Ngăn chặn cơn khủng hoảng trước kỳ ‘đèn đỏ’
PMS (Premenstrual Syndrome) – hội chứng tiền kinh nguyệt là nỗi “ám ảnh” của không ít chị em trước mỗi kỳ “đèn đỏ”. PMS đôi khi trầm trọng tới mức gây trầm cảm, và do đó cần nhận biết rõ để có biện pháp kiểm soát cơn khủng hoảng này.
Tập yoga có thể giúp giảm đáng kể các triệu chứng PMS – SHUTTERSTOCK
Các triệu chứng khác của PMS là mệt mỏi, đầy hơi, căng ngực, táo bón, đau đầu, nổi mụn, thay đổi tâm trạng, lo lắng, cáu kỉnh, dễ tức giận, dễ muộn phiền…
Theo các chuyên gia, việc cảm thấy mệt mỏi trước kỳ kinh là hoàn toàn bình thường, có liên quan việc thiếu serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng, đồng thời có tác dụng gây buồn ngủ. Trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, mức serotonin có thể dao động và làm giảm mức năng lượng, cũng như ảnh hưởng đến tâm trạng, gây thiếu ngủ…, theo chuyên san PMC.
Các chuyên gia đưa ra những gợi ý giúp chống lại cơn khủng hoảng hằng tháng mang tên PMS như sau:
Giữ cơ thể luôn đủ nước là điều vô cùng quan trọng vì giúp bạn bớt mệt mỏi và giữ cho cơ thể mát mẻ hơn. Nếu cơ thể mất nước, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng, mau đuối sức. Các triệu chứng PMS cũng dễ trở nên trầm trọng hơn, theo trang PubMed. Cố gắng uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
Có chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc để cung cấp năng lượng tốt. Có thể ăn các loại thực phẩm như chuối, cá béo, gạo lứt, khoai lang, táo, bột yến mạch, sữa chua và chocolate đen vì chúng rất giàu vitamin B, chất sắt, mangan, kali, chất chống ô xy hóa cùng các dưỡng chất khác. Bổ sung những thực phẩm này giúp tăng năng lượng.
Tập thể dục. Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Obstetrics and Gynaecology cho thấy tập thể dục đều đặn hằng ngày giúp giảm mệt mỏi, cải thiện khả năng tập trung và giảm hầu hết các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Thử các phương pháp thư giãn . Để giữ trạng thái tâm lý cân bằng trong thời kỳ này, bạn có thể thực hiện một số hoạt động thư giãn như tập thở sâu, yoga và thiền. Theo chuyên san PMC, nghiên cứu cho thấy tập yoga có thể giúp giảm đáng kể các triệu chứng PMS.
Video đang HOT
Giữ phòng ngủ mát mẻ. Để có giấc ngủ thoải mái vào ban đêm, bạn cần giữ cho phòng ngủ mát mẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy thân nhiệt bắt đầu giảm ngay trước khi bạn chìm vào giấc ngủ và điều này giúp bạn ngủ nhanh. Ngủ trong phòng mát mẻ giúp giảm thân nhiệt tự nhiên, do đó giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Journal of Physiological Anthropology.
Duy trì thói quen ngủ lành mạnh . Nhiều phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, đầy hơi và đau đầu trong những ngày trước kỳ kinh. Để giúp giảm bớt các triệu chứng PMS, bạn có thể tắm trước khi đi ngủ, đồng thời đi ngủ sớm, tránh ăn nhiều trước giờ ngủ cũng như hạn chế dùng các thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi lên giường.
Luôn thấy đói dù ăn rất nhiều, có thể do 6 vấn đề sau, có 4 bệnh rất nguy hiểm
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đói, dù ăn bao nhiêu cũng vẫn thấy đói, hãy cẩn thận vì rất có thể sức khỏe bạn có vấn đề.
Nhiều người đôi khi sau khi vừa ăn xong, nếu có một món ăn nhẹ hấp dẫn trước mắt vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên nếu bạn luôn thèm ăn mà không có lý do, bạn cũng nên cẩn thận xem mình có mắc thêm các bệnh nguy hiểm.
Có một chứng bệnh gọi là polyphagia, một thuật ngữ y học miêu tả cho việc đói quá mức và ăn quá nhiều và cơn đói này không biến mất sau khi ăn. Có nhiều lý do dẫn đến polyphagia. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy thèm ăn quá mức, hãy xem liệu bạn có gặp phải bất kỳ tình trạng nào sau đây không:
1. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Phụ nữ cảm thấy thèm ăn một cách tự nhiên do sự thay đổi nội tiết tố trước mỗi kỳ kinh nguyệt. Do sự tăng vọt của estrogen và progesterone trong cơ thể, cũng như sự sụt giảm của serotonin, giai đoạn này dẫn đến việc bạn đặc biệt muốn ăn các loại thực phẩm có chứa carbohydrate và chất béo. Ngoài ra, các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm dễ cáu gắt, thay đổi tâm trạng, đầy hơi, tiêu chảy và mệt mỏi.
2. Cường giáp
Tuyến giáp là một tuyến nằm ở hai bên cổ và khí quản của chúng ta, nó có thể sản xuất hormone và kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể. Nếu thấy có cảm giác thèm ăn thường xuyên thì nhiều khả năng là dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp. Do khi hormone tuyến giáp tiết ra quá nhiều sẽ khiến bạn có cảm giác nhanh đói hơn. Bên cạnh đó, khi tuyến giáp hoạt động quá mức thì bạn lại gặp vấn đề ở vị giác và khứu giác của mình.
Bệnh cường giáp nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm:
Biến chứng tim mạch : Người bị cường giáp có thể gặp tình trạng nhịp tim nhanh hoặc các rối loạn nhịp nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng suy tim.
Cơn bão giáp: Khi tình trạng hormone tăng quá cao, các triệu chứng đột ngột trở nên nặng nề, lúc này, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nếu không kịp thời được chẩn đoán và điều trị.
Lồi mắt ác tính: Cường giáp do bệnh Basedow, người bệnh có thể bị lồi mắt, thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.
Luôn cảm thấy đói có thể biểu hiện của bệnh cường giáp. (Ảnh minh họa)
3. Bệnh tiểu đường
Thông thường, thực phẩm bạn ăn vào sẽ được phân giải thành đường glucose, sau đó cơ thể sẽ tiết ra chất insulin để đưa đường glucose trong máu đến từng tế bào để sử dụng. Tuy nhiên, cơ thể bệnh nhân tiểu đường không thể tiết insulin một cách trơn tru (tiểu đường loại 1) hoặc không thể sử dụng insulin bình thường (tiểu đường loại 2), khiến các tế bào không nhận được năng lượng cần thiết, từ đó khiến não liên tục phát ra tín hiệu đói.
Ngoài cảm giác thèm ăn, bệnh tiểu đường có thể đi kèm với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, khát nước, sụt cân, mờ mắt và vết thương chậm lành. Nếu bạn thấy mình đã ăn nhiều thức ăn có hàm lượng đường cao trong thời gian dài nhưng cân nặng không tăng mà lại giảm, đi tiểu nhiều và khát nước thì hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Nếu bạn ăn thực phẩm nhiều đường trong một thời gian dài và bạn giảm cân thay vì tăng cân, hãy cẩn thận đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa)
4. Hạ đường huyết
Hạ đường huyết đề cập đến lượng đường trong máu thấp, thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường, nhưng hầu hết mọi người cũng có thể gặp phải tình trạng này. Hạ đường huyết thường xảy ra đột ngột và trở nên trầm trọng trong thời gian ngắn, hầu hết mọi người đều có thể cảm nhận được các triệu chứng của hạ đường huyết, ngoài việc muốn ăn đường, họ còn bị chóng mặt, nhức đầu, run rẩy, vã mồ hôi và không thể tập trung.
Hạ đường huyết nếu không được xử trí kịp thời thì mức độ hạ đường huyết ngày càng tăng và gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
5. Thiếu ngủ
Thiếu ngủ cũng có thể khiến bạn thèm ăn nhiều hơn. Bởi việc không ngủ đủ giấc sẽ khiến cơ thể gặp tình trạng khó điều chỉnh kích thích tố kiểm soát mức độ đói khi tỉnh dậy. Ghrelin - hormone đói, sẽ tăng đột biến khiến bạn thèm ăn ngay mặc dù lượng calo vẫn còn đủ "nuôi" cơ thể. Nhu cầu trao đổi chất cũng tăng cao và điều này là một dạng căng thẳng giấc ngủ thường gặp nhất.
6. Béo phì
Béo phì không chỉ vì do bạn ăn quá nhiều mà chính béo phì cũng khiến bạn phải ăn nhiều hơn do lúc nào cũng cảm thấy đói.
Chất béo dư thừa có thể làm cho mức insulin tăng vọt và kích thích sự thèm ăn. Thêm vào đó, các tế bào mỡ làm cho cơ thể bạn ít nhạy cảm hơn với hormon no là leptin, bởi thế dù bạn đã ăn rất nhiều nhưng vẫn chưa cảm thấy no bụng.
Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên chú ý lựa chọn những thực phẩm lành mạnh và hỗ trợ giảm cân như bơ, cá hồi, các loại hạt, ngũ cốc... để vừa lấp đầy cơn đói vừa không ảnh hưởng đến cân nặng. Uống nhiều nước cũng là phương pháp giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn.
Thói quen ngủ lành mạnh giúp giảm nguy cơ suy tim Những người trưởng thành nếu duy trì thói quen ngủ lành mạnh (ngủ 7-8 giờ mỗi ngày và không bị mất ngủ thường xuyên, ngủ ngáy hoặc buồn ngủ quá mức vào ban ngày) sẽ giảm được 42% nguy cơ suy tim. Những điều bất thường trong giấc ngủ hé lộ nguy cơ mắc bệnh tim Theo nghiên cứu mới được công bố...