ đã cao tuổi, họ buộc phải sinh mổ vì cơ quan sinh dục đã không còn linh hoạt như trước. Sản phụ bị béo phì và tiểu đường cũng sẽ được chỉ định sinh mổ.
Tham khảo: IFL Science
Theo Helino
Bác sĩ chẩn đoán từ mang song thai thành 4 thai, sản phụ đi đẻ trong sự ngỡ ngàng của người nhà và bác sĩ
Dù đã được chẩn đoán mang song thai, người mẹ này vẫn cảm thấy bụng to lên gấp đôi so với những thai phụ cùng thai kỳ...
Cặp vợ chồng Tiểu Lệ kết hôn khoảng 2 năm nhưng mãi chưa có tin vui, đến khi phát hiện kinh nguyệt không đều và quyết định mua que thử thai về kiểm tra, thật bất ngờ là que thử xuất hiện 2 vạch báo hiệu cô đã mang thai.
Khi đi khám thai, bác sĩ chẩn đoán cô mang song thai, vợ chồng Tiểu Lệ đã mừng rơi nước mắt vì ước nguyện có con đã thành sự thật.
Một tháng sau, Tiểu Lệ cảm thấy bụng to lên gấp đôi so với những thai phụ cùng thai kỳ, sau khi bác sĩ kiểm tra và thông báo: " Chúc mừng chị nhà, chị có thêm 2 bé nữa". Vợ chồng Tiểu Lệ sửng sốt, hỏi: " 2 bé nữa... là sao ạ?". Bác sĩ tươi cười, bảo: " Trong bụng chị có 4 thai nhi đấy".
Đến tháng 8 của thai kỳ, Tiểu Lệ không thể chịu nổi khi bụng căng cứng như sắp vỡ.
Đến tháng thứ 5 của thai kỳ, bụng của Tiểu Lệ đã phát triển rất lớn, chị khệ nệ ôm bụng bầu đi lại vô cùng khó khăn, mẹ ruột và mẹ chồng đều sang hỗ trợ Tiểu Lệ để đảm bảo quá trình mang thai không gặp trở ngại.
Khi họ hàng xa gần biết Tiểu Lệ mang đa thai đều vui vẻ đến chúc phúc hỏi thăm, trong nhà của cặp vợ chồng lúc nào cũng rộn ràng náo nhiệt, Tiểu Lệ không mong gì hơn là thai nhi được phát triển khỏe mạnh, quá trình sinh nở "mẹ tròn con vuông".
Đến tháng 8 của thai kỳ, Tiểu Lệ không thể chịu nổi khi bụng căng như sắp vỡ, sau khi vợ chồng bàn bạc với bác sĩ đã đi đến quyết định sinh mổ.
Trải qua 2 tiếng sinh mổ, 4 đứa trẻ lần lượt chào đời, nhưng vì sinh non nên cơ thể các bé còn rất yếu, Tiểu Lệ chỉ kịp nhìn mặt các con một lần, sau đó các bé lập tức được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt.
4 đứa trẻ lần lượt chào đời, nhưng vì sinh non nên phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt.
Khi y tá thông báo tin vui cho người nhà Tiểu Lệ, có khoảng 20 người chạy đến hỏi thăm: " Sinh chưa? Mấy trai mấy gái? Tiểu Lệ thế nào rồi? Có thể gặp các bé được không?".
Khi y tá thông báo tin vui cho người nhà Tiểu Lệ, có khoảng 20 người chạy đến hỏi thăm.
Y tá vui vẻ thông báo: " Chúc mừng cả nhà, 2 trai 2 gái nhé". Người thân của vợ chồng Tiểu Lệ đều reo hò phấn khích rồi kéo nhau vào thăm Tiểu Lệ.
Hiện tại, Tiểu Lệ đã xuất viện và đang ở nhà chăm sóc 4 đứa trẻ kháu khỉnh, mỗi ngày đều có họ hàng đến nhà thăm Tiểu Lệ và các bé.
Tại sao mẹ mang thai đôi lại biến thành bốn?
Thông thường mỗi tháng người phụ nữ sẽ rụng một trứng nhưng đôi khi lại có 2 trứng rụng cùng một lúc và được thụ tinh bởi 2 tinh trùng tạo ra 2 trứng đã thụ tinh khác nhau. 2 trứng này sẽ tạo ra 2 phôi thai và được phát triển với 2 nhau thai, dây rốn khác nhau - là trường hợp song thai phổ biến.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, có những trứng đã thụ tinh lại tiếp tục tách ra thành một phôi thai khác và trường hợp của chị Tiểu Lệ là 2 trứng đã thụ tinh đều tách ra tạo thành 2 cặp song thai.
Bởi vì chúng được hình thành từ cùng một trứng đã thụ tinh nên sẽ có cùng nhiễm sắc thể, yếu tố di truyền, giới tính cũng như ngoại hình. Không chỉ giống nhau về ngoại hình mà cặp song thai cùng trứng thường còn có chung một nhóm máu, chỉ số IQ và một số đặc điểm sinh lý, sự nhạy cảm với bệnh tật...
Nguồn: Sina, Btime
Theo Helino
Những lợi ích sức khỏe của ớt cay Mặc dù rất phổ biến, nhưng một số người vẫn e dè với ớt cay, không chỉ vì độ cay mà vì muốn giữ gìn sức khỏe. Trong chừng mực, việc sử dụng ớt trong bữa ăn mang lại một số lợi ích sức khỏe: Capsaicin, thành phần khiến ớt có vị cay và nóng, có thể giúp giảm đau và được cho...