Ngay 24h sau sinh, mẹ phải làm luôn những việc này thì không bao giờ lo con ỐM ĐAU, BỆNH TẬT
Sau cuộc “vượt cạn” mẹ đã có thể chào đón thiên thần bé nhỏ của mình. Thế nhưng, ngay sau đó, hầu hết những mẹ sinh con lần đầu đều lúng túng không biết làm gì để chăm sóc trẻ. Đừng ỷ lại vào bà nội (ngoại) hay bác sĩ, mẹ hãy chủ động làm những việc này cho con ngay trong ngày đầu tiên…
Chăm sóc bầu vú
Ngay sau sinh giờ đầu tiên, em bé cần được bú mẹ ngay, sau khi lau sạch đầu vú và nặn bỏ giọt sữa đầu, dưới sự hỗ trợ các nữ hộ sinh, mặc dù sữa đầu có nhưng số lượng rất ít, nhưng động tác cho bé bú, giúp cho sự bài tiết sữa về nhanh hơn do phản xạ mút của bé từ đầu vú, sẽ kích thích tuyến sữa tiết sữa. Mặt khác trong 3 ngày đầu, sữa mẹ gọi là sữa non, có hàm lượng dinh dưỡng và hàm lượng kháng thể rất cao, khi bé lãnh hội được nguồn sữa mẹ sau này sẽ không bị các bệnh dị ứng hay những bệnh lặt vặt thông thường.
Tiếp xúc “da kề da” là khi bé được đặt trần không áo quần trên ngực hoặc bụng trần của mẹ. Mặt, ngực, bụng và chân của bé áp sát người mẹ, không có khoảng trống. Bé có thể mặc bỉm và đội mũ. Đầu bé nghiêng về một bên, trên mình đắp một tấm chăn ấm.
Phương pháp này cần được thực hiện liên tục trong vòng ít nhất 1 giờ ngay sau sinh và lặp lại càng thường xuyên càng tốt trong những tuần đầu. Trường hợp trẻ sinh mổ, tiếp xúc &’da kề da’ cần được thực hiện ngay khi mẹ tỉnh táo, có thể đáp ứng với xung quanh.
Da kề da được các bác sĩ khẳng định là có vô vàn lợi ích cho cả mẹ và bé! Vòng tay ôm ấp của mẹ sẽ giúp cho em bé tránh hạ thân nhiệt, suy hô hấp, trẻ nhận thêm được một lượng máu từ mẹ truyền sang, tăng thêm lượng sắt cho trẻ (~75mg Fe/kg), cung cấp sắt dự trữ trong 6-8 tháng, trẻ ít bị thiếu máu, giúp bé bú mẹ thuận lợi hơn, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Mũi tiêm phòng đầu tiên
Đó chính là tiêm vắc xin viêm gan B. Mũi tiêm này cần thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50-57% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.
Thông thường, ở cơ sở y tế (nơi các mẹ sinh bé) sẽ có quy định tiêm phòng viêm gan B cho trẻ. Tốt nhất, mẹ cần chủ động hỏi bác sĩ để đảm bảo bé sẽ được tiêm mũi này.
Cho con ngủ đúng cách
Một điều cần chú ý ở các bé mới sinh, đó là trong lúc bé ngủ, có thể có cơn ngưng thở thoáng qua, nên mẹ cần quan sát bé. Hãy cho con nằm tư thế ngủ thoải mái, tốt nhất là nằm ngửa, có hai gối nhỏ hai bên bé hay bé nằm cạnh mẹ, một tay mẹ quàng qua bé giúp bé được ngủ ngon giấc hơn và không bị giật mình.
Video đang HOT
Theo dõi con có đi vệ sinh hay không
Trẻ sơ sinh khỏe mạnh bình thường, sẽ đi “tè” nhiều lần và đi tiểu tiện ít nhất 1 lần trong 24h đầu sau sinh. Nếu quá thời gian này mà không thấy con đi ngoài, mẹ cần báo ngay với bác sĩ để kịp thời kiểm tra xem hệ tiêu hóa và các chức năng khác của bé có bình thường hay không.
Chăm sóc rốn của bé
Ngày nay, việc chăm sóc rốn cho bé sơ sinh thường được các y tá thực hiện trong những ngày đầu khi mẹ và bé còn ở viện. Tuy nhiên, mẹ cũng cần để ý xem rốn của con có bị nhiễm trùng hay không, nếu thấy có hiện tượng như chảy nước, có mùi,…thì đây cũng là dấu hiệu nguy hiểm cần được xử lý nhanh chóng để bảo vệ con nhé.
Mẹ hãy nhớ kĩ những lưu ý này nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Bé trai tử vong vì món đồ uống rất tốt cho trẻ nhỏ nhưng lại cực độc với trẻ dưới 1 tuổi
Sự ra đi vĩnh viễn của bé trai xấu số một lần nữa cảnh báo tới những người lớn đang chăm sóc trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
Bé sơ sinh tử vong vì uống mật ong trộn nước ép trái cây khoảng 1 tháng
Hẳn nhiều bậc cha mẹ đều từng biết tới lời khuyên: Không cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi uống mật ong. Bởi mật ong có thể tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh bại liệt ở trẻ. Nhưng thực sự thì chúng ta hiểu rõ đến đâu về căn bệnh có thể nguy hiểm chết người nhưng rất hiếm gặp này?
Mới đây, một bé trai 6 tháng tuổi đã thiệt mạng sau khi được gia đình cho trẻ uống mật ong. Họ không hề biết đây là việc không được làm đối với trẻ sơ sinh.
Gia đình cho bé uống mật ong trộn với nước ép trái cây 2 lần/ngày, kéo dài trong khoảng 1 tháng (Ảnh minh họa).
Theo tờ The Japan Times, bé trai sống ở quận Adachi, thủ đô Tokyo. Gia đình cho bé uống mật ong trộn với nước ép trái cây 2 lần/ngày, kéo dài trong khoảng 1 tháng.
Một thành viên trong gia đình cho biết: " Chúng tôi trộn mật ong nước ép trái cây mua ở tiệm rồi cho bé uống bởi chúng tôi đều nghĩ, làm vậy là tốt cho cơ thể bé".
Khi phát hiện bé bị co giật và khó thở, người nhà lập tức đưa bé vào viện cấp cứu. Xét nghiệm cho thấy, bé đã hấp thụ loại mật ong bị nhiễm loại vi khuẩn có tên Clostridium botulinum - loại vi khuẩn gram dương, sinh độc tố thần kinh, là nguyên nhân liệt cơ. Đây là trường hợp rõ ràng của bệnh bại liệt do ngộ độc.
Bé trai qua đời 1 tháng sau đó. Đây là trường hợp đầu tiên trẻ sơ sinh bị tử vong do bệnh bại liệt được ghi nhận ở Nhật Bản kể từ năm 1986.
Bệnh bại liệt ở trẻ sơ sinh là gì?
Bại liệt ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra khi bé hấp thụ vi khuẩn có khả năng sinh độc tố trong cơ thể. Đó là bào tử vi khuẩn Clostridium botulinum. Vi khuẩn từ các bào tử này tiếp tục sinh trưởng và tăng theo cấp số nhân trong ruột bé, dẫn tới sự hình thành của một loại độc tố rất nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh tới 12 tháng tuổi, do trẻ nhỏ có hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện.
Triệu chứng bệnh bại liệt bắt đầu từ 3 đến 30 ngày sau khi bé sơ sinh hấp thụ bào tử vi khuẩn. Mặc dù bệnh có thể chữa được, điều quan trọng là đưa bé tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Hãy đưa bé tới bệnh viện ngay khi bạn phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu cảnh báo dưới đây:
không cho trẻ ăn uống mật ong hay bất cứ loại thực phẩm chế biến sẵn nào mà nguyên liệu là mật ong khi trẻ chưa được 1 tuổi (Ảnh minh họa).
Táo bón thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh bại liệt mà cha mẹ có thể để ý. Sau đó là những cử động uể oải, bé thể hiện sự yếu ớt và khó khăn khi mút bú hoặc ăn uống.
Các triệu chứng khác của bệnh bại liệt ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:
- Biểu cảm khuôn mặt không có gì thay đổi.
- Ăn uống kém (bú yếu).
- Tiếng khóc yếu.
- Giảm cử động.
- Khó khăn khi nuốt và chảy dãi nhiều.
- Yếu cơ.
- Gặp khó khăn khi thở.
Phòng ngừa bệnh bại liệt ở trẻ em
Một việc quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bại liệt ở trẻ em là không cho trẻ uống mật onghay bất cứ loại thực phẩm chế biến sẵn nào mà nguyên liệu là mật ong khi trẻ chưa được 1 tuổi.
Bại liệt ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra khi bé hấp thụ vi khuẩn có khả năng sinh độc tố trong cơ thể (Ảnh minh họa).
Mật ong được chứng minh là nguồn chứa vi khuẩn Clostridium botulinum. Những vi khuẩn này vô hại với trẻ lớn và người trưởng thành bởi hệ tiêu hoá đã phát triển đầy đủ.
Tốt nhất là sử dụng thực phẩm đóng hộp tại nhà để giảm nguy cơ nhiễm độc bào tử Clostridium botulinum. Luộc thực phẩm đóng hộp tại nhà này trong vòng 10 phút trước khi cho trẻ ăn.
Ngoài ra, các bào tử Clostridium botulinum có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường. Chúng có trong bụi, chất bẩn và thậm chí trong không khí. Vì thế, cha mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với đất hoặc bụi có nguy cơ nhiễm khuẩn. Đất có nguy cơ nhiễm khuẩn cao thường ở gần các khu công trường và canh tác nông nghiệp.
Thêm vào đó, cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh bại liệt cho trẻ bằng cách tiêm vắc xin. Cụ thể, loại vắc xin phòng chống bệnh này chính là vắc xin tổng hợp (5 trong 1 hoặc 6 trong 1), tiêm ngay từ khi trẻ 2 tháng tuổi.
Nguồn: Japantimes, Mayo Clinic, KidsHealth
Theo Helino
Hy vọng mới cho các chị em phải điều trị u xơ tuyến vú Phương pháp mới này giúp bệnh nhân hầu như không đau khi tiến hành loại bỏ u vú, sẹo nhỏ và mô vú lành được bảo tồn tối đa. Mới đây, bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Chợ Rẫy triển khai thành công phương pháp "sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không - VABB (Vacuum assisted breast biopsy)". Đây là...