Nga ủng hộ hạn chế phổ biến công nghệ quân sự hạt nhân
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva ủng hộ hạn chế phổ biến công nghệ quân sự hạt nhân càng nhiều càng tốt.
Tổng thống Nga Putin gặp Tổng Giám đốc IAEA Grossi ngày 11/10. Ảnh: Kremlin.ru
“Nga kiên quyết ủng hộ tiếp cận bình đẳng với các công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình và hạn chế việc phổ biến các công nghệ quân sự hạt nhân”, nhà lãnh đạo Nga cho biết hôm 11/10.
Phát biểu tại cuộc họp với Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi ở St.Petersburg, ông Putin nêu rõ: “Lập trường của chúng tôi là mọi thứ nên được thực hiện để hạn chế phổ biến các công nghệ hạt nhân quân sự”.
Theo nhà lãnh đạo Nga, hiện nay mọi thứ liên quan đến nghiên cứu và phát triển lĩnh vực hạt nhân đều đang bị chính trị hóa.
Liên quan đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine, Tổng thống Nga lưu ý tình hình xung quanh nhà máy này là đáng lo ngại, đồng thời cho biết Moskva sẵn sàng đối thoại và sẽ thảo luận về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ sở này.
Video đang HOT
Về phần mình, ông Grossi cho biết Moskva luôn ủng hộ công việc của IAEA cũng như ủng hộ mọi quốc gia sử dụng năng lượng hạt nhân một cách bình đẳng và hòa bình. Ông Grossi nhấn mạnh cuộc thảo luận với Tổng thống Nga lần này là cực kỳ quan trọng vì có những chủ đề liên quan trực tiếp đến an ninh hạt nhân, lưu ý rằng các bên liên quan đang nỗ lực ngăn chặn thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện Zaporizhzhia.
Theo ông Grossi, tình hình ở khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và những nơi khác ngày càng trở nên nguy hiểm, bấp bênh và đầy thách thức, khi các cuộc tấn công quân sự thường xuyên có thể đe dọa an ninh và an toàn hạt nhân, cho rằng nhu cầu cấp thiết phải thiết lập một khu vực bảo vệ an toàn và an ninh xung quanh nhà máy này.
Tổng giám đốc IAEA nói: “Hơn bao giờ hết, trong những thời điểm cực kỳ khó khăn này, một khu vực bảo vệ phải được thiết lập xung quanh nhà máy Zaporizhzhya. Chúng ta không thể để tốn thêm thời gian. Tình hình rất nguy hiểm. Chúng ta phải làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo rằng thảm họa hạt nhân không xảy ra trong cuộc xung đột này”.
Tuần trước, Tổng giám đốc IAEA cũng đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev và họ sẽ gặp lại nhau ở đó vào cuối tuần này, sau cuộc thảo luận trên với Tổng thống Nga Putin tại St Petersburg.
Trong những tuần gần đây, ông Grossi đã tham gia các cuộc tham vấn căng thẳng với cả Ukraine và Nga để nhất trí triển khai khu vực bảo vệ Zaporizhzhya càng sớm càng tốt, do các cuộc pháo kích xung quanh nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu này thời gian qua.
Mỹ tài trợ 35 triệu USD để đảm bảo an ninh hạt nhân cho Ukraine
Quốc hội Mỹ mới đây đã thông qua gói viện trợ bổ sung trị giá hơn 12 tỷ USD cho Ukraine, trong đó có cả khoản tiền giúp Kiev ứng phó với sự cố an ninh hạt nhân tiềm tàng.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ảnh: AP
Theo trang tin defensenews.com, khoản tài trợ trên trị giá 35 triệu USD được cấp thông qua Cơ quan Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ nhằm giúp Ukraine đối phó với một sự cố tiềm tàng do pháo kích vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Craig Branson, người phát ngôn của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ, cho biết trong một tuyên bố rằng đơn vị này đang mô hình hóa các hậu quả tiềm tàng về thiệt hại đối với các cơ sở hạt nhân ở Ukraine.
"Cụ thể, khoản tiền sẽ hỗ trợ mua sắm và bảo trì các cảm biến bức xạ, đánh giá và phân tích dữ liệu, thiết bị và vật tư cho Ukraine liên quan đến khả năng bảo vệ tại các cơ sở hạt nhân, thiết bị chống buôn lậu hạt nhân cho Lực lượng Biên phòng Ukraine", người phát ngôn trên nêu rõ.
Ông Branson lưu ý rằng cơ quan này đã hỗ trợ đáng kể cho Ukraine để giám sát mức độ bức xạ tại các địa điểm như Zaporizhzhia và Chernobyl.
Nhà máy điện hạt nhân Zapoprizhzhia thường xuyên bị pháo kích trong những tháng gần đây trong bối cảnh giao tranh giữa các lực lượng Nga và Ukraine ở khu vực này.
Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Rafael Grossi đã dẫn đầu một phái đoàn đến thị sát nhà máy vào đầu tháng 9. Sau chuyến thăm, ông Grossi đã kêu gọi thiết lập một khu vực phi quân sự xung quanh nhà máy điện để tránh sự cố hạt nhân có thể xảy ra nếu bị pháo kích.
Ông Grossi cho biết đã sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán với Ukraine và Nga về việc thiết lập một khu vực như vậy, trong khi đó Nhà Trắng đã yêu cầu Quốc hội Mỹ cấp thêm kinh phí để tăng cường an ninh xung quanh Zaporizhzhia.
"Chúng tôi đã làm việc với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và với các cơ quan quản lý năng lượng Ukraine để cố gắng đảm bảo rằng không có mối đe dọa nào gây ra bởi sự cố nóng chảy hạt nhân hoặc các vấn đề phát sinh từ nhà máy. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó, nhưng đó là điều mà tất cả chúng ta phải theo dõi chặt chẽ", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết hôm 2/10.
35 triệu USD trên là một phần khoản tài trợ ngắn hạn của Chính phủ Mỹ. Khoản viện trợ, nhằm mở rộng tài trợ của Chính phủ Mỹ đến ngày 16/12, bao gồm 12,3 tỷ USD hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine.
Xung đột ở Ukraine đã làm dấy lên nỗi lo hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh ở Mỹ về hậu quả thảm khốc có thể xảy ra sau một vụ nổ và bụi phóng xạ. Sau khi Liên Xô tan rã, nguy cơ Mỹ hoặc Nga tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân hủy diệt trên thực tế đã bị loại bỏ.
Giải mã thất bại của Mỹ trong việc vận động OPEC+ không cắt giảm sản lượng dầu OPEC cắt giảm sản lượng dầu cho thấy rạn nứt ngày càng gia tăng giữa Chính quyền Biden và hoàng gia Saudi Arabia. Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman ngày 16/72022. Ảnh: REUTERS Theo hãng tin Reuters ngày 8/10, việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và Nga (OPEC ) quyết định cắt giảm...