Ngăn chặn nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin khi dạy học trực tuyến
Để bảo đảm cho việc tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả từ nay đến hết ngày 28-2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường lưu ý rà soát, phát hiện và kịp thời ngăn chặn các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin đối với hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị.
Bên cạnh đó, các nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin khi sử dụng các phần mềm trực tuyến và thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng…
Trong học kỳ II năm học 2020-2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường tiếp tục rà soát, có kế hoạch mua sắm bổ sung, duy trì, nâng cấp hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy môn tin học và dạy học trực tuyến, có phương án chủ động ứng phó với mọi diễn biến của dịch Covid-19.
Phụ huynh áp lực vì con phải thi 4 môn vào lớp 10
Sau khi Hà Nội có quyết định tổ chức thi 4 môn để tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022, nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng với áp lực lên con em mình bởi lứa học sinh này đã 2 năm "dính" học trực tuyến.
Chị Hoàng Minh Ngọc (quận Đống Đa) cho rằng, năm nay, việc lứa học sinh 2006 phải thi 4 môn là rất áp lực và thiệt thòi.
"Đây là lứa học sinh đã phải học trực tuyến tới 2 năm, toàn những phần quan trọng phải học trực tuyến, hiệu quả sẽ khó có thể cao bằng học trực tiếp. Chưa kể, năm ngoái cũng điều kiện dịch bệnh nhưng lịch thi được dời đến tận giữa tháng 7, năm nay cuối tháng 5 các con đã phải thi rồi".
Video đang HOT
Chị Ngọc cho hay, trong trường hợp không giảm được số môn, chị mong các cấp xem xét lại lịch thi.
Còn chị Nguyễn Linh Chi, có con năm nay thi vào lớp 10 ở quận Thanh Xuân chia sẻ: "Hiện, các thầy cô giáo đã rất vất vả để đảm bảo truyền tải kiến thức cho học sinh, giờ thêm 1 môn thi đồng nghĩa với việc giáo viên và học sinh phải dàn trải học nâng cao kiến thức của 6 môn học nữa".
Chị Chi cũng cho rằng, năm học trước thời gian học trực tuyến chiếm gần hết học kỳ II. Còn năm nay, theo nhận định từ Bộ trưởng Bộ Y tế, dịch Covid có thể kéo dài cả năm.
"Do đó, tôi nghĩ lãnh đạo các cấp của Hà Nội cần cân nhắc có nhất thiết phải tổ chức 4 môn thi trong kỳ thi vào 10 năm nay không?", chị Chi nói.
Phụ huynh bên con trước giờ thi lớp 10 ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng
Đồng quan điểm, phụ huynh Lê Thị Ngọc Ánh (Ba Đình) cho rằng, chất lượng của học trực tuyến khó có thể bằng trực tiếp bởi lãng phí từ thời gian điểm danh, nhắc mở camera đến vấn đề kỹ thuật như đường truyền rơi rớt, tắc nghẽn... xảy ra thường xuyên.
"Có ngồi học cùng con mới thấy được nhiều vấn đề vướng mắc làm ảnh hưởng chất lượng học tập.
Có lẽ kiến thức của 5 buổi trực tuyến mới bằng kiến thức của 1 buổi trực tiếp. Dù các giáo viên rất nỗ lực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế từ cách truyền đạt, nội dung giáo án, chưa kể học sinh không tập trung, mỏi mệt do học nhiều trên máy tính...", chị Ngọc Ánh tâm sự.
Mặc dù vậy, không ít ý kiến cho rằng phụ huynh đang tự tạo áp lực cho chính mình và các con.
"Thay vì cùng con thích nghi với hoàn cảnh thì chính phụ huynh lại đang rối lên" - một ý kiến bày tỏ.
Có thể điều chỉnh?
Trước đó, trao đổi với VietNamNet , ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở đã trình phương án thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022 với 4 môn lên UBND TP Hà Nội bởi chương trình học vẫn vậy và việc dạy học trực tuyến được tổ chức và có kiểm soát chất lượng.
"Quan điểm của Sở GD-ĐT Hà Nội là thi 4 môn, trong đó 1 môn tự chọn công bố sau (cuối tháng 3/2021) để học sinh học đều tất cả các môn, tránh chuyện vì thi cử mà học lệch, học tủ", ông Đại nói.
Tuy nhiên, ông Đại cũng cho hay, trong trường hợp tình hình dịch phức tạp, Sở có thể xem xét trình UBND TP giảm bớt số môn.
"Dù là phương án nào, Sở GD-ĐT và UBND TP Hà Nội đều sẽ đáp ứng tốt nhất, đảm bảo làm sao có lợi nhất cho học sinh. Phụ huynh cũng không nên quá lo lắng bởi số lượng tuyển đầu vào (khoảng 62%) không thay đổi so năm ngoái" - Ông Đại nói.
Ông Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều cho hay, nếu như đến ngày 1/3/2021 mà học sinh đến trường đi học trở lại bình thường thì việc thi 4 môn là hợp lý. Còn nếu hết tháng 3 mới đi học trở lại thì việc thi 4 môn sẽ là áp lực cho các em.
"Do đó, tôi nghĩ UBND TP Hà Nội cũng cần căn cứ thực tiễn, bởi theo lịch thì ngày 29, 30/5 đã thi, như vậy học sinh thực sự sẽ phải chạy đua với thời gian".
Ông Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa) cho hay: "Với trường tôi thì phụ huynh, học sinh không quá bất ngờ bởi đã xác định và vừa rồi họp cha mẹ học sinh cuối học kỳ 1 cũng đã triển khai các biện pháp để ôn thi hiệu quả. Tuy nhiên, một số phụ huynh vẫn có tâm lí lo lắng bởi nếu việc học trực tuyến kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng ôn tập. Những khu vực ngoại thành, nơi khó khăn thì quả thực thầy trò sẽ phải rất cố gắng".
Ông Cường cho hay, hiện, nhiều cha mẹ học sinh vẫn hy vọng trong trường hợp nếu dịch bệnh kéo dài, UBND TP Hà Nội sẽ có điều chỉnh.
"Còn với trách nhiệm của các trường, các thầy cô sẽ nỗ lực tối đa để học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới dù 3 hay 4 môn", ông Cường nói.
Địa phương đầu tiên dừng học trực tuyến cho học sinh lớp 1, 2 vì nhiều bất cập Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết thực tế dạy học trực tuyến trong mấy ngày qua đã phát sinh nhiều bất cập, gây khó khăn cho học sinh, phụ huynh nên quyết định dừng triển khai. Mới đây Sở GD&ĐT Hải Phòng đã thông tin với truyền thông về việc Sở này vừa có quyết định dừng việc dạy học...