Nga đưa tàu sân bay tới Syria nhằm mục đích gì?
Truyền thông phương Tây cho rằng mục đích Nga đưa tàu sân bay tới Syria là nhằm đạt đẳng cấp như Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga.
Việc triển khai thành công tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tới Syria sẽ giúp Nga chứng minh rằng nước này có khả năng thực hiện nhiệm vụ quân sự phức tạp mà chỉ cường quốc hàng đầu thế giới mới có thể làm được.
Giống như vụ phóng tên lửa hành trình từ biển Caspi nhằm vào Syria hồi năm 2015, sự kiện triển khai tàu sân bay tới Syria có tính chất thương mại quan trọng đối với lĩnh vực xuất khẩu quân sự, một trong số ít các điểm sáng trong nền kinh tế Nga.
Kế hoạch triển khai tàu sân bay tới Syria sẽ quảng bá những gì tốt nhất và sáng nhất của quân đội Nga. Tuy nhiên, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov thường xuyên gặp sự cố về động cơ và cần tới sự hỗ trợ của các tàu kéo.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov được dự đoán sẽ đậu gần bờ Syria do tầm bay hạn chế của các máy bay chiến đấu. Đội máy bay trên tàu gồm 15 chiếc Su-33 và MiG-29 cùng một số máy bay trực thăng, ít hơn nhiều so với số lượng 60 máy bay trên tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ.
Ngoài ra, tàu sân bay của Nga thiếu hệ thống phóng máy bay hiện đại, thay vào đó vẫn sử dụng công nghệ cất cánh nhảy cầu lạc hậu. Điều này khiến các chiến đấu cơ của Nga phải hạn chế nhiên liệu và vũ khi mang theo.
Video đang HOT
Tàu Kuznetsov vẫn sử dụng công nghệ cất cánh nhảy cầu
Mặc dù vậy, các chiến đấu cơ trên tàu sân bay của Nga sẽ bao gồm một số phiên bản hiện đại nhất. Chúng có thể mang theo bom dẫn đường với khả năng bay theo quỹ đạo kiểm soát khi được thả xuống từ trên cao.
Phương tiện truyền thông Nga trích dẫn một nguồn tin quân sự cho biết, với bom dẫn đường thế hệ mới X-38, “chúng ta sẽ tăng cường sức mạnh của lực lượng không quân và mang những phương tiện phá hủy hoàn toàn mới tới khu vực”. Nguồn tin này cũng cho biết bom có độ chỉ xác đến vài m. Đây chưa phải thông số lý tưởng như là một cải tiến đáng kể.
Thực tế, toàn bộ boong tàu sân bay Kuznetsov có chức năng như một nơi trưng bày các sản phẩm quân sự của Nga. Trung Quốc cũng như Ấn Độ đang vận hành các tàu sân bay do Liên Xô thiết kế và cả hai quốc gia này đều mua máy bay của Nga trong quá khứ. Một màn trình diễn ấn tượng từ các chiến đấu cơ ở Syria sẽ mang lại triển vọng xuất khẩu cho Moscow.
Tàu sân bay Kuznetsov có chức năng như một nơi trưng bày các sản phẩm quân sự của Nga
“Mặc dù tương đồng với phiên bản trên bộ của MiG-29, phiên bản tiêm kích trên hạm MiG-29K là một máy bay hoàn toàn khác”, một quan chức quân sự Nga tiết lộ. “MiG-29K được trang bị công nghệ tàng hình, hệ thống tiếp nhiên liệu trên không mới, cánh gập và động cơ mới giúp máy bay có khả năng cất/hạ cánh ở tốc độ chậm”.
Nhưng các máy bay MiG-29K mới chỉ luyện tập trên các mô hình trên cạn của tàu sân bay Kuznetsov và bất cứ phi công nào của Hải quân Mỹ cũng nói với bạn rằng hạ cánh xuống đường băng trên tàu sân bay thật là một thử thách hoàn toàn khác.
Một trong những mục đích của việc triển khai tàu sân bay tới Syria là nhằm chứng tỏ rằng Nga không hề thua kém Mỹ, nước có sức mạnh tàu sân bay và hải quân hàng đầu thế giới. Trong khi đó, Washington ít nhất cũng thừa nhận ngang hàng với Moscow trong một thỏa thuận ngừng bắn mới đây ở Syria.
Theo Huy Phong (Theo BI) (Dân Việt)
Putin tỏa sáng ở hội nghị G20 Hàng Châu
Giữ thế chủ động trong hàng loạt cuộc hội đàm, Tổng thống Nga Putin trở thành người đối thoại không thể thiếu tại thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP
Trong khi các lãnh đạo phương Tây tỏ ra yếu thế thì lãnh đạo các nước như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt là Tổng thống Nga Putin lại thể hiện được vai trò chủ động trong hầu hết cuộc hội đàm đa và song phương tại hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua, theo Le Monde.
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brisbane, Australia năm 2014, ông Putin bị các lãnh đạo thế giới xa lánh, do nghi ngờ các nhóm phiến quân thân Nga bắn hạ chiếc máy bay của hãng hàng không quốc gia Malaysia trên không phận Ukraine. Tổng thống Nga đã đột ngột bỏ về trước khi hội nghị kết thúc.
Theo bình luận viên chính trị Cédric Pietralunga, dù không còn bị cô lập tại hội nghị năm ngoái ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng hội nghị ở Hàng Châu năm nay mới thực sự là cơ hội để Tổng thống Putin "tỏa sáng" một cách ấn tượng. Ông đã trở thành một người đối thoại không thể thiếu đối với nhiều nguyên thủ quốc gia.
Trái ngược với cảm giác thiếu tin tưởng trong cuộc hội đàm với Quốc vương Arab Saudi Salman ở Antalya vào năm 2015, tại cuộc gặp năm nay, Tổng thống Nga đã tìm được tiếng nói chung với hoàng tử nước này là Mohammed bin Salman. Hai nước vốn có quan điểm đối lập về số phận Tổng thống Syria al-Assad, lần này thậm chí đã ký được một thỏa thuận về khai thác dầu mỏ.
Tại một cuộc họp báo, Tổng thống Nga lần đầu tiên ghi nhận thái độ "chân thành" của Tổng thống Mỹ Obama trong việc tìm giải pháp cho cuộc chiến ở Syria, sau khi ngoại trưởng hai nước không đạt được thỏa thuận nào sau hai vòng đàm phán.
Báo Pháp cho biết hai nguyên thủ đã hội đàm trong suốt một tiếng rưỡi, mặc dù tới phút cuối, hai bên vẫn không xác nhận về cuộc gặp gỡ.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Francois Hollande, ông Putin cũng thể hiện được vị thế chủ động khi liên tục hướng nội dung cuộc bàn bạc vào chủ đề hợp tác và tăng trưởng kinh tế, vốn gắn chặt với lợi ích của hai nước.
"Ban đầu Tổng thống Pháp tỏ ra rất áp lực, liên tục ngắt lời người phiên dịch của Nga, tuy nhiên không khí càng về sau càng trở nên thân mật. Rõ ràng ông Putin là một người không thể thiếu tại hội nghị lần này", một nhà ngoại giao giấu tên khẳng định.
Đặc biệt trong cuộc gặp bốn bên Pháp, Đức, Nga và Ukraine để giải quyết vấn đề về Ukraine, ông Putin luôn giữ được thái độ tự tin.
"Châu Âu đề xuất, nhưng chính Nga mới là người quyết định", bình luận viên Pietralunga cho biết.
Từ Hàng Châu, Tổng thống Nga cũng phát đi tín hiệu về sự xoay trục sang châu Á, cạnh tranh với Mỹ. Tại hội nghị thượng đỉnh kinh tế ở Vladivostok được tổ chức ngay trước thềm G20, Tổng thống Nga đã thuyết phục được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tin tưởng vào một giải pháp khả thi cho tranh chấp lãnh thổ trên quần đảo Kuril.
"Xuất hiện với nụ cười tươi khi đặt chân đến Hàng Châu, Tổng thống Nga Putin dường như đã dự đoán được trước việc nước Nga sẽ trở thành một nhân tố mà tất cả các quốc gia tham dự G20 không thể bỏ qua trong việc giải quyết các hồ sơ quốc tế nổi bật hiện nay", bình luận viên Pietralunga nhận định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Phát ngôn viên IS chết - đòn giáng nặng vào bộ máy kích động khủng bố Phát ngôn viên của IS vừa bị tiêu diệt là kẻ đứng sau những thông điệp đe dọa, xúi giục những "con sói đơn độc" tấn công phương Tây. Phát ngôn viên của IS Abu Mohamed al-Adnani. Ảnh: Independent Ngày 30/8, hãng tin Amaq, cơ quan truyền thông của IS cho biết Abu Muhammad al-Adnani, 39 tuổi, phát ngôn viên của IS đã...