Nga phát triển bộ cảm biến xác định độc tố gây ung thư trong thực phẩm
Bộ cảm biến trên nền tảng graphene do các nhà khoa học Nga phát triển có khả năng xác định chính xác và nhanh chóng hàm lượng ochratoxin A, một chất nguy hiểm được tiết ra bởi một số chủng nấm mốc trên thực phẩm, có khả năng gây ung thư.
Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế gọi là ochratoxin A là một chất có thể gây ung thư – Ảnh: Flickr
Trong một công trình công bố trên tạp chí Toxins, các nhà khoa học Nga thông báo đã tạo ra một nguyên mẫu cảm biến dựa trên graphene, có khả năng xác định chính xác và nhanh chóng hàm lượng ochratoxin A, một chất nguy hiểm được tiết ra bởi một số chủng nấm mốc Aspergillus và Penicillium trên thực phẩm, có khả năng gây ung thư.
Điểm độc đáo là bộ cảm biến sẽ giúp xác định các vi phạm trong sản xuất thực phẩm trong thời gian thực.
Ivan Bobrinetskij, giám đốc dự án, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Công nghệ điện tử Moskva, Nga, cho biết các nhà khoa học đã phát triển một bộ cảm biến đơn giản và rẻ tiền để phát hiện nhanh ochratoxin A trong các sản phẩm tại nhà. Ngoài ra, do một chủng nấm mốc có thể tạo ra một số loại độc tố nên trong tương lai, các nhà khoa học muốn có thể xác định tất cả các chất cùng một lúc với một bộ cảm biến. Chỉ có công nghệ sản xuất dựa trên graphene mới cho phép đạt được điều này.
Nấm mốc, bao gồm cả những chủng được tìm thấy trên thực phẩm, có thể giải phóng các chất độc hại cho động vật có vú. Nhiều chất trong số đó gây ra các bệnh về da, bệnh về đường hô hấp và cũng có thể có tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, gan và thận. Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế gọi là ochratoxin A là một chất có thể gây ung thư cho con người.
Ochratoxin được sản xuất bởi nấm mốc thuộc chi Aspergillus và Penicillium có thể được tìm thấy trong các loại ngũ cốc và trái cây khác nhau, cũng như trong các nguyên liệu thô để nấu rượu vang, bia và trong cà phê. Có tới 40% các sản phẩm này chứa ochratoxin A ở các nồng độ khác nhau. Làm nóng hoặc xử lý hóa học không thể phá hủy nó. Do đó, cách duy nhất để ngăn không cho các sản phẩm chứa ochratoxin A tiếp cận kệ hàng và bàn ăn là xác định sự hiện diện của nó ở giai đoạn sản xuất.
Video đang HOT
Bộ cảm biến dùng graphene của các nhà khoa học Nga đã cho thấy khả năng đánh giá hiệu quả lượng độc tố trong vòng 5 phút qua mỗi giọt chất lỏng thử nghiệm. Cảm biến cho phép xác định sự hiện diện của ochratoxin A, bắt đầu ngay cả với 4 picogram trên mililit là lượng ochratoxin A ít hơn gần một nghìn lần so với hàm lượng tối đa cho phép trong thực phẩm. Một ưu điểm nổi trội của bộ cảm biến này là có thể tái sử dụng bằng cách rửa sạch và tiếp tục các phép đo.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu có kế hoạch cải tiến bộ cảm biến để xác định độc tố vi khuẩn trong nước, kể cả khả năng phát triển các hệ thống cảm biến cầm tay tích hợp để phát hiện một số lượng lớn các chất khác nhau cùng một lúc.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Ung thư chỉ vì chủ quan với nấm mốc
Ước tính có khoảng gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, hầu hết chúng đều nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, ước tính có khoảng gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, hầu hết chúng đều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Các độc tố nấm đều độc, mức độ độc của các chúng cũng khác nhau, vì vậy khi xâm nhập vào cơ thể chúng gây bệnh không giống nhau.
Với những loại ít độc hoặc một liều lượng nhỏ độc tố nấm chỉ gây ngộ độc nhẹ, người bệnh bị nôn mửa, tiểu chảy, choáng váng... Song những độc tố vi nấm tích lũy dần trong cơ thể lâu dần dẫn đến bệnh hiểm nghèo nguy hiểm như: ung thư gan do aflatoxin, suy thận do ochratoxin, ung thư buồng trứng do fumonisins....
Viện dinh dưỡng quốc gia cũng chỉ ra bất kể các thực phẩm nào cũng bị nấm mốc phát triển nếu không được bảo quản đúng cách. Trong đó phổ biến nhất là các loại bánh, mứt và lương thực.
Bánh ngọt nếu không bảo quản đúng cách sẽ bị nấm mốc xâm nhập và phát triển. Ảnh: Internet
Đối với các loại bánh ngọt, mứt dù sau khi thành phẩm đều được tiệt khuẩn, nhưng quá trình bảo quản kém, hoặc để quá lâu đều có thể sinh ra vi sinh vật có hại và nấm mốc. Trên về mặt chúng lúc này sẽ xuất hiện rất nhiều loại nấm mốc khác nhau, nhưng thường thấy nhất là nấm men ưa đường, gây nứt nẻ và làm bánh, mứt... mất đi mùi vị, màu sắc và chất lượng.
Bánh chưng, bánh tét cũng là loại thực phẩm dễ bị nấm mốc do bánh có độ ẩm cao và giàu chất dinh dưỡng. Từ lớp lá ở ngoài, nấm mốc phát triển và xâm lấn vào bên trong, lan rộng ra và làm hỏng bánh. Dưới tác dụng của men amilaza của một số nấm mốc, tinh bột chuyển thành đường glucoza thành rượu ethylic, làm bánh bị vữa tại nơi nấm phát triển, khi đó chúng có vị cay, hăng mùi rượu và bị chua.
Ngoài một số chủng nấm mốc có khả năng lên men glucoza, mantoza, tạo thành acid gluconic, acid fumatic...làm bánh bị chua, thì một số loại nấm mốc lại tiết ra độc tố cho người ăn, trong đó phải kể đến những nấm mốc thuộc họ Aspergllus và họ Penicillium.
Các loại hạt có dầu như lạc, đậu nành, hạt điều, hạt hướng dương, thậm chí là gạo, ngô, sắn... và ở các loại thức ăn gia súc cũng dễ bị nhiễm nấm mốc, trong đó loại hạt bị mốc được quan tâm nhiều nhất. Điều này cũng được PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học- thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) đồng tình, ông cho rằng ở những thực phẩm càng giàu lipit (chất béo) thì càng là môi trường thuận lợi cho nấm mốc.
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, khi các loai hạt bị ẩm mốc, một trong các độc tố vi nấm nguy hiểm được sản sinh ra là Alfatoxin. Chúng không chỉ gây ngộ độc cấp tính mà còn tích lũy dần dần trong cơ thể và gây ra bệnh ung thư.
Theo tài liệu của Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm FDA Hoa Kỳ, độc tố Aflatoxin rất khó bị phân hủy bởi nhiệt độ cao hay hóa chất. Người ta đã chứng minh bằng cách đem lạc mốc rang lên, dù ở nhiệt độ rất cao, các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn, vì vậy ăn vào vẫn gây nguy hiểm cho con người. Cụ thể, rang lạc ở 150 độ C trong 30 phút thì Aflatoxin B1 giảm trung bình 80% và Aflatoxin B2 giảm 60%. Aflatoxin B1, B2 được sản sinh bởi chủng nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus, trong đó Aflatoxin B1 được coi là dạng độc nhất.
Do đó, theo Viện dinh dưỡng quốc gia, khi hình dạng, màu sắc, mùi vị của thực phẩm bị biến dạng (so với đặc trưng của thực phẩm), hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì nên loại bỏ chúng.
Ngoài ra, người tiêu dùng tuyệt đối không nên mua và sử dụng các loại lương thực, thực phẩm đã bị mốc như: lạc, đậu nành, gạo, ngô, bánh ngọt, mứt... Không được đãi, rửa các lương thực, thực phẩm đã bị mốc để sử dụng trở lại vì độc tố sẽ còn lại bên trong.
Khi sử dụng thực phẩm có biểu hiện của nhiễm độc, ngộ độc thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thì nhất thiết phải đình chỉ việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu...để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để điều tra xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người ngộ độc.
Xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày
HẠ QUYÊN
Theo plo.vn
3 mối nguy hại từ trong chính căn bếp nhà bạn khiến bệnh ung thư gan có cơ hội phát triển Đa phần chúng ta thường có xu hướng mua rất nhiều thứ về cất trữ trong tủ lạnh hay trên mặt bàn ở kệ bếp nhà mình mà không nghĩ đến hạn sử dụng và tuổi thọ của chúng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư gan. Ung thư gan giờ đã không còn một bệnh ung thư quá...