Ngành giáo dục còn trống hơn 1.100 biên chế
Sáng 18/8, Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh có buổi làm việc với Sở GD-ĐT, Sở Nội Vụ, Sở Tài chính và Sở KH-ĐT về công tác chuẩn bị năm học mới 2022-2023.
Bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT cho hay, tới thời điểm này, ngành giáo dục đã chuẩn bị các điều kiện cơ bản cho năm học mới 2022-2023. Năm học mới, toàn tỉnh có 381 trường công lập, 96 trường tư thục và nhóm trẻ với hơn 300 ngàn HS các cấp học.
Trong dịp hè, các địa phương đã đầu tư, sửa chữa nhỏ, cải tạo, chống xuống cấp cho các trường học với tổng kinh phí khoảng 230 tỷ đồng. Đồng thời, mua sắm trang bị thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 2 và lớp 6 với tổng kinh phí khoảng 133 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ngành giáo dục đang phải đối mặt với vấn đề thiếu GV nhưng không có nguồn tuyển, biên chế không được giao thêm với trường thành lập mới tại huyện Long Điền và trường tại địa bàn có số lượng HS tăng cao (TX. Phú Mỹ). Hiện tại do thiếu nguồn tuyển, nên còn trống hơn 1.100 biên chế; tổng số GV, nhân viên cần tuyển mới cho năm học mới gần 680 người, song các địa phương đều chưa tuyển đủ.
Sở GD-ĐT đề xuất UBND tỉnh giao thêm biên chế cho TX. Phú Mỹ và huyện Long Điền, chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ tuyển dụng GV.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Bùi Chí Tình, Phó Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh đánh giá, công tác chuẩn bị đầu năm học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh được thực hiện tương đối tốt. Ngành giáo dục cần tiếp tục quan tâm hơn nữa tới công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cho năm học mới; Nâng cao chất lượng, chấn chỉnh hoạt động của các trung tâm GDTX; Quan tâm hơn nữa tới công tác phân luồng, hướng nghiệp cho HS; Tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm…
Lãnh đạo Ban Văn hóa – Xã hội ghi nhận những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của ngành giáo dục để báo cáo Thường trực HĐND tỉnh và Tỉnh ủy; đồng thời đề nghị các sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngành giáo dục.
Video đang HOT
Đâu là chìa khóa cho nguồn 'cung' tuyển dụng giáo viên
Quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ sung thêm chỉ tiêu giáo viên cho ngành Giáo dục là tin vui trước thềm năm học mới.
Một giờ học làm quen với tiếng Việt của cô và trò Trường Mầm non Ngọc Lan (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Ảnh: TG
Thực tế cho thấy, thời gian qua không ít địa phương luôn trong tình trạng tuyển không đủ giáo viên so với chỉ tiêu được giao. Đây là câu chuyện dài bởi dù có tổ chức nhiều đợt tuyển dụng giáo viên nhưng không đáp ứng được vì nguồn tuyển thiếu cả "lượng và chất".
Thiếu giáo viên mầm non, tiểu học
Kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2021 do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức có 1.955 chỉ tiêu; trong đó, 1.363 chỉ tiêu giáo viên tiểu học và mầm non nhưng chỉ có 1.092 người trúng tuyển. Năm 2020, Quảng Nam cũng chỉ tuyển được 1.200 giáo viên so với 1.783 chỉ tiêu cho các cấp học và bậc học. Số chỉ tiêu tuyển thiếu chủ yếu là giáo viên tiểu học và mầm non.
Tình trạng tuyển giáo viên không đủ chỉ tiêu được giao xảy ra ngay với các địa phương ở đồng bằng chứ chưa nói đến miền núi. Như thị xã Điện Bàn, năm 2021 thiếu 300 giáo viên tiểu học nhưng khi tổ chức thi tuyển chỉ có 90 ứng viên dự thi và 70 người trúng tuyển.
Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) năm 2021 có nhu cầu tuyển dụng 249 giáo viên, trong đó bậc mầm non có 61 chỉ tiêu, tiểu học 109 chỉ tiêu và 79 chỉ tiêu THCS. Thế nhưng, chỉ có 49 ứng viên có hồ sơ dự thi được vào vòng 2, cấp tiểu học chỉ có 35 hồ sơ. Kết quả, năm học 2021 - 2022, Đức Phổ thiếu gần 90 giáo viên tiểu học, trong đó bao gồm cả giáo viên dạy các môn văn hóa và Tin học.
Ông Phan Bường - Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Đức Phổ - cho biết: "Nhiều vị trí tuyển dụng không có ứng viên tham gia như Mỹ thuật, Tổng phụ trách Đội ở cấp tiểu học, giáo viên môn Công nghệ, Tin học cấp THCS".
Tính cả cấp tiểu học và THCS, năm học 2021 - 2022, quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) thiếu 65 giáo viên, trong khi chỉ tuyển dụng được 40 người. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Lịch - Trưởng phòng GD&ĐT quận Liên Chiểu - cho biết: Chỉ có 22/40 giáo viên đến nhận nhiệm sở sau khi trúng tuyển. Số còn lại, đã trúng tuyển ở các địa phương khác. Để chuẩn bị cho năm học 2022 - 2023, ngành GD-ĐT Đà Nẵng đề nghị tăng 659 chỉ tiêu số lượng người làm việc; trong đó, Sở GD&ĐT đề nghị tăng 34 chỉ tiêu; UBND các quận, huyện đề nghị tăng 625 chỉ tiêu.
Hoạt động ngoại khóa Rung chuông vàng của học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).
Nguồn tuyển hẹp
Để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực, ngoài giải pháp bố trí dạy tăng tiết, phân công giáo viên dạy liên trường, liên môn, nhiều địa phương đã chấp nhận giải pháp "hạ chuẩn" trình độ đào tạo theo quy định để ký hợp đồng. Một số trường học ký hợp đồng với giáo viên đã nghỉ hưu hoặc điều động giáo viên THCS xuống dạy tiểu học để tháo gỡ khó khăn.
Theo ông Nguyễn Công Thành - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam, khó khăn trong tuyển dụng giáo viên hiện nay, không phải là không được giao đủ chỉ tiêu biên chế, mà là nguồn tuyển không đáp ứng đủ nhu cầu. Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học có thay đổi so với trước đây. Cụ thể, giáo viên mầm non phải có trình độ cao đẳng sư phạm và giáo viên tiểu học phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm. Do đó, tạo độ "hẫng" nhất định trong công tác tuyển dụng.
Nhìn nhận tình trạng trên, ông Phan Bường cho rằng, việc tuyển không đủ giáo viên so với chỉ tiêu được giao sẽ là câu chuyện dài vì dù có tổ chức nhiều đợt tuyển dụng đi nữa thì cũng không lấy đâu ra nguồn. "Những giáo sinh sư phạm không đủ chuẩn đào tạo ít nhất cũng phải có một khoảng thời gian học nâng chuẩn thì mới đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. Mà địa phương nào cũng thiếu giáo viên nên "cung" không đáp ứng được "cầu".
Thậm chí, tìm giáo viên để ký hợp đồng cũng khó. Lãnh đạo các trường cũng đến nhiều địa phương lân cận như huyện Ba Tơ và tỉnh Bình Định để tìm nguồn giáo viên đủ chuẩn ký hợp đồng dạy học, nhưng cũng chỉ vài trường hợp có thể đến với địa phương", ông Bường phân tích.
Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển viên chức ngành Giáo dục năm 2022, các phòng chức năng của thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã đến một số trường đại học đào tạo sư phạm để tham khảo số liệu thí sinh tốt nghiệp. Theo đó, Trường Đại học Quảng Nam có khoảng 200 sinh viên.
Một số trường đại học lân cận như Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế), số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành học mầm non và sư phạm chưa đến 100 sinh viên/trường. Con số trên quá ít so với nhu cầu tuyển dụng của các địa phương nói chung, đặc biệt là giáo viên dạy Tiếng Anh, Tin học và dạy tổ hợp theo chương trình mới.
Từ bất cập trong công tác tuyển dụng và đào tạo, một số cán bộ quản lý nhận xét, trong khi các trường đại học sư phạm đang cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh theo lộ trình hằng năm mà Bộ GD&ĐT đưa ra, cùng với việc học sinh phổ thông ít chọn theo học ngành sư phạm mầm non và tiểu học nên nguồn tuyển giáo viên sẽ rất hạn hẹp. Chưa kể ở bậc mầm non và tiểu học, các trường công lập cũng phải cạnh tranh với hệ thống trường tư thục ngày càng có nhiều chế độ đãi ngộ cho giáo viên, từ lương thưởng tới điều kiện làm việc.
Các bộ, ngành Trung ương đưa ra giải pháp chung để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên là cần thiết nhưng chưa đủ. Các địa phương cần đẩy mạnh đặt hàng với trường sư phạm để đào tạo theo địa chỉ, đáp ứng yêu cầu khi triển khai Chương trình GDPT mới, góp phần giải quyết được tình trạng thiếu hụt nguồn tuyển. Điều này cũng đồng thời giảm tỷ lệ sinh viên sư phạm thất nghiệp sau khi ra trường.
PTT Vũ Đức Đam: Bộ trưởng GD&ĐT không quyết định được lương giáo viên 'Cần thông cảm cho ngành giáo dục, ngay cả Bộ trưởng GD&ĐT cũng không có thẩm quyền quyết định lương, biên chế giáo viên, trường lớp', Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. Tại Hội nghị tổng kết năm học 2021 - 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 do Bộ GD&ĐT tổ chức sáng nay (12/8), Phó Thủ...