Nga thuê cảng quân sự Syria thêm 49 năm
Nghị viện Nga hôm 21-12 bỏ phiếu thông qua việc thuê một căn cứ hải quân tại Syria thêm 49 năm, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin thông báo rút một phần lực lượng Nga ở đây về nước.
Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) đã bỏ phiếu về thỏa thuận (do ông Putin đề xuất) trong đó cho phép Moscow để lại 11 chiến hạm – bao gồm cả tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân Pyotr Velikiy – tại căn cứ hải quân Tartus, Địa Trung Hải thêm 49 năm.
Hôm 11-12, ông Putin tới thăm căn cứ không quân Hmeimim ở Syria, đồng thời ra lệnh rút một phần “lực lượng quan trọng” tại đây về nước. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cũng kêu gọi các nhà lập pháp thông qua thỏa thuận mở rộng cảng quân sự ở Syria và đồn trú binh sĩ thêm 49 năm.
Cách đây 3 tuần, người phát ngôn Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin nói với hãng tin TASS: “Chúng tôi sẽ làm tất cả để thỏa thuận được thông qua trước cuối năm 2017″.
Ông Putin (phải) tham dự một hội nghị ở Moscow hôm 19-12. Ảnh: AP
Video đang HOT
Cảng Tartus tại Syria. Ảnh: GOOGLE MAPS
Nội dung thỏa thuận giữa Nga và Syria bao gồm Moscow được phép để lại 11 chiến hạm, xây dựng kho vũ khí và cải thiện cơ sở hạ tầng, với mục đích đón được các tàu chiến lớn hơn.
“Tôi hy vọng rằng về lâu dài, Tartus sẽ trở thành một căn cứ quân sự hoàn chỉnh” – Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng thuộc Hội đồng Liên bang Nga Franz Klintsevich nói với kênh tin RBC.
Về căn cứ hải quân Tartus, Nga lâu nay không chính thức công nhận căn cứ này là căn cứ hoàn chỉnh mà chỉ xem nó là cơ sở hạ tầng “hỗ trợ” quân đội Nga hoạt động tại Syria.
Chuyên gia William Courtney đến từ tổ chức RAND Corporation nhận định rằng ông Putin quyết tâm giúp Nga khôi phục vai trò cường quốc toàn cầu và Trung Đông là khu vực đóng vai trò quan trọng.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Syria Bashar al-Assad hồi tháng 11, ông Putin tuyên bố quân đội Nga đã góp phần “giải cứu Syria”, trong khi Điện Kremlin coi chiến dịch không kích do Moscow phát động từ năm 2015 là hợp pháp và thành công hơn so với chiến dịch do liên quân Mỹ chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Theo Phạm Nghĩa
Người lao động
Nga không rút 'rồng lửa' S-400 và Pantsir khỏi Syria
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga hoạt động hiệu quả ở Syria, nhờ vậy mà thu hút sự quan tâm gia tăng đáng kể ở Trung Đông đến loại vũ khí này.
Ảnh: Sputnik
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 và tổ hợp phòng không Pantsir sẽ ở lại căn cứ không quân Hmeimim sau khi các các đơn vị quân đội Nga bị cắt giảm tại Syria - người đứng đầu Uỷ ban Quốc phòng và an ninh của Hội đồng Liên bang Nga, ông Viktor Bondarev cho biết như vậy vào ngày 13/12.
"Tất nhiên là chúng sẽ ở lại Hmeimim" - ông cho biết như vậy khi trả lời câu hỏi về vấn đề này.
"Không nên đưa chúng đi khỏi đó. Đây là những phương tiện có thể ngay lập tức tiêu diệt các mục tiêu trên không. Tôi đã nói rằng, chính sự xuất hiện của các hệ thống này đã thiết lập lại trật tự trên bầu trời Syria. Pantsir đã tiêu diệt được cả những máy bay không người lái với số lượng không thể thống kê được" - Bondarev giải thích.
Khi nói về những lực lượng nào của Nga còn lưu lại Syria, ông Bondarev thông báo rằng, ở đó sẽ còn lại các chuyên gia quân sự tới mức đủ để bảo trì các trang thiết bị hàng không và hệ thống phòng không, ngoài ra còn có một lực lượng binh lính đảm bảo hoạt động cho căn cứ hậu cần kỹ thuật tại Tartus.
"Ở đó còn có một lực lượng đủ để bảo vệ cho các phương tiện vũ khí lưu lại. Và các máy bay, trực thăng cũng sẽ ở lại", ông Bondarev bổ sung.
"Tất cả lực lượng gìn giữ hòa bình của chúng tôi sẽ ở lại. Tôi nghĩ rằng, cảnh sát quân sự cũng sẽ ở lại. Ngoài ra, lực lượng rà phá bom mìn cũng sẽ ở lại, mặc cho Trung tâm Rà phá bom mình sẽ rời đi, tức là chỉ còn các chuyên gia ở lại, bởi vì trong bất cứ hoàn cảnh nào thì người Syria vẫn cần được huấn luyện", cựu Tư lệnh Không quân Vũ trụ Nga Bondarev kết luận.
Ngày 11/12, Tổng thống Putin tin khi phát biểu trước các quân nhân tại căn cứ không quân Khmeimim, đã ra lệnh cắt giảm lực lượng Nga tại Syria.
Theo Sơn Nguyễn
Tiền phong
Nga lên tiếng vụ Mỹ nói bắn pháo sáng cảnh báo Su-25 tại Syria Trong khi Lầu Năm Góc tuyên bố việc điều F-22 bắn pháo sáng cảnh báo máy bay Su-25 của Nga không vượt qua ranh giới giữa lực lượng Nga và Mỹ tại Syria thì phía Bộ Quốc phòng Nga chỉ trích Mỹ cản trở việc Moscow hộ tống một đoàn viện trợ nhân đạo tới Syria. Máy bay F-22 Raptor của Mỹ. (Ảnh:...