Nga sắm hàng trăm phi cơ, tàu, xe bọc thép cho quân đội
Nga hôm qua thông báo sẽ mua khoảng 200 phi cơ và trực thăng cùng hàng chục tàu mặt nước, tàu ngầm mỗi năm để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang.
Máy bay Su-34 của Nga. Ảnh: Sputnik.
“Có kế hoạch mua từ 70 đến 100 phi cơ, hơn 120 trực thăng, lên đến 30 tàu mặt nước, tàu ngầm, tàu đặc biệt và tàu hỗ trợ cùng 600 phương tiện bọc thép mỗi năm”, Itar-Tass dẫn lời Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov nói.
Theo ông Gerasimov, chương trình quốc gia về quân trang, kéo dài đến năm 2021, dự kiến giúp tăng tỷ lệ vũ khí và khí tài hiện đại lên trên 70%.
Nga sẽ tập trung vào phát triển hơn nữa sức mạnh hải quân và không quân trong thập kỷ tiếp theo nhằm “bảo vệ lợi ích chiến lược của quốc gia”. Kế hoạch quân trang giai đoạn 2011 – 2020 tập trung chủ yếu vào thiết bị tình báo và liên lạc cùng kho vũ khí hạt nhân.
Theo số liệu do Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu trích dẫn tuần trước, Bộ Quốc phòng Nga đã tiếp nhận gần 250 phi cơ hiện đại và trong năm 2016 dự kiến tiếp nhận thêm 200 phi cơ đóng mới hoặc nâng cấp. Hải quân Nga được bổ sung thêm hai tàu ngầm đa nhiệm và 18 tàu mặt nước, dự kiến tiếp nhận thêm 7 tàu mặt nước và hai tàu ngầm trong năm sau.
Video đang HOT
Quyết định chi tiêu quân sự được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Nga đang tiếp tục chịu thiệt hại bởi giá dầu giảm và những biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt từ năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Giá dầu đang ở mức dưới 40 USD một thùng trong khi ngân sách Nga năm 2016 được ước tính dựa trên mức giá dầu 50 USD một thùng. Thâm hụt ngân sách trong năm 2016 sẽ là hơn 21 tỷ USD, Moscow Times đưa tin.
Như Tâm
Theo VNE
Hòa bình tại Đông Ukraine chưa thể hạ nhiệt được quan hệ Nga-NATO
Những cuộc triển khai quân, vũ khí cùng hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn ở sát biên giới Nga trong thời gian qua khiến Nga phải lên tiếng.
Hàng loạt dấu hiệu tích cực tại khu vực miền đông Ukraine khi các bên đều tuyên bố rút vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực chiến tuyến. Các điều khoản trong thỏa thuận ngừng bắn đạt được tháng trước cũng đang từng bước được thực hiện.
Tuy nhiên, những diễn biến này cũng không thể giảm nhiệt những mâu thuẫn gia tăng gần đây giữa Nga và NATO, vốn được cho là bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Ukraine, với hàng loạt hành động quân sự được tăng cường tại biển Đen.
Xe tăng Mỹ được triển khai tại thủ đô Riga, Latvia - một trong 3 nước Baltic
Tổng thống Ukraine Poroshenko ngày 9/3 cho biết, chính phủ đã rút hầu hết vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực chiến tuyến và xác nhận lực lượng đối lập cũng đang có động thái tương tự.
Ngoại trưởng Đức Walter Steinmeier cũng cho biết, bạo lực đã giảm đáng kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn được nhất trí vào tháng trước: "Thỏa thuận Minsk 2 đã gần được 1 tháng. Mặc dù không phải mọi điều khoản đều được thực hiện nhưng tôi có thể nói rằng nó đang được thực hiện dần. Bạo lực đã giảm rõ rệt. Sau những khó khăn ban đầu, hiện chúng ta có thể thấy lệnh ngừng bắn đang được thực hiện".
Tuy nhiên, những diễn biến này hoàn toàn không làm hạ nhiệt được căng thẳng gần đây trong mối quan hệ giữa Nga và NATO- vốn được cho là bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Ukraine.
Theo truyền thông Nga, một đội tàu chiến của NATO đã tới thành phố cảng Varna của Bungary để tham gia cuộc tập trận chung trên Biển Đen. Cuộc tập trận quy mô lớn có sự tham gia của nhiều lực lượng NATO với các đồng minh trong khu vực nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng của hải quân các nước.
Đây là đợt diễn tập theo kế hoạch của NATO bất chấp sự phản đối của Nga. Mỹ ngày 9/3 cũng chuyển hơn 100 đơn vị khí tài quân sự tới các quốc gia Baltic nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của các nước thành viên NATO trong bối cảnh căng thẳng với Nga.
Phát biểu khi giám sát hoạt động chuyển giao trang thiết bị quân sự tại cảng Riga của Latvia, thiếu tướng Mỹ John R. O'Connor nhấn mạnh, đây là một hành động thể hiện sự hợp tác của các nước trong bối cảnh căng thẳng với Nga: "Kế hoạch này thể hiện cam kết của chúng tôi đối với an ninh tập thể. Chúng tôi có thể cung cấp sức mạnh chiến đấu cho các đồng minh bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào cần thiết. Thông điệp của chúng tôi tới người dân Latvia đó là, Mỹ và các đối tác có thể cung cấp sự hỗ trợ kịp khi cần thiết từ trên không, trên bộ và trên biển".
Những cuộc triển khai quân, vũ khí rầm rộ cùng hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn ở sát biên giới Nga trong thời gian qua khiến Nga không thể ngồi yên. Bộ Ngoại giao Nga ngày 9/3 cáo buộc cuộc tập trận của NATO trên Biển Đen là hành động khiêu khích và đáng báo động.
Các lực lượng vũ trang Nga cũng đang tiến hành hàng loạt cuộc tập quy mô lớn trên nhiều vùng lãnh thổ Liên bang, trong đó có bán đảo Crimea. Hơn 2.000 binh sĩ và 500 đơn vị vũ khí đã được huy động vào cuộc tập trận kéo dài hơn 1 tháng. Đáng chú ý, binh sĩ và khí tài quân sự thuộc các căn cứ của Nga ở Acmenia, Abkhazia and Nam Ossetia và đặc biệt là ở bán đảo Crimea cũng tham gia vào cuộc tập trận này.
Mối quan hệ giữa Nga và NATO đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh, sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra với việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. NATO quyết định ngừng các chương trình hợp tác quân sự và dân sự với Nga, đồng thời lên kế hoạch tăng cường hệ thống phòng thủ. Nga cũng cảnh báo sẽ cắt đứt quan hệ hoàn toàn với NATO nếu Ukraine gia nhập khối quân sự này.
Những diễn biến tích cực tại miền đông Ukraine gần đây cũng không thể hạ nhiệt được những căng thẳng này, khiến giới chức Nga cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ là một "cái cớ" để thực hiện các mục tiêu của NATO, trong đó có Mỹ. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho rằng, các nước NATO đang muốn tận dụng tình hình ở Đông - Nam Ukraine như một cái cớ để di chuyển quân đến gần biên giới Nga.
Phó giám đốc Viện Nghiên cứu những vấn đề Mỹ và Canada tại Nga, Thiếu tướng Pavel Zolotaryov cho rằng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine đang diễn ra, Nhà Trắng đang theo đuổi một số mục tiêu, như củng cố sức mạnh cho lực lượng chính trị Ukraine với hy vọng sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình tại châu Âu.
Thông qua cơ chế của NATO, trong đó có các cuộc diễn tập quân sự ở Biển Đen, Mỹ cũng có kế hoạch buộc những nước thành viên NATO phải tăng chi tiêu nhiều hơn cho hệ thống phòng thủ chung cũng như đẩy mạnh chiến lược, theo quan điểm của Mỹ là "tách" Ukraine ra khỏi Nga./.
Theo Phạm Hà/VOV- Trung tâm Tin/tổng hợp
Quân đội Nga tiếp nhận lô tên lửa phòng không Buk-M3 đầu tiên Lực lượng Vũ trang Nga sẽ tiếp nhận lô đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng không mới nhất Buk-M3 trong năm 2016. Đó là thông tin vừa được Bộ trưởng Quốc phòng Nga - ông Sergei Shoigu đưa ra hôm 11/12. "Nhiệm vụ trong năm tới là cung cấp cho quân đội 2 hệ thống tên lửa Iskander-M, các hệ thống...