Ngao hai cùi rớt giá 1/3, một doanh nhân nảy ý tưởng làm ruốc ngao “giải cứu” giúp nông dân, sản phẩm dùng được 9 tháng không cần chất bảo quản
Sau 1 tháng tham gia giải cứu ngao 2 cùi, chị Hiền nhận thấy việc vận chuyển hàng tươi rất vất vả và rủi ro cao, trong khi đây là món người dân không ăn được quá nhiều.
Chị nảy ra ý tưởng làm ruốc ngao. “Việc vận chuyển 1.000 lọ ruốc ngao 2 cùi so với việc vận chuyến 7 tấn ngao sẽ khác rất nhiều, quy trình máy móc hiện đại của chúng tôi có thể bảo quản ruốc trong 9 tháng ở nhiệt độ thường mà không cần sử dụng chất bảo quản”, chị Hiền chia sẻ.
Ngao 2 cùi bắt đầu được nuôi tại Quảng Ninh từ năm 2016, với diện tích nuôi tập trung chủ yếu ở huyện Vân Đồn khoảng 2.000 ha. Trong đó, 90% sản lượng xuất bán sang Trung Quốc, 10% phục vụ nhu cầu nội địa, chủ yếu dành cho khách du lịch…, với giá giao động từ 90.000 đồng/kg đến 110.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 , việc gặp khó trong xuất khẩu dẫn đến toàn bộ số ngao đang đến vụ thu hoạch (thời gian thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 5) đã không thể bán được, giá rớt xuống chỉ dao động từ 30.000 đồng – 50.000 đồng/kg (tùy kích cỡ).
Thêm vào đó, tình trạng vắng khách du lịch cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ 10% còn lại. Các nông hộ gặp khó khi vừa không xuất khẩu được, cũng không có cơ hội để chuyển dịch sang kênh nội địa do du lịch tại Quảng Ninh đã “ngủ đông”.
Từ tháng 3, Quảng Ninh đã hỗ trợ nông dân Vân Đồn tiêu thụ hàu, ngao. Cụ thể, Trung tâm Xúc tiến thương mại Quảng Ninh vừa phối hợp với Công ty TNHH Thủy Sản và Thương mại Quảng Ninh (với thương hiệu Bavabi) tổ chức chương trình “Xúc tiến lưu động đẩy mạnh tiêu thụ hàu, ngao Vân Đồn” tại các chợ trung tâm, truyền thống trong, ngoài tỉnh Quảng Ninh.
Chia sẻ với Trí thức trẻ, chị Phạm Thị Thu Hiền – Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thủy sản Quảng Ninh cho biết: “ Sản lượng ngao 2 cùi ước tính khoảng 7.000 tấn, bằng cách thông qua các hiệp hội Doanh nghiệp địa phương và toàn bộ kênh đại lí của Bavabi. Tính đến thời điểm hiện tại chúng tôi đã giải cứu được gần 30 tấn”.
“Công ty bán mạnh chủ yếu vào các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn ngoài ra đã có rất nhiều tỉnh thành hỗ trợ tiêu thụ: Hải Dương, Ninh Bình, Sơn La, Lạng Sơn, Phú Thọ…”
Mới đây, doanh nghiệp của chị Hiền đã nghiên cứu ra một loại sản phẩm mới làm từ loại ngao này – ruốc ngao 2 cùi.
Ảnh: Bình An.
“Sau 1 tháng tham gia giải cứu ngao 2 cùi Bavabi nhận thấy việc vận chuyển hàng tươi là rất vất vả và rủi ro cao, người dân cũng không ăn được quá nhiều, nên lượng hàng tươi bán cũng giảm dần. Do nông hộ nuôi ngao 2 cùi từ trước đến giờ chỉ quen xuất bán cho Trung Quốc vì được giá cao mà bà con đã không quan tâm đến thị trường nội địa, dẫn đến việc khi không thể xuất khẩu được thì đối mặt với việc hàng không có thị trường khách thay thế và có thể dẫn đến việc vỡ nợ hàng loạt”.
“Đối với tất cả các loại nông lâm sản muốn phát triển bền vững đều phải có nhiều thị trường tiêu thụ và có chế biến sâu để nâng cao giá trị và mở rộng thêm được nhiều thị trường. Việc vận chuyển 1.000 lọ ruốc ngao 2 cùi so với việc vận chuyến 7 tấn ngao sẽ khác rất nhiều”, chị Hiền chia sẻ.
Chị cũng cho biết doanh nghiệp có thế mạnh là chuyên sản xuất các loại ruốc từ thủy sản (ruốc hàu, trai, bề bề, tép, cá) với quy trình máy móc hiện đại có thể bảo quản ruốc trong 9 tháng ở nhiệt độ thường mà không cần sử dụng chất bảo quản. Vì thế, Bavabi đã nhanh chóng cho phòng R&D tập trung nghiên cứu để nhanh chóng ra sản phẩm Ruốc ngao 2 cùi. Và sản phẩm ruốc ngao có thể vận chuyển đến tất cả các tỉnh thành khác trong cả nước và có cơ hội xuất khẩu.
Video đang HOT
Về mặt dinh dưỡng, so với các loại ngao khác thì ngao 2 cùi vốn là loại ngao được đánh giá có thịt ngon bậc nhất và giá trị dinh dưỡng rất cao. Việc sản xuất được sản phẩm ruốc ngao 2 cùi cũng sẽ giúp cho người dân có cơ hội được trải nghiệm một sản phẩm ruốc mới tiện lợi, ngon và giàu dinh dưỡng. Hàm lượng protein trong sản phẩm chiếm 30%, ngoài ra thịt ngao rất ràu canxi, kẽm, iot và các loại khoáng chất, chị Hiền cho biết.
Ảnh cắt từ video của Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh.
Việc tham gia giải cứu ngao 2 cùi cho bà con, chị Hiền cho rằng cũng là câu chuyện tình cảm gắn bó giữa đơn vị sản xuất và bà con cung cấp nguyên liệu, là mối quan hệ gắn kết nhiều năm, “Môi hở thì răng cũng lạnh”.
“Chúng tôi cũng là một đơn vị sản xuất và chế biến các sản phẩm từ hải sản đặc thù của địa phương, phần lớn những hộ đang nuôi ngao cũng đang là các nhà cung ứng hàu tươi cho công ty. Việc ảnh hưởng đến kinh tế của bà con nuôi trồng cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cung ứng hàu sau này cho công ty”.
“Việc môi trường nuôi bị ảnh hưởng thì không chỉ những bà con nuôi trồng bị ảnh hưởng mà chính các doanh nghiệp sản xuất cũng sẽ có nguy cơ bị mất vùng nguyên liệu và có thể bị dừng sản xuất”, chị Hiền phân tích.
Sản phẩm ruốc ngao 2 cùi hiện đã hoàn thành công bố và chuẩn bị đưa vào hệ thống siêu thị và thực phẩm sạch trên toàn quốc. Về việc giải cứu ngao, hàu, chị Hiền cho biết năm nay công ty tiếp tục thu mua thủy, hải sản cho bà con với sản lượng gấp 3 so với năm ngoái.
Bảo Bảo
Các điểm bán nông sản ở Hà Nội có thực sự đang "giải cứu" cho nông dân Việt?
Mặc dù không treo biển "giải cứu nông sản" nhưng việc bày bán nông sản giá rẻ trên các vỉa hè cũng là một cách góp phần tiêu thụ nông sản cho nông dân Việt.
21h đêm, trong khi các điểm bán nông sản trên vỉa hè phố Tố Hữu đã dọn hàng thì một điểm bán sầu riêng tại cổng nghĩa trang Trung Văn (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) vẫn hối hả đón khách.
Tấm biển đỏ chứa nội dung "điểm bán dưa hấu ủng hộ đồng bào miền Trung" có kích thước khá lớn được treo trên tường xi măng bao quanh nghĩa trang. Ngoài vỉa hè, điểm bán này còn treo thêm tấm biển đỏ chứa nội dung: "Sầu ri 6... bao ăn".
Một điểm bán sầu riêng và dưa hấu tại cổng nghĩa trang Trung Văn, lúc 21h đêm.
Điểm bán dưa hấu tại cổng nghĩa trang Trung Văn đang tiêu thụ hàng nông sản của đồng bào miền Trung.
Anh Lương, chủ quầy hàng này cho biết: "Dưa hấu là của đồng bào miền Trung, sầu riêng cũng của đồng bào ta nhưng là sầu giống Thái Lan và được trồng ở Đắk Lắk. Sầu riêng có giá bán 95.000 đồng/kg".
Giải đáp thắc mắc của chúng tôi về giá bán sầu riêng cao hơn so với giá bán tại vườn ở Đắk Lắk, anh Lương cho biết: "Chúng tôi là người ngoài này, làm sao mà vào tận miền trong để thu mua nông sản của từng hộ dân. Chúng tôi mua hàng của thương lái ở chợ đầu mối phía nam Hà Nội, họ thu gom và đánh container từ miền Trung ra ngoài này để bỏ sỉ, chúng tôi mua với mức giá không hề rẻ. Nếu khấu hao các chi phí và rủi ro thì chúng tôi chỉ lãi được khoảng 2 giá con".
Anh Lương cho biết, việc bày bán nông sản giá rẻ trên các vỉa hè cũng là một cách góp phần tiêu thụ nông sản cho nông dân Việt.
Anh Lương cho rằng, mua nông sản ở đâu cũng như nhau, cũng đều là của nông dân Việt Nam. Vì dịch COVID-19, nông sản mới có giá bán thấp như hiện nay. Dưa hấu có giá từ 5.000 - 7.000 đồng/kg hoặc giá khoai lang giống Nhật từ 9.000 - 15.000 đồng/kg thì đều là hàng nông sản của Việt Nam.
Cũng với mức giá từ 90.000 - 95.000 đồng/kg sầu riêng, một điểm bán sầu riêng khác trên đường Tố Hữu thừa nhận, sầu riêng không phải là mặt hàng nông sản đang được tiểu thương kêu gọi giải cứu.
Hình ảnh gây mất mỹ quan tại phố Tố Hữu.
H - nam nhân viên bán sầu riêng thật thà, quầy hàng của mình không phải là điểm giải cứu nông sản và bản thân H cũng đang sở hữu nhiều điểm bán sầu riêng trên dọc phố Tố Hữu.
H cho biết: "Bán hàng giải cứu phải có biển ghi giải cứu và mức giá không cao. Giá bán sầu hiện nay chẳng thấp hơn giá trong siêu thị. Hàng nông sản cần giải cứu có nhiều người, nhiều thành viên tham gia bán hàng.
Tuy nhiên, bán hàng như chúng tôi đây cũng phần nào được gọi là giải cứu, vì chúng tôi đi làm cũng phải có công và hàng cũng là của nông dân Việt trồng chứ không phải hàng nhập khẩu hay hàng qua đường tiểu ngạch".
Khoai lang giống Nhật có giá bán 13.000 đồng/kg.
Những ngày qua, người dân Thủ đô đã không còn xa lại với các điểm bán nông sản tự phát trên một số tuyến phố Nguyễn Xiển, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Vũ Trọng Khánh... Những điểm bán nông sản tự phát xuất hiện từ khi dịch COVID-19 lây nhiễm tại Việt Nam.
Ngoài những điểm bán nông sản có ghim biển "giải cứu nông sản..." thì không ít điểm bán lại được treo biển bằng những dòng chữ nguệch ngoạc, kèm mức giá rất bình dân, chỉ từ 7.500 - 15.000 đồng/kg, tùy mặt hàng.
Đơn cử như mặt hàng khoai lang giống Nhật có giá bán chỉ từ 9.000 - 15.000 đồng, dưa hấu có giá bán từ 5.000 - 7.500 đồng/kg, sầu riêng từ 50.000 - 95.000 đồng/kg, tùy loại.
Một điểm bán nông sản trên vỉa hè phố Tố Hữu.
Một thực tế mà PV Báo Gia đình & Xã hội đã ghi nhận là giá bán nông sản ở những điểm bán treo biển "giải cứu nông sản" có mức giá thấp hơn ở các điểm bán khác. Những biển treo nội dung "giải cứu nông sản" chủ yếu tập trung ở mặt hàng khoai lang và dưa hấu.
Nhiều ý kiến cho rằng, mặt hàng sầu riêng có xuất xứ trong nước cũng đang bị ngưng trệ do dịch COVID-19 nhưng trước nhu cầu sầu riêng của người tiêu dùng phía Bắc, giá bán ra của loại mặt hàng này không thể rẻ. Các mức giá rẻ từ 50.000 - 85.000 đồng/kg chỉ dành cho sầu loại, sầu kém chất lượng.
Hình ảnh quen thuộc tại tuyến phố Tố Hữu, Vũ Trọng Khánh.
Trước vấn đề trên, trao đổi với PV, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú cho hay: "Các điểm bán nông sản tự phát trên các vỉa hè không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn cản trở lối đi của người đi bộ. Vì vậy, để tránh việc lợi dụng dịch COVID-19 để tiêu thụ nông sản thì lực lượng chức năng cần vào cuộc.
Nếu thực sự là hàng nông sản cần giải cứu thì nên tạo điều kiện cho thương lái hỗ trợ người nông dân Việt. Đây là sự nhân văn, hành động nhân đạo trong kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 có nhiều diễn biến. Tuy nhiên, nếu các điểm bán là ăn theo những quầy hàng giải cứu thực sự thì cần có biện pháp để đảm bảo trật tự đô thị, văn minh đô thị".
Ngày 26/2, ông Nguyễn Đắc Long, Chủ tịch UBND phường Trung Văn cho biết, các điểm nông sản tự phát chủ yếu là ở các vỉa hè, việc bày bán hàng diễn ra từ sáng đến tối các ngày. Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng, cản trở lối đi chung của tuyến phố mà còn gây mất mỹ quan đô thị. Đặc biệt là hình ảnh trong mắt du khách quốc tế.
Vì vậy, thời gian qua, lực lượng chức năng cấp cơ sở đã ra quân kiểm tra, dẹp bỏ nhiều điểm bán nông sản tự phát.
Trước những điểm bán nông sản tự phát, ông Long cũng khuyến cáo người tiêu dùng, ngoài việc quan sát các thông tin về "giải cứu nông sản" hoặc "ủng hộ nông sản miền Trung" thì người tiêu dùng cần đề nghị người bán xác nhận về xuất xứ nông sản, cũng như mục đích tiêu thụ hàng hóa, nếu thực sự muốn chung tay ủng hộ nông sản cho nông dân Việt.
Theo Gia đình & Xã hội
Gắn mác 'giải cứu', nhiều shop online rao bán ngao giá "trên trời" Trên nhiều chợ mạng đang có phong trào giải cứu hàng nông sản. Cách đây vài tuần là giải cứu dưa hấu, thanh long, tôm hùm, khoai lang Nhật, nay lại xuất hiện một loạt các mặt hàng khác như ngao hai cùi, hàu. Điều đáng nói là giá bán cao chót vót. Có không ít người muốn bán được hàng đã gắn...