Ngắm loài chim ấp trứng từ nhiệt núi lửa, mới nở đã bay:
Chim Maleo đào hố dưới đất đẻ trứng để nhiệt độ nóng từ núi lửa truyền tới ấp nở trứng. Con non sau khi nở chui lên khỏi mặt đất và có thể chạy, bay ngay được.
Maleo là loài chim lớn, chỉ được tìm thấy ở Sulawesi – một hòn đảo lớn thứ 4 của Indonesia và lớn thứ 11 trên thế giới.
Không giống như nhiều loài chim khác, Maleo không dùng thân nhiệt của mình để ấp trứng mà chúng lại “sử dụng” các yếu tố tự nhiên.
Tuy sống ở trong vùng đồi núi nhưng tổ của Maleo lại được làm ở những vùng đất cát, đất gần núi lửa hoặc ở những bờ biển có nhiều ánh nắng Mặt trời để lấy nhiệt từ đất và nắng để ấp trứng.
Ngay cách xây tổ của Maleo cũng thể hiện rõ sự “thông minh” của loài chim này. Cặp chim bố mẹ dùng chân đào một hố sâu ở khu vực làm tổ. Sau đó chim cái sẽ đẻ trứng vào trong hố, rồi lấy cát l ấp trứng lại để nhiệt độ Mặt trời hoặc núi lửa sưởi ấm.
Video đang HOT
Tuy nhiên loài chim này không phải đào hố làm tổ một cách hỗn loạn. Chúng cũng có khả năng nhận biết được nhiệt độ của mẫu cát hay đất bằng cách liên tục dùng miệng “nếm”.
Các nghiên cứu cho thấy nếu phát hiện tầng đất có nhiệt tầm 33 độ C là chúng không tiếp tục đào nữa và để con cái đẻ trứng. Trứng cũng được sắp xếp theo phương thẳng đứng so trong lỗ.
Việc sắp xếp trứng như vậy cho phép sau khi trứng nở, chim non có thể chui lên qua lớp cát dễ dàng và chạy vào rừng. Chúng có thể bay và hoàn toàn sống độc lập được như tự tìm thức ăn, tự bảo vệ mình khỏi các loài ăn thịt như thằn lằn, trăn, lợn và mèo rừng.
Khoảng 2-3 tháng sau, cặp chim bố mẹ lại quay trở lại khu tổ cũ để làm lại tổ và tiếp tục đẻ trứng tại đây. Quá trình đào tổ, đẻ trứng, lấp trứng và bỏ đi như thế cứ tái diễn ở mỗi cặp chim bố mẹ ở cùng một địa điểm làm tổ tới hàng chục lần.
Trứng chim Maleo to gấp gần 5 lần so với trứng gà nuôi. Hiện nay Maleo được đưa vào danh sách là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo vệ loài chim này, Indonesia đã lập một khu bảo tồn và thuê những người dân làng tham gia trông nom loài chim Maleo.
'Dựng tóc gáy' trước cảnh rắn hổ mang chúa nôn ra trứng
Một người dân ở Ấn Độ đã ghi lại được khoảnh khắc rắn hổ mang chúa cố nôn ra 6 quả trứng chim do không thể tiêu hóa hết vì tham ăn.
Con rắn hổ mang chúa tham lam đã cố gắng nuốt hết 7 quả trứng chim quá khổ so với dạ dày của nó.
Tuy nhiên, do không thể tiêu hóa hết nên rắn hổ mang chúa đành chấp nhận nôn ra gần hết số trứng mà nó vừa cố gắng tống vào dạ dày.
Phải rất đau đớn và khó khăn để rắn hổ mang chú nôn ra 6 quả trứng này.
Quả trứng đầu tiên mà rắn hổ mang chúa nôn ra.
Cảnh tượng này khiến người ta liên tưởng tới việc rắn hổ mang đang đẻ trứng bằng miệng.
Ắt hẳn việc nôn ra trứng này sẽ khó khăn hơn việc nuốt chúng vào.
Chưa đầy một phút sau, rắng hổ mang chúa đã nôn ra được 6 quả trứng.
Phát hiện mới về cá mập đẻ trứng Vào năm 2011, nhóm nghiên cứu đã tình cờ phát hiện ra một trường hợp trứng cá mập độc đáo. Vỏ trứng của Apristurus ovicorrugatus. Các nhà khoa học học từ Trung tâm Nghiên cứu Bộ sưu tập Australia - Bộ sưu tập Cá Australia (CSIRO), Đại học Hokkaido và Đại học Sorbonne, EPHE đã phát hiện ra một loài cá mập nước...