Nga và Ukraine leo thang tấn công tầm xa xuyên biên giới
Ukraine và Nga tấn công xuyên biên giới dữ dội khi giao tranh tầm xa leo thang.
Cả Nga và Ukraine đã tăng cường tấn công tầm xa nhằm vào nhau trong những ngày gần đây. Ảnh: TASS
Nga và Ukraine đang tăng cường các cuộc tấn công tầm xa khi họ nhằm vào các mục tiêu ở khu vực hậu cứ của nhau, theo tờ Independent (Anh) ngày 21/3.
Trong những ngày gần đây, cuộc xung đột ở Ukraine ngày càng chuyển từ chiến trường trên bộ sang tấn công tầm xa vào cơ sở hạ tầng quân sự, năng lượng và giao thông của nhau.
Về phía Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, Nga đã thả 200 quả bom dẫn đường kể từ đầu tháng này xuống khu vực Sumy ở phía Đông Bắc, trong khi, trong cuộc tấn công mới nhất của Moskva, một tên lửa đã nhằm vào thành phố Kharkiv, cách Sumy khoảng 160km, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.
Tại khu vực Belgorod của Nga, cách Kharkiv khoảng 100km, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã đánh chặn 13 tên lửa của Ukraine ngày 20/3. Thống đốc khu vực Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết 3 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương. Ông Gladkov thông báo rằng chỉ riêng trong tuần qua đã có 16 người thiệt mạng.
Người dân ở cả hai phía biên giới Ukraine và Nga đã được yêu cầu sơ tán.
Video đang HOT
Các nhà chức trách ở thành phố Sumy của Ukraine cho biết đã có 30 trường hợp pháo kích trong ngày 19/3. Một người đã thiệt mạng tại làng Velyka Pysarivka, tâm điểm của cuộc sơ tán diễn ra vào tuần trước. Các quan chức địa phương Ukraine cho biết khoảng 200 người đã được sơ tán khỏi các khu vực nguy hiểm gần Velyka Pysarivka trong tuần qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/3 tuyên bố sẽ hỗ trợ người dân Belgorod. Ông nói trong một cuộc họp được truyền hình từ Điện Kremlin: “Có rất nhiều việc phải làm và chúng tôi sẽ làm mọi thứ. Tất nhiên, nhiệm vụ hàng đầu là đảm bảo an toàn. Có nhiều cách khác nhau để làm điều này. Đây không phải là điều dễ dàng nhưng chúng tôi sẽ làm được”. Các cuộc tấn công của Ukraine đã khiến nhà lãnh đạo Nga bối rối vì Moskva có lợi thế về số lượng tên lửa, pháo binh, đạn dược và máy bay không người lái mà nước này có thể huy động.
Đối với Ukraine, nước đang phải đối mặt với tình hình khó khăn dọc theo một số khu vực của tiền tuyến dài 1000 km vì Kiev phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược do viện trợ quân sự mới từ Mỹ chậm trễ, các cuộc tấn công xuyên biên giới là một cách để nỗ lực làm chậm dịp độ tấn công của Nga. Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công tầm xa trong những tháng gần đây, trong khi Nga đã liên tục nhắm mục tiêu vào các thành phố của Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra hơn 2 năm trước.
Máy bay không người lái cũng là một lĩnh vực công nghệ quân sự mà Ukraine đã đạt được thành công. Ngày 20/3, truyền thông Ukraine và phương Tây đưa tin rằng máy bay không người lái do cơ quan tình báo quân sự GUR chỉ huy đã tấn công căn cứ không quân Engels nằm sâu trong lãnh thổ Nga, cách biên giới hàng trăm 100km.
Thống đốc vùng Saratov, nơi có căn cứ không quân trên, tuyên bố các máy bay không người lái của Ukraine đã bị bắn rơi gần Engels. Căn cứ này là trụ sở chính của phi đội máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Nga và nằm gần thành phố Saratov – cách Moskva khoảng 725 km về phía Đông Nam. Ba nhân viên hàng không Nga thiệt mạng vào tháng 12/2022 khi một máy bay không người lái được cho là của Ukraine bị bắn hạ tại căn cứ ở Saratov.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ cũng xác nhận rằng GUR đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào căn cứ không quân của Nga ở tỉnh Saratov vào ngày 20/3 trong bối cảnh có thêm dấu hiệu cho thấy các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine ở Nga đang đạt được những tác động bất đối xứng hạn chế đối với tài sản quân sự và kinh tế của Nga.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy có 11 máy bay Nga có mặt tại căn cứ không quân Engels vào ngày 19/3. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng các lực lượng nước này đã phá hủy 4 máy bay không người lái của Ukraine trên bầu trời vùng Saratov, và Thống đốc tỉnh Saratov Roman Busargin thông báo rằng các cuộc tấn công không gây ra bất kỳ thiệt hại nào.
Lầu Năm Góc cần 10 tỷ USD để thay thế số vũ khí đã gửi cho Ukraine
Quân đội Mỹ đánh giá cần 10 tỷ USD để thay thế số vũ khí đã gửi tới Ukraine, đồng thời thừa nhận không còn gói viện trợ khẩn cấp nào cho Kiev.
Kho vũ khí của quân đội Mỹ đang cạn kiệt do viện trợ cho Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói với tờ Politico mới đây rằng Lầu Năm Góc cần khoảng 10 tỷ USD để thay thế vũ khí trong kho dự trữ quân sự của nước này đã được gửi tới Ukraine.
Hiện khoản tiền 60 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đang hối thúc Quốc hội Mỹ thông qua cũng bao gồm nguồn tài trợ để bổ sung kho dự trữ quân sự của Mỹ. Thượng viện Mỹ đã thông qua khoản chi tiêu này, nằm trong dự luật viện trợ quân sự nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, nhưng hiện Hạ viện Mỹ vẫn trì hoãn việc đưa ra bỏ phiếu.
Quan chức Mỹ trên cho biết nếu Lầu Năm Góc không nhận được số tiền bổ sung sẽ gây tổn hại cho quân đội Mỹ: "Điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ khi kho dự trữ đang ở mức thấp trong bối cảnh không thể nhận được nguồn tài chính mới".
Theo Bloomberg, chính quyền Biden đã nhấn mạnh với Quốc hội Mỹ về gói ưu tiên để bổ sung kho vũ khí của Mỹ, thay thế trang thiết bị quân sự đã gửi đến Ukraine. Việc bổ sung bao gồm tất cả mọi thứ từ đạn pháo 155mm và tên lửa phóng từ trên không chống radar cho đến thiết bị nhìn đêm,...
Lầu Năm Góc đã gửi Quốc hội Mỹ danh sách đề xuất bổ sung vũ khí, trang thiết bị như sau: 2,1 tỷ USD cho sản xuất đạn pháo 155 mm tại các nhà máy ở Texas, Iowa, Arkansas, Ohio, Pennsylvania, Kansas và California; 915 triệu USD để mua thêm tên lửa chống radar HARM được sản xuất ở California, Minnesota và Tây Virginia; 797 triệu USD cho tên lửa của hệ thống Patriot từ các cơ sở ở Texas, Arkansas, Georgia, Florida và Tây Virginia; 549 triệu USD cho tên lửa phóng loạt (GMLRS), được sản xuất ở Arkansas, California, Tây Virginia, Ohio và Florida; 348 triệu USD cho tên lửa chống giáp TOW được sản xuất ở California, Arizona và Utah; 308 triệu USD cho các thiết bị nhìn đêm được sản xuất ở New Hampshire và Virginia.
Trong khi đó, hãng tin AP cho biết Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Charles Quinton Brown đã đến thăm cơ sở vũ khí Camden, Arkansas của Lockheed Martin và Nhà máy Đạn dược Quốc phòng McAlester ở McAlester, Oklahoma, cùng với các nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mỹ: Thượng nghị sĩ Arkansas John Boozman, Thượng nghị sĩ Oklahoma Markwayne Mullin và Hạ nghị sĩ Arkansas Brad Westerman và Hạ nghị sĩ Oklahoma Josh Breechen để giải quyết những lo ngại về hàng tỷ USD được gửi ra nước ngoài trong khi có quá nhiều nhu cầu khác ở trong nước.
Tướng Brown cho biết chuyến thăm nhằm chỉ ra mức độ cần thiết của nguồn tài trợ bổ sung kho dự trữ quân sự của Mỹ đã được gửi tới Ukraine trong cuộc xung đột với Nga và việc gia tăng sản xuất đó hỗ trợ nền kinh tế của Mỹ như thế nào. Đây là một vấn đề mà Lầu Năm Góc ngày càng thúc đẩy trong những tháng gần đây khi nguồn tài trợ hiện tại cho Ukraine cạn kiệt. Theo ông Brown, phần lớn số tiền viện trợ (khoảng 80%) sẽ quay trở lại cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ.
Chuyến thăm trên cũng nhằm khẳng định rằng gói viện trợ trị giá 95 tỷ USD đang bị treo tại Quốc hội Mỹ không chỉ quan trọng đối với "sự sống còn" của Ukraine mà còn quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ.
Về các khoản viện trợ sắp tới cho Ukraine, Phó Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh xác nhận rằng Mỹ sẽ không thể cung cấp thêm hỗ trợ quân sự cho Ukraine nếu không được Quốc hội Mỹ phê duyệt kinh phí bổ sung. Theo bà Singh, gói viện trợ trị giá 300 triệu USD mà Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ngày 12/3 là một "trường hợp duy nhất".
Kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/22 đến nay, Mỹ đã cam kết cung cấp hơn 44 tỷ USD thiết bị quân sự cho Ukraine. Mỹ cũng đã chi ít nhất 113 tỷ USD cho cuộc chiến ủy nhiệm, bao gồm hỗ trợ tài chính và các loại viện trợ khác cho Ukraine.
Lầu Năm Góc cho biết họ vẫn có hơn 4,1 tỷ USD mà theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, Tổng thống Mỹ có thể cho phép chuyển trực tiếp từ kho dự trữ của Mỹ cho Ukraine, nhưng quyền này chưa được sử dụng vì không có kinh phí để bổ sung vũ khí.
Những chiếc rương đắt nhất thế giới, ngự trị linh hồn của Louis Vuitton Tại xưởng Asnières ở Paris, những người thợ vẫn miệt mài chế tạo món đồ đặc trưng của hãng xa xỉ như cách họ đã làm trong 150 năm qua: hoàn toàn bằng tay. Và những chiếc rương mang tên viết tắt của Louis Vuittion dường như vẫn luôn ngự trị tinh thần của ông. "Thánh đường" của thời trang Pháp Ngoài Neuilly,...