Ngất lịm với bánh ngọt hương vị Ý
Không phải là đặc sản trứ danh trên thế giới, nhưng bánh ngọt nước Ý cũng đủ hấp dẫn để khiến của bất kỳ thực khách khó tình nào cũng trầm trồ khen ngợi.
1. Tiramisu
Tiramisu có lẽ là món bánh ngọt nổi tiếng nhất không chỉ tại đất nước Ý, mà còn trên toàn cầu. Điều đó lý giải vì sao tiramisu luôn được xếp ở thứ hạng đầu tiên trong các danh sách đặc sản của Ý do các chuyên gia ẩm thực bình chọn. Tiramisu bắt nguồn từ một loại bánh ngọt đến từ vùng miền Bắc Veneto, nước Ý, là sự kết hợp hòa quyện giữa hương thơm của cà phê, rượu nhẹ và vị béo của trứng cùng kem phô mai.
Công thức để làm một chiếc tiramisu cũng khá đơn giản nhé, đặc biệt là chúng mình không cần đến lò nướng. Thành phần chính là loại bánh quy Champagne, được nhúng vào cà phê ngon, tốt nhất là espresso của Ý, sau đó xếp chồng lên nhau thành từng lớp. Bên ngoài phủ bằng lớp kem có thành phần gồm lòng đỏ trứng, kem phô mai “Mascarpone” và một chút rượu rhum. Cuối cùng, các ấy nhớ phủ lên mặt một lớp bột ca cao để trang trí và tăng hương vị. Sau đó chỉ cần để vào tủ lạnh và thưởng thức chiếc tiramisu ngon tuyệt.
2. Cassata Siciliana
Nhiều người từng nói, nếu chưa từng thưởng thức một miếng bánh cassata của vùng Siciliana, thì có nghĩa bạn chưa tận hưởng đầy đủ hương vị ẩm thực nước Ý.
Cassata được làm từ bánh bông lan xốp, làm mềm bằng nước ép trái cây hoặc rượu rhum nhẹ, cùng với loại phô mai ricotta của Ý, mứt trái cây, chocolate hoặc hương liệu vani. Trong khi đó, người ta trộn hỗn hợp marzipan, gồm đường và bột hạnh nhân, để tạo lớp vỏ mềm và mát lịm cho cassata. Bạn có thể trang trí thêm bằng một số loại hoa quả tươi bên trên bánh.
3. Panna Cotta
Video đang HOT
Panna cotta là một món bánh tráng miệng tuyệt vời của vùng đất Piemonte, nước Ý, nhưng bạn có thể thưởng thức chúng tại bất kỳ đâu. Bởi lẽ, panna cotta đã quá nổi tiếng và được nhiều người Ý ưa chuộng.
Món bánh ngọt này thường ăn kèm với hoa quả tươi, chocolate hoặc caramen. Ban đầu, món bánh này được làm đơn giản với kem tươi, sữa, đường. Tất cả được nấu cùng lá gelatine, nguyên liệu làm đông thường sử dụng trong các món bánh lạnh, rồi đổ vào khuôn và làm lạnh cho đông lại. Do đó, bánh panna cotta thường có màu trắng đục và mịn như sữa, khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt béo, mát lạnh và mềm mượt tan trong miệng. Cho đến ngày nay, người Ý thể hiện sự sáng tạo trong công thức chế biến panna cotta bằng việc bổ sung thêm các nguyên liệu khác như sốt trái cây hoặc chocolate.
4. Babà
Babà là món bánh ngọt đặc trưng của vùng Campania, đặc biệt là Naples, mặc dù chúng có xuất xứ từ Ba Lan.
Bánh babà Neapolitan nổi tiếng khắp nước Ý, nhưng các ấy chỉ có thể thưởng thức hương vị đặc biệt, nguyên bản nhất của loại bánh này ở Ccampania mà thôi.
5. Tartufo di Pizzo
Món bánh ngọt cuối cùng trong thực đơn tráng miệng của nước Ý mà chúng mình không thể bỏ qua là tartufo di pizzo, đặc sản vùng Calabria và có nguồn gốc từ thời cổ xưa. Trong một chiếc bánh tartufo di pizzo thường gồm nhiều hơn hai hương vị khác nhau, thành phần chủ yếu là kem, với si rô hoặc hoa quả lạnh.
Hương vị quả được ưa chuộng nhất là mâm xôi, dâu tây và cherry. Si rô hoa quả làm nhân bánh, trong khi lớp vỏ chocolate phủ bên ngoài, hoặc có thể cho thêm cây quế và hạnh nhân.
Theo ione
[Chế biến] - Panna cotta mật ong sốt dâu tây
Panna cotta với vị chua chua ngọt ngọt của sốt dâu, cân bằng với vị beo béo của whipping, vừa ngon lại lạ miệng
Nguyên liệu:
A: Panna cotta:
B: Sốt dâu tây:
Cách làm:
A: Panna Cotta
- Bột gelatine ngâm với chút nước lạnh đun sôi để nguội cho nở, đem chưng cách thủy cho tan hết.
- Cho sữa, mật ong, đường vào nồi nhỏ, đun tan hết đường nhưng không sôi. Cho phần gelatine đã chưng cách thủy vào khuấy đều để hỗn hợp tan hoàn toàn. Tắt bếp, để nguội bớt rồi cho whipping cream vào trộn đều.
- Dùng thìa chia Panna Cotta vào từng cốc, cất vào tủ lạnh cho se se mặt khoảng 10-15 phút rồi đổ tiếp lớp sốt dâu lên trên.
B: Sốt dâu tây
Bước 1: Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống chỉ lấy phần thịt, cho vào máy xay sinh tố với 1 chút nước xay nhuyễn mịn.
Bước 2: Cho dâu vào nồi với đường, đun trên bếp đến khi đường tan hết. Có thể thêm một chút màu thực phẩm đỏ nếu thích, không thì chị em có thể bỏ qua bước này.
Bước 3: Bột gelatine ngâm với chút nước lạnh đun sôi để nguội cho nở, đem chưng cách thủy để tan hết.
Trộn gelatine với sốt dâu cho đều, để hơi ấm ấm. Khi lớp mặt Panna Cotta đã se thì đổ lớp sốt dâu lên trên, để tủ lạnh khoảng 10-15 phút cho lớp sốt dâu se lại. Nếu đổ thành nhiều lớp thì đổ từng lớp một, cho vào tủ lạnh 10-15 phút cho se mặt mới đổ tiếp lớp thứ 2, 3... lên.
Nếu mặt lớp trước chưa se mà đổ lớp sau lên thì hai lớp sẽ bị hòa lẫn vào nhau dẫn đến ly Pana Cotta không có các lớp đẹp.
Nếu Panna Cotta hay sốt dâu bị đông trước khi đổ thì lại đặt lên bếp, đun lại cho ấm ấm hỗn hợp sẽ lỏng ra. Có thể thay sốt dâu bằng sốt chanh leo, xoài, kiwi...tùy ý. Chú ý về độ chua, ngọt của trái cây để thêm hoặc bớt đường cho hợp khẩu vị.
Chúc bạn thành công với Panna Cotta mật ong sốt dâu tây!
Theo Eva
[Chế biến] - Panna Cotta Panna cotta là món ăn thuộc dòng tráng miệng của nước Pháp, có vị ngọt thanh hòa quyện với vị chua chua của hương chanh leo. Rất thích hợp đưa vào thực đơn torng những mùa hè oi bức.... Nguyên liệu: Sữa tươi (vinamilk) 100 mlKem tươi (whippng cream) 200 mlChanh leo (chanh dây) 1 quảĐường cát 40 grHương vani 3 giọtLá gelatine...