Ngành y tế Canada đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực nghiêm trọng
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngành y tế và các cơ sở chăm sóc dài hạn của Canada đang phải chống chọi với tình trạng thiếu nhân lực, khi thời hạn áp dụng chính sách tiêm chủng bắt buộc vaccine phòng COVID-19 đã cận kề.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Toronto, Canada. Ảnh: GETTY IMAGES/TTXVN
Hiện các công đoàn đang thúc giục chính quyền liên bang và cấp tỉnh giảm bớt lập trường cứng rắn về tiêm chủng bắt buộc.
Đối với các bệnh viện và nhà dưỡng lão, tình trạng thiếu nhân lực sẽ gây căng thẳng cho lực lượng lao động vốn đã quá tải khi phải gồng gánh gần 2 năm đại dịch.
Video đang HOT
Để giải quyết tình trạng khan hiếm lao động, Quebec – tỉnh có diện tích lớn nhất Canada và đứng thứ hai về dân số – đã công bố khoản tiền thưởng lên tới 18.000 CAD (hơn 14.200 USD) dành cho các y tá làm việc toàn thời gian. Người đứng đầu ngành y tế tỉnh Quebec, Christian Dubé, cho biết chỉ 60% y tá trong hệ thống công làm việc toàn thời gian. Ông Christian Dubé hy vọng các biện pháp khuyến khích sẽ thuyết phục thêm 15% y tá (trong hệ thống công) làm việc toàn thời gian và thu hút khoảng 4.300 y tá trở lại hệ thống. Trong những tháng gần đây, một số phòng khám cấp cứu trong tỉnh Quebec đã buộc phải đóng cửa tạm thời, cắt giảm giờ làm do thiếu nhân sự kể từ đầu đại dịch.
Chính quyền tỉnh Quebec và British Columbia đã yêu cầu các nhân viên y tế và đội ngũ y tá bắt buộc phải được tiêm vaccine để tiếp tục làm việc. Ông Christian Dubé cho biết khoảng 25.000 nhân viên y tế chưa được tiêm chủng đầy đủ trước thời hạn ngày 15/10.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuần trước đã công bố một trong những chính sách tiêm chủng bắt buộc được cho là cứng rắn nhất thế giới, theo đó yêu cầu các công chức phải tiêm phòng trước cuối tháng này hoặc buộc phải nghỉ làm không lương. Cũng theo quy định mới, từ ngày 30/10, hành khách phải xuất trình chứng nhận tiêm chủng, trước khi lên máy bay, tàu hỏa hoặc tàu thủy.
Trong khi đó, làn sóng sa thải đã xuất hiện. Hồi tuần trước, một bệnh viện ở miền Nam Ontario đã cho 57 nhân viên, chiếm 2,5% nhân sự, nghỉ việc, sau khi quy định về tiêm chủng bắt buộc có hiệu lực. Một cơ sở chăm sóc dài hạn ở Toronto đã cho 36% nhân viên của mình nghỉ không lương sau khi họ từ chối tiêm vaccine.
Tỉnh British Columbia mới đây đã thay đổi thời hạn, tạo điều kiện để người lao động có thêm thời gian tiêm mũi vaccine thứ hai. Tiến sĩ Bonnie Henry, quan chức y tế của tỉnh, lý giải rằng biện pháp này là nhằm giải quyết thực trạng nguồn lực chăm sóc y tế hạn chế.
Liên minh Dịch vụ công Canada (PSAC), đại diện cho 215.000 lao động, cho biết công đoàn ủng hộ quan điểm về tiêm chủng của chính phủ, nhưng không nên đưa ra các biện pháp cứng rắn đối với thành viên của PSAC chưa tiêm chủng, đặc biệt khi có các phương án làm việc từ xa không gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn của người lao động.
Thái Lan nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đặt mục tiêu một nửa dân số nước này được tiêm chủng ngừa COVID-19 vào tháng tới, trước khi hoàn thành kế hoạch tiêm chủng cho khoảng 50 triệu người, tức 70% dân số, vào cuối năm nay.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại tỉnh Samutprakran, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Số liệu được công bố ngày 19/9 cho thấy hiện có khoảng 43,7% dân số Thái Lan được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19. Cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh Opas Karnkawinpong cho biết các cơ quan y tế đang lên kế hoạch để khắc phục và đạt ít nhất 50% dân số quốc gia được tiêm chủng ít nhất một liều vào cuối tháng 9. Để thực hiện điều này, Bộ Y tế Thái Lan lên kế hoạch tiêm chủng ít nhất 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào ngày 24/9. Ông Opas cho biết sáng kiến này nhằm tăng tốc các nỗ lực mở cửa trở lại và phục hồi nền kinh tế, ngay trước mùa cao điểm du lịch vào tháng 11 và tháng 12.
Hiện 4 loại vaccine đang được sử dụng ở Thái Lan là của các hãng Sinovac, Sinopharm, AstraZeneca và Pfizer đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt về tính hiệu quả và an toàn.
Mũi nhắc lại thứ ba sẽ được tiêm cho những người đã tiêm 2 mũi vaccine Sinovac từ tháng 3 đến tháng 5, vì khả năng miễn dịch bắt đầu giảm từ 3-6 tháng sau khi tiêm.
Về tình hình COVID-19, Thái Lan ngày 20/9 ghi nhận thêm 12.709 ca mới cùng 106 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 1.489.186 ca, trong đó có 15.469 người không qua khỏi.
Số ca tử vong ghi nhận ngày 20/9 là con số thấp nhất kể từ ngày 26/7. Số lượng các ca mới tiếp tục giảm kể từ mức 14.546 ca được công bố ngày 17/9. Các ca lây nhiễm ở Bangkok cũng giảm nhẹ từ 2.911 ca xuống 2.831 ca. Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) cho biết việc số ca mắc mới giảm đáng kể sẽ là điều kiện để mở cửa trở lại đất nước, bên cạnh các biện pháp y tế để chuẩn bị cho những đợt bùng phát mới có thể xảy ra.
Về mở cửa lại du lịch, Thống đốc Bangkok Aswin Kwanmuang đã nói rằng 70% dân số thủ đô sẽ phải được tiêm mũi vaccine thứ 2 trước khi chào đón khách du lịch nước ngoài. Hiện khoảng 42% trong tổng số 7 triệu cư dân của Bangkok đã tiêm phòng đầy đủ, trong khi tỉ lệ người được tiêm mũi đầu tiên là 90%. Bangkok sẽ thảo luận với Phuket để học hỏi kinh nghiệm từ chương trình "Hộp cát" của hòn đảo du lịch nổi tiếng này. Số liệu thống kê cho thấy dưới 1% trong tổng số 32.000 khách du lịch được tiêm chủng đầy đủ có kết quả dương tính trong thời gian họ lưu trú ở Phuket.
'Tấm vé' trở lại nhịp sống bình thường Trong nỗ lực dần dỡ bỏ hạn chế, mở cửa trở lại một số hoạt động kinh tế khi chiến dịch tiêm chủng đại trà đạt bước tiến nhất định, nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng chính sách "thẻ xanh" như một "tấm vé" cho phép người dân quay trở lại nhịp sống bình thường. Du khách trình chứng...