Ngành Logistics rất hót, điểm cao, cơ hội nghề nghiệp có rộng mở?
Định hướng nghề ít ai gợi ý cho HS trong khi ta là công dân thời đại số. Điều cốt lõi, ta cần thay đổi tư duy để ’sống’ trong thời đại số.
Sáng ngày 25/11, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với Trường Trung học phổ thông Cẩm Lý (tỉnh Bắc Giang) tổ chức Hội thảo “Khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0″.
Tham dự hội thảo có tập thể cán bộ quản lý, giáo viên và 1.160 học sinh Trường Trung học phổ thông Cẩm Lý.
Tại hội thảo, nhà văn, nhà báo, diễn giả Hoàng Anh Tú đã có những chia sẻ, giải đáp thắc mắc, gỡ rối tâm lý học sinh. Diễn giả Hoàng Anh Tú tập trung diễn giải khái niệm cách mạng công nghệ 4.0, trách nhiệm công dân toàn cầu, đồng thời chỉ ra những thách thức và chuẩn bị của học sinh bước vào thời đại số.
Phải làm gì để trở thành “công dân toàn cầu”?
Nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú mong muốn: “Hội thảo giống như buổi chia sẻ thân tình, gần gũi, giúp cho học sinh phát hiện, có cảm hứng và tầm nhìn về tương lai.
Thế giới 8 tỷ dân khác thế giới 7 tỷ dân. Vấn đề định hướng nghề nghiệp ít ai nhắc đến với học sinh trong khi chúng ta là công dân của thời đại số. Điều cốt lõi là chúng ta cần thay đổi tư duy để “sống” trong thời đại số”.
Nhà văn, nhà báo, diễn giả Hoàng Anh Tú chia sẻ tại Hội thảo.
Diễn giả Hoàng Anh Tú nhấn mạnh, học sinh hướng tới “công dân toàn cầu”, sẽ làm việc tại những công ty, tập đoàn, cơ quan toàn cầu (các nước khác nhau). Do đó, để trở thành “công dân toàn cầu”, diễn giả Hoàng Anh Tú cũng chỉ ra những yếu tố, điều kiện học sinh cần chuẩn bị.
Thứ nhất, học sinh chuẩn bị thành thạo ngoại ngữ. Nhấn mạnh vai trò của học ngoại ngữ, diễn giả Hoàng Anh Tú nói: “Học ngoại ngữ là yếu tố để trở thành “công dân toàn cầu”. Cụ thể, trong thế giới số, chúng ta làm việc online, có thể tiếp xúc với nhiều người trên toàn thế giới. Quan điểm không học ngoại ngữ là hoàn toàn sai, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta nên học ngoại ngữ, biến ngoại ngữ thành ngôn ngữ thứ 2 của riêng mình”.
Theo diễn giả Hoàng Anh Tú, nếu có ngoại ngữ, ví dụ như Tiếng Anh, kể cả không đỗ trường đại học, học sinh vẫn có cơ hội để tìm kiếm việc làm tốt và có những mối quan hệ bạn bè ở khắp nơi trên thế giới nhờ.
Thứ hai, học sinh cần có “trách nhiệm số” và trở thành chuyên gia giỏi.
Điều này xuất phát từ trách nhiệm với bản thân đầu tiên. Khi có trách nhiệm, các em sẽ biết trước và hình dung trước được tương lai của bản thân.
Đồng thời, với “trách nhiệm số”, diễn giả Hoàng Anh Tú cũng chỉ ra những rủi ro trong thời đại 4.0.
Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Bình dự Hội thảo.
“Trăm năm bia đá vẫn mòn, những thứ ta chia sẻ trên mạng xã hội hôm nay, có thể là rủi ro khiến ta mất đi nhiều thứ trong tương lai, trong đó có cơ hội việc làm. Điều này rất quan trọng.
Nhiều công việc sẽ biến mất. Khi bước ra đời làm việc, chúng ta nỗ lực phải hơn trí tuệ IA, hơn công nghệ Robot.
Video đang HOT
Có học sinh chia sẻ rằng muốn trở thành đầu bếp. Vậy, khi IA làm được công việc bếp núc, thì các em này tương lai sẽ mất việc. Ở khía cạnh khác, có thể công việc đầu bếp sẽ mất đi nhưng người nấu ăn ngon không bao giờ mất. Do đó, để tồn tại được, các em phải là chuyên gia của một ngành nghề đó.
Khi đã là chuyên gia của bất cứ ngành nghề nào thì không một trí tuệ nhân tạo nào có thể thay thế được con người. Để làm được, ngay từ bây giờ, chúng ta cần tập trung vào những công việc, thế mạnh của bản thân để làm việc tốt, trở thành chuyên gia giỏi”
Thứ ba, xây dựng chỉ số EQ và AQ.
Diễn giả Hoàng Anh Tú chia sẻ, máy móc/IQs có thể sẽ bị thay thế, nhưng EQ và AQ của con người sẽ không bao giờ bị thay thế và là yếu tố mang tính quyết định thành công ở mỗi người.
Hơn 1.000 học sinh Trường Trung học phổ thông Cẩm Lý tham gia hội thảo.
Ở khía cạnh ngược lại, chỉ số EQ cao không phải là những người giả tạo, nịnh nọt, mà là những người biết được mình là ai, biết mình phải làm gì và biết điều chỉnh cảm xúc, hành động của bản thân. Những người có chỉ số EQ thấp sẽ có nguy cơ bị đào thải đầu tiên trong công việc, nhất là trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa.
Diễn giả Hoàng Anh Tú mong các em học sinh của nhà trường từ hôm nay hãy tìm hiểu nhiều hơn về kỹ năng xây dựng và nuôi dưỡng chỉ số cảm xúc, chỉ số sức chịu đựng của bản thân bên cạnh đầu tư chỉ số IQ.
Thứ tư, tập làm lãnh đạo và khả năng làm việc nhóm.
Chia nhỏ và làm việc theo nhóm tốt đồng nghĩa là học sinh từng bước đáp ứng yêu cầu “công dân toàn cầu” tốt.
“Tôi mong các em có thể nhớ và làm được điều này để thay đổi suy nghĩ, tư duy. Những em đang lắng nghe, được truyền cảm hứng từ tôi, từ thầy cô của trường, chắc chắn sẽ hiểu và có cách nhìn nhận khác về học tập, kỹ năng, nghề nghiệp và mối quan hệ trong cuộc sống”, diễn giả Hoàng Anh Tú chia sẻ.
Sôi nổi hoạt động giao lưu, giải đáp thắc mắc nghề nghiệp tương lai
Đặt mình vào vị trí, vai trò là người anh, người bạn, diễn giả, nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú đã có phần giao lưu, giải đáp những câu hỏi thắc mắc của học sinh trước định hướng nghề nghiệp tương lai.
Nhà văn, nhà báo, diễn giả Hoàng Anh Tú – “Anh Chánh văn” đời thứ 2 của Báo Hoa Học Trò.
Học sinh Nguyễn Việt Hà đặt câu hỏi, ngành Logistics rất hot, em muốn trở thành sinh viên và đi làm trong ngành này, nhưng chưa biết những năm tới ngành này còn hot không và cơ hội nghề nghiệp có rộng mở hay không.
Giải đáp câu hỏi này, diễn giả Hoàng Anh Tú cho biết: “Ngành Logistics, hay bất kể ngành nghề nào, không ai có thể chắc chắn sẽ biến mất hay phát triển vượt trội như thế nào trong tương lai.
Việc em cần làm đầu tiên là hãy chuẩn bị để trở thành “công dân toàn cầu”. Khi đã có những chuẩn bị, đến năm 2030, nếu công việc này ở Việt Nam không còn hot nữa thì em vẫn có thể làm việc tốt ở ngành nghề khác.
Đồng thời, em hãy tìm hiểu những công việc khác liên quan đến ngành Logistics. Nhân đây, các em học sinh khác cũng tìm hiểu dần những ngành mà các em mong được học và làm việc sẽ như thế nào vào năm 2030.
Cụ thể, những yếu tố nào ảnh hưởng đến ngành nghề mà các em mong muốn làm việc vào năm 2030. Làm được bước này chính là cách mà các em đã và đang suy nghĩ về công việc tương lai, nghề nghiệp của mình”.
Học sinh Nguyễn Việt Hà đặt câu hỏi tại Hội thảo.
Tương tự, mạnh dạn chia sẻ dự định của mình, học sinh Nguyễn Thị Diễm Quỳnh, học sinh lớp 12A4, chia sẻ không học đại học mà muốn được đi du học Hàn Quốc 1 năm sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhưng vấn đề là em chưa biết sẽ học gì khi sang Hàn Quốc, đơn giản là em muốn trải nghiệm ở trên thế giới như thế nào rồi trở về quê hương tìm công việc nào đó để làm việc nào đó.
Diễn giả Hoàng Anh Tú giao lưu cùng học sinh.
Trước trăn trở này của học sinh, diễn giả Hoàng Anh Tú chia sẻ: “Thế hệ 8X, 9X thường có tư tưởng sẽ tạm dừng học đại học 1 năm để đi du học nước ngoài. Ngày nay, tư tưởng này vẫn tồn tại, giống như chia sẻ của bạn Quỳnh. Tôi nghĩ, đây cũng là một lựa chọn.
Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta xác định muốn trở thành ai và làm nghề gì trong tương lai. Với mục tiêu đặt ra, các em phải có lộ trình cho nó để thực hiện. Trước hết, nếu muốn đi du học Hàn Quốc, Nhật Bản, hay bất kỳ đất nước nào, trách nhiệm của các em là phải chuẩn bị học ngoại ngữ: Tiếng Anh và tiếng bản địa của đất nước đó”.
Tương tự, học sinh, Nguyễn Tiến Hoàn, lớp 11A5 chia sẻ, bố mẹ em muốn em học Đại học Bách Khoa Hà Nội nhưng em biết khả năng của mình sẽ không thể đỗ được. Theo bạn bè chia sẻ, em cũng muốn thi vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhưng để trả lời câu hỏi sẽ làm nghề gì trong tương lai thì em không lý giải được.
Diễn giả Hoàng Anh Tú chia sẻ với học sinh tại Hội thảo.
Diễn giả Hoàng Anh Tú đặt ra giả thiết, nếu chưa biết mình sẽ học trường nào mà chỉ biết đi học đại học thì trường hợp trượt đại học thì em sẽ làm thế nào?
Kể một câu chuyện tại hội thảo, học sinh Nguyễn Tiến Hoàn nói: “Ngày bà em mất, em đã rất thương và hy vọng mình có thể trở thành bác sĩ để chữa bệnh cứu người. Tuy nhiên, giữa rất nhiều yếu tố, em không biết sẽ phải làm thế nào để trở thành bác sĩ”.
Chia sẻ với câu chuyện của Hoàn, diễn giả Hoàng Anh Tú động viên, đưa ra lời khuyên, trước hết, Hoàn cần xác định ước mơ của bản thân, từ đó vạch ra lộ trình để thực hiện. Khi biết được bản thân muốn làm gì, trở thành người như thế nào thì tự khắc ta có thể vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được.
“Hy vọng trong năm 2030, ở ngoài xã hội, khi tôi gặp lại sẽ là Hoàn, cùng các em học sinh hôm nay với một vị trí, vai trò khác, thành công khác”, diễn giả Hoàng Anh Tú chia sẻ.
Thầy Nguyễn Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Cẩm Lý phát biểu tại hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, thầy Nguyễn Thanh Bình, Hiệu trưởng nhà trường mong muốn các em học sinh sẽ thu nạp được nhiều kiến thức bổ ích, có nhận thức, tư duy rộng mở để định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Hiệu trưởng nhà trường gửi lời cảm ơn đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã phối hợp tổ chức thành công hội thảo hướng nghiệp cho hơn 1 nghìn học sinh của nhà trường.
Một số hình ảnh tại Hội thảo “Khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0″ tại Trường Trung học phổ thông Cẩm Lý.
Ứng xử giữa thầy và trò trong thời đại số: Thay đổi phải đến từ hai phía
Giống như mọi lĩnh vực khác, người thầy trong xã hội hiện đại đang chịu tác động không nhỏ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 khi phải làm quen với các khái niệm như phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo...
Cũng từ những thay đổi này, văn hóa ứng xử giữa thầy và trò trong môi trường giáo dục cũng biến đổi theo. Không còn đóng vai trò độc tôn như trước kia, đạo thầy trò ngày nay được thể hiện qua những cách ứng xử mới mẻ, người thầy trong thời đại mới chuyển hướng sang vai trò người hướng dẫn, người đồng hành, truyền cảm hứng, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học trò.
Dù có sự thay đổi trong phương thức giáo dục, xong mối quan hệ giữa thầy - trò ở xã hội nào vẫn luôn được đề cao. Ảnh: Quang Thái
Những chuyển động mới
Thời gian qua, đã có ý kiến cho rằng nên thay thế câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" trong nhà trường bằng các khẩu hiệu khác. Các cuộc tranh luận đã diễn ra sôi nổi. Phía những người đồng tình với khẩu hiệu này cho rằng, việc giữ "lễ", trong đó có đạo thầy trò, là một nét đẹp được hình thành từ xa xưa và rất cần thiết trong bối cảnh xã hội đang có nhiều thay đổi về giá trị như ngày nay. Phía còn lại thì cho rằng không nên đem khẩu hiệu từ thời Nho học, phong kiến để áp vào đời sống hiện đại, bởi nếu cứ tiếp tục quan niệm này thì dễ sa đà vào căn bệnh hình thức, không khuyến khích được sự sáng tạo, tư duy phản biện của học sinh...
Rõ ràng là từ hiện tượng trên, chúng ta nhận thấy, xã hội biến đổi kéo theo những thay đổi không nhỏ trong tư duy, cách ứng xử trong cộng đồng nói chung và môi trường học đường nói riêng. Bởi nhìn vào thực tế, ngày nay, phương pháp truyền thụ kiến thức nặng tính một chiều từ thầy sang trò, lấy khối lượng kiến thức làm mục tiêu chủ yếu của nền giáo dục truyền thống đang được thay thế bằng các phương pháp mới. Người thầy thời 4.0 không đơn giản là truyền đạt kiến thức, mà còn là người đồng hành, giúp học trò trang bị các kỹ năng để hội nhập toàn cầu. Đổi lại, với vị trí là trung tâm, học sinh ngày nay đã không còn thụ động, nhất nhất nghe theo lời thầy như trước mà đã có sự phản biện nhất định, biết đấu tranh, phê phán tiêu cực để xây dựng một môi trường học tập lành mạnh...
Tuy nhiên, công nghệ có thể thay người thầy truyền thụ kiến thức nhưng không thể truyền được sự hứng thú, tình cảm như cách mà các thầy cô vẫn truyền đến học sinh. Công nghệ cũng không biết khích lệ, khen thưởng những cố gắng, tiến bộ dù nhỏ của học sinh, không biết xử lý một cách phù hợp trước những sai phạm của các em, không biết em nào nên trách phạt, em nào nên tạo cơ hội để có thể sửa chữa sai lầm. Bằng sự kiên trì, tình cảm, người thầy có thể biến một học sinh cá biệt, quậy phá thành một học sinh tích cực, tiến bộ, một học sinh yếu kém thành một học sinh khá, giỏi... Đó là những điều mà công nghệ dù có hiện đại đến đâu cũng không thay thế được người thầy trong giáo dục hiện đại.
Ứng xử giữa thầy và trò đóng vai trò quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Ảnh: Quang Thái
"Kim chỉ nam" để ứng xử văn hóa
Tuy nhiên, cũng vì sự biến đổi trong môi trường học đường mà bên cạnh những thay đổi tích cực, còn xuất hiện không ít những sai lầm trong lối ứng xử giữa thầy và trò. Từ những hành động nhỏ thể hiện sự thiếu tôn trọng với giáo viên như gặp thầy giáo (cô giáo) mà không chào, dùng các từ "lóng" để ám chỉ thầy giáo (cô giáo) cho đến những hành vi lệch chuẩn như chửi bới, đe dọa, bôi nhọ nhân phẩm, danh dự, uy tín, đạo đức của thầy, cô giáo...
Để xảy ra những sự việc trên phần nhiều là do môi trường giáo dục từ trong gia đình có khiếm khuyết khi nhiều bậc cha mẹ cho rằng trách nhiệm dạy bảo con em họ là của người thầy. Tiếp đó là do nhận thức thiếu sót của một bộ phận học sinh nảy sinh từ tâm lý phức tạp, nổi loạn, bồng bột của tuổi mới lớn chưa được lắng nghe, điều chỉnh kịp thời. Từ phía giáo viên, cũng có một số thầy, cô giáo chưa thực sự gương mẫu trong lối sống, sa vào chuyện tiêu cực như nhận hối lộ để nâng điểm, mở lớp dạy thêm và dùng nhiều cách để học sinh "tự nguyện" đến nhà học thêm nhằm thu tiền... Cá biệt có thầy, cô giáo còn xúc phạm nhân phẩm, đánh đập học sinh, bị dư luận lên án. Tất cả những điều đó đã làm xấu đi hình ảnh người thầy mẫu mực, mô phạm một thời của ngành Giáo dục.
Từ thực tế trên có thể thấy, ứng xử giữa thầy và trò đóng vai trò quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn từng khẳng định: "Văn hóa học đường là những gì đang diễn ra trong trường học, đang được sử dụng để vận hành nhà trường, khi đạt tới chuẩn và các giá trị thì đó là văn hóa học đường. Trong nhà trường, hoạt động quan trọng nhất là dạy và học, quan hệ quan trọng nhất là quan hệ giữa thầy và trò, các giá trị có thể khái quát nhất chính là chân - thiện - mỹ". Chính vì thế, gần đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12-4-2019 về Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Ở cấp vĩ mô, ngành Giáo dục đang thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TƯ năm 2013 của ảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với những mục tiêu và cách tiếp cận mới mẻ. Theo đó, những xu hướng mới của giáo dục như "thầy thiết kế - trò thi công", "dạy học hợp tác" (giữa thầy và trò); "dạy học lấy học sinh làm trung tâm"... đều đặt học trò lên vị trí chủ thể của giáo dục. Người thầy đóng vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, gợi mở cho trò tự tìm kiếm tri thức. Không những được tự do tranh luận, trò còn có thể trao đổi, chất vấn thầy, cô giáo... Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025" do Bộ GD&ĐT là cơ quan thường trực. Theo đó, 100% trường học phải xây dựng Bộ quy tắc văn hóa ứng xử... Với những thay đổi này, mối quan hệ thầy - trò sẽ dần trở nên dân chủ, công khai chứ không còn áp đặt, một chiều.
Trở lại câu chuyện nên hay không bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn". Vấn đề cốt yếu ở đây không phải bỏ chữ "Lễ", mà là làm sao có lễ đích thực. Bởi cho dù là ở thời điểm nào, đạo thầy trò vẫn luôn phải được đề cao, cái cần thay đổi ở đây là bỏ đi những tư duy cũ kỹ, rập khuôn và có phần hà khắc xưa kia để tạo nhiều cơ hội hơn cho học sinh tự khẳng định mình, tự nguyện vun đắp giữ gìn chữ "Lễ". Và để làm được điều đó, theo Thạc sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Học viện Quản lý giáo dục): "Quy tắc ứng xử trong nhà trường cũng cần bỏ những điều hình thức, khẩu hiệu, xa rời thực tế và khó thực hiện. Nhà trường không chỉ chú trọng giáo dục kiến thức mà còn cần làm tốt việc giáo dục văn hóa, lối sống, tác phong học tập, giao tiếp ứng xử. Thầy, cô là tấm gương thực hiện văn hóa học đường từ lời nói, xưng hô đến đạo đức, năng lực chuyên môn và quan hệ xã hội. Sự thân ái, trân trọng nhau giữa thầy và trò sẽ giúp cho môi trường giáo dục trở nên lành mạnh và thân thiện. Quan trọng hơn là sẽ tạo nên được những thế hệ học trò sống biết yêu thương, có trách nhiệm hơn với bản thân, cộng đồng và xã hội...".
Có thể thấy, dù có sự thay đổi trong phương thức giáo dục, song mối quan hệ thầy - trò ở xã hội nào vẫn luôn được đề cao. Mối quan hệ đó không chỉ là nét đẹp văn hóa, thể hiện truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của người Việt Nam, mà còn là hình thức tiếp biến văn hóa tối ưu.
Học không giỏi thì tham khảo nghề sau: Lương cả chục triệu đồng nhưng không khắt khe bằng cấp Công việc này đang nhận được sự quan tâm từ đông đảo bạn trẻ. Xã hội phát triển kéo theo sự ra đời hàng loạt những nhu cầu mới mẻ. Nổi bật trong số đó phải kể đến nghề chăm sóc thú cưng. Nếu như trước kia, khi nuôi thú cưng, chúng ta chỉ chú trọng đến việc ăn uống cơ bản hay...