Nga nỗ lực hồi sinh năng lực đóng tàu sân bay
Nhiều thập kỷ nỗ lực tái xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu của Nga sắp thu về trái ngọt khi Moscow được dự báo có thể chế tạo thành công tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ vào năm 2019.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga. Ảnh: AP
Mặc dù Moscow đã sở hữu trong tay tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov nhưng con tàu này lại do công ty đóng tàu Nikolayev của Ukraine thi công. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Nga mất luôn quyền tiếp cận các cơ sở đóng tàu vốn chịu trách nhiệm chế tạo mọi tàu sân bay của Moscow trước đây. Vì lý do này, Nga phải tìm cách để gây dựng lại ngành công nghiệp đóng tàu sân bay nội địa, theo National Interest.
Sau hàng thập kỷ, Nga cuối cùng cũng đạt được bước tiến quan trọng. Nước này có thể sẽ đóng được tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ vào năm 2019.
“Chúng tôi sẵn sàng bắt tay vào đóng các tàu chở trực thăng và tàu sân bay. Nếu như bắt kịp công nghệ, chúng tôi hy vọng có thể áp dụng chúng vào đầu năm 2019, ngay sau khi hoàn thành chương trình hiện đại hóa quốc phòng”, Rossiya 24 dẫn lời ông Alexey Rakhmanov, chủ tịch Tập đoàn Đóng tàu Liên bang Nga (USC), nói.
Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar của NationalInterest, dù ông Rakhmanov không nêu cụ thể địa điểm mà Nga dự kiến thực hiện việc đóng tàu sân bay nhưng chúng nhiều khả năng sẽ xuất xưởng từ nhà máy đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk.
Video đang HOT
Sevmash hiện là nhà máy đóng tàu duy nhất của Nga có kinh nghiệm về tàu sân bay vì từng tân trang và cải tiến thành công tàu sân bay lớp Kiev Đô đốc Gorshkov thành tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ.
Một số báo cáo cho thấy Nga đã tiến hành công tác chuẩn bị và sẽ bắt đầu đóng tàu sân bay đầu tiên thời hậu Xô Viết của mình sớm nhất vào năm 2025. Nước này cũng phải mất tới 10 năm để hoàn thành chiến hạm cỡ lớn này.
Trong khi phải mất đến 10 năm nữa kế hoạch trên mới được thực hiện, Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Krylov kết hợp với Cục Thiết kế và Lên kế hoạch Nevskoye của Nga hồi năm ngoái đã đưa ra một mô hình tàu sân bay mới có lượng giãn nước 100.000 tấn. Với tên gọi Dự án 23000E Shtorm, chiến hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân cỡ lớn này có thể mang theo 90 chiến đấu cơ. Ước tính, tàu có trị giá khoảng 5,6 tỷ USD và con số được dự báo còn tiếp tục tăng.
Nga hiện tại cũng gấp rút chuẩn bị những nền tảng cơ bản cho tàu sân bay mới. Moscow đã bắt tay vào nghiên cứu hệ thống máy phóng điện từ (EMALS), tương tự hệ thống trên các tàu sân bay lớp Gerald R.Ford (CVN-78) của hải quân Mỹ. Một nguyên mẫu hệ thống EMALS dường như đang được thử nghiệm tại Viện Khí thủy động lực học Trung ương (TsAGI) thuộc sân bay Zhukovsky, ngoại ô thủ đô Moscow.
Các bộ phận của hệ thống động cơ đẩy hạt nhân trang bị cho tàu sân bay cũng đang được kiểm chứng trên các tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Lider 18.000 tấn mà Nga dự kiến đóng.
Chiến đấu cơ Nga trên boong tuần dương hạm Kuznetsov. Ảnh: Sputnik
Nga cũng có kế hoạch đóng các tàu tấn công đổ bộ mới thế chỗ cho hai tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral mà nước này đặt mua từ Pháp. Vì các tàu trên không thể đến tay Moscow bởi những rắc rối liên quan đến cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine nên Nga chắc chắn sẽ phải tìm kiếm các nhà máy đóng tàu nội địa thay thế.
Chưa rõ liệu Nga đã triển khai dự án này hay chưa nhưng những thông tin xuất hiện gần đây cho thấy Moscow có vẻ quan tâm đến một loại tàu có khả năng chở 12 trực thăng và 450 binh sĩ. Tàu được dự đoán có lượng giãn nước 16.000 tấn.
Duy Sơn
Theo VNE
Trung Quốc sắp hoàn thành tàu sân bay tự đóng?
Những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc có thể đang lần đầu tiên tự đóng tàu sân bay và công việc gần hoàn tất.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: AFP
Trang tin Sputnik của Nga ngày 29.9 cho biết, tin đồn về việc Trung Quốc đóng tàu sân bay lan truyền từ hồi tháng 2.2015 và đã được xác nhận vào tháng 7 trong một tài liệu nội bộ của tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc.
Những ảnh chụp từ vệ tinh của Airbus ngày 22.9 cho thấy, việc đóng tàu sân bay có thể đang diễn ra tại xưởng đóng tàu Đại Liên, miền bắc Trung Quốc, theo chuyên san quốc phòng IHS Jane's ngày 27.9.
Thân tàu này được cho là một bước tiến của Trung Quốc trong việc lắp ráp. Những hình ảnh vệ tinh đầu tiên về quá trình đóng con tàu này được chụp hồi tháng 2. Khi đó Trung Quốc mới đang tiến hành các bước chuẩn bị cho việc đóng tàu. Ảnh chụp ngày 22.9 cho thấy phần phía đuôi tàu được mở rộng và thân tàu được ước tính dài 240 m và ngang khoảng 35 m. Khi hoàn thành, chiều dài tàu có thể đạt ít nhất 270 m.
Trong báo cáo thường niên năm 2015 của Lầu Năm Góc gửi Quốc hội Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc có viết: "Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi một chương trình tàu sân bay nội địa và có thể đóng nhiều tàu sân bay trong 15 năm tới". Truyền thông Đài Loan và Hồng Kông cũng từng đưa tin Bắc Kinh có thể hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên gọi là Type 001A nhân dịp sinh nhật lần thứ 112 của Mao Trạch Đông vào ngày 26.12.2015, theo chuyên san quân sự National Interest.
Chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là chiếc Liêu Ninh, lớp tàu Kuznetsov thời Liên Xô, mua lại từ Ukraine và hiện được biên chế trong Hải quân Trung Quốc.
Sputnik dẫn lời bí thư tỉnh Liêu Ninh, ông Wang Min, nói rằng các quan chức hy vọng sẽ hoàn thành việc đóng tàu sân bay mới này vào năm 2020. Khi đó, các tàu sân bay sẽ giúp Trung Quốc mở rộng khả năng bảo vệ lãnh thổ. Hơn nữa, các tàu này cũng có thể được đưa đến Biển Đông để tăng sức mạnh của Trung Quốc với yêu sách về chủ quyền phi pháp tại khu vực này.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Ảnh vệ tinh hé lộ nơi Trung Quốc đóng tàu sân bay Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đang tự đóng tàu sân bay đầu tiên tại xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Ảnh chụp từ vệ tinh khu vực đóng tàu ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, hôm 22/9. Ảnh: Airbus Defence & Space. Hình ảnh vệ tinh do Airbus Defence & Space...