Nga lên án các biện pháp trừng phạt của Mỹ, EU
Bộ Ngoại giao Nga ngày 2/3 tuyên bố các biện pháp trừng phạt Mỹ mới áp đặt là bằng chứng về “hành động tấn công thù địch chống Nga” và Moskva sẽ đáp trả tương xứng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: TASS/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova nhấn mạnh: “Tất cả những điều này (việc áp đặt trừng phạt) chỉ là viện cớ cho việc tiếp tục can thiệp công khai vào công việc nội bộ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không chấp nhận điều này. Chúng tôi sẽ đáp trả dựa trên nguyên tắc có đi có lại, tuy nhiên không nhất thiết đối xứng”.
Bà Zakharova khẳng định Nga sẽ tiếp tục kiên quyết bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình và đáp trả mọi sự gây hấn, đồng thời cho biết Mỹ có thể lựa chọn “đối thoại ngang bằng” với Nga trên cơ sở hợp lý.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 2/3 tuyên bố Moskva sẽ đáp trả tương xứng bất kì biện pháp trừng phạt mới nào của Mỹ, trong khi đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu (EU) cũng tuyên bố đáp trả các biện pháp trừng phạt của EU đối với 4 quan chức cấp cao của Nga.
Tuyên bố được đưa ra cùng ngày Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 7 quan chức cấp cao và 14 thực thể của Nga, viện dẫn hành động của Moskva mà Washington cho rằng là đầu độc chính trị gia đối lập Alexei Navalny bằng chất độc thần kinh năm 2020. Trước đó ngày 1/3, EU cũng nhất trí áp đặt trừng phạt đối với 4 quan chức cấp cao trong ngành tư pháp và thực thi pháp luật của Nga với cùng cáo buộc trên.
Điện Kremly bác bỏ mọi cáo buộc này và nói không có bằng chứng ông Navalny bị đầu độc.
Đại giáo chủ Iran đòi Mỹ dỡ bỏ tất cả lệnh trừng phạt
Ngày 7-2, xuất hiện trên truyền hình nhà nước, Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei tuyên bố Mỹ phải dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt nếu Washington muốn Tehran đảo ngược các bước đi hạt nhân của nước này.
Đại giáo chủ Ali Khamenei của Iran - Ảnh: Twitter nhân vật
Đài Truyền hình Iran dẫn lời Đại giáo chủ Khamenei: "Iran đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận hạt nhân 2015, chứ không phải Mỹ và 3 nước châu Âu... Nếu muốn Iran quay lại các cam kết, Mỹ phải dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt trước".
Thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với 6 cường quốc năm 2015 nhằm hạn chế hoạt động làm giàu uranium của Iran, khiến Tehran khó phát triển vũ khí hạt nhân - một tham vọng mà nước này lâu nay phủ nhận. Đổi lại, Iran được nới lỏng các lệnh trừng phạt của Mỹ và các bên khác.
Năm 2018, cựu tổng thống Donald Trump đã rút Washington ra khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và áp đặt các lệnh trừng phạt với Iran.
Theo các biện pháp trừng phạt Mỹ đưa ra dưới chính quyền Trump, nhiều ngân hàng nước ngoài bị cấm giao dịch với Iran mặc dù thực phẩm, thuốc men và các nguồn cung cấp nhân đạo khác được miễn trừ.
Sau khi Mỹ xé bỏ thỏa thuận, Iran đã lần lượt vi phạm một số cam kết chính trong thỏa thuận và tăng mức làm giàu urani, xây dựng kho dự trữ uranium làm giàu thấp, tinh chế uranium ở mức độ tinh khiết cao hơn... Iran khẳng định nước này đủ năng lực làm giàu urani ở độ tinh khiết 90% - mức có thể chế tạo vũ khí hạt nhân.
Giới chức Iran gần đây nhiều lần kêu gọi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, trong bối cảnh nước này đang chống lại đại dịch COVID-19.
Giới chức Iran cũng nhấn mạnh nước này sẵn sàng trở lại thỏa thuận hạt nhân với điều kiện có sự nhượng bộ và Mỹ bồi thường cho Iran vì những thiệt hại kinh tế do các lệnh trừng phạt gây ra.
Nga tố đại sứ quán Mỹ công bố tuyến đường biểu tình Nga cáo buộc đại sứ quán Mỹ tại Moskva công bố các tuyến đường trong cuộc biểu tình ủng hộ Navalny và yêu cầu nhà ngoại giao Mỹ giải thích. "Hôm nay, đại sứ quán Mỹ tại Moskva đã công bố 'các tuyến đường biểu tình' tại các thành phố Nga và tung ra thông tin về một cuộc 'tuần hành vào Điện...