Nga đánh giá về việc Armenia không tham dự hội nghị thượng đỉnh CSTO ở Belarus
Sau khi Armenian chỉ trích CSTO, tìm kiếm các đối tác an ninh mới, Nga cảnh báo, theo khuyến nghị của phương Tây, Armenia có nguy cơ bị cắt các liên lạc tiếp theo trong khu vực, bao gồm cả dự án hành lang Zangezur.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan phát biểu trước quốc hội ở Yerevan ngày 13/9/2022. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters ngày 15/11, Nga cho biết quyết định của Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan không tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu là động thái chống Moskva mới nhất của Armenia do phương Tây hậu thuẫn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với các phóng viên rằng Điện Kremlin coi việc ông Pashinyan từ chối tham dự hội nghị thượng đỉnh CSTO là hành động mới nhất trong một “chuỗi” sự kiện, ám chỉ đến việc mở rộng nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây và mối quan hệ bất ngờ của Armenia với Ukraine.
Bà Zakharova nói: “Phương Tây rõ ràng đứng đằng sau việc này. Phương Tây, vốn có kế hoạch ở Ukraine đã thất bại, hiện đang lôi kéo Armenia, tìm cách tách nước này ra khỏi Nga”. Bà Zakharova cảnh báo, theo khuyến nghị của phương Tây, Armenia có nguy cơ bị cắt các liên lạc tiếp theo trong khu vực, bao gồm cả dự án hành lang Zangezur.
Mối quan hệ giữa Nga và Armenia, vốn là đồng minh chính thức, đã trở nên xấu đi trong những tháng gần đây, khi Yerevan công khai đặt câu hỏi về mối quan hệ đối tác với Nga và tìm cách làm sâu sắc thêm mối quan hệ với phương Tây.
Nguyên nhân là do Azerbaijan chiếm lại khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh vào tháng 9, khiến gần như toàn bộ 120.000 người dân tộc Armenia ở vùng lãnh thổ này phải di tản bất chấp sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga.
Một số người Armenia đổ lỗi cho Moskva vì đã không ngăn chặn cái mà Baku gọi là “hoạt động chống khủng bố”, một cáo buộc mà Nga đã bác bỏ.
Video đang HOT
Trước đó ngày 14/11, hãng thông tấn nhà nước Armenia Armenpress dẫn lời ông Pashinyan phát biểu trước quốc hội nước này rằng CSTO đã nhiều lần không bảo vệ được lợi ích của Armenia.
Ông Pashinyan nói rằng Armenia đang tìm cách đa dạng hóa các thỏa thuận an ninh của mình, nhưng nước này vẫn chưa quyết định liệu có rời CSTO hay không.
Tuyên bố tại quốc hội, Thủ tướng Pashinyan giải thích rõ hơn về quyết định không tham gia hội nghị thượng đỉnh CSTO. Ông cho biết CSTO đã “không hoàn thành trách nhiệm” của mình liên quan đến an ninh của Armenia và “tình trạng này đã lặp lại nhiều lần.
Ông Pashinyan cho biết Armenia không từ chối đàm phán nhưng quyết định không tham gia các hoạt động CSTO vì “những lý do cụ thể”.
“Chúng tôi đang tìm kiếm (các đối tác khác) và chúng tôi sẽ tìm thấy họ. Chúng tôi đang tìm cách ký hợp đồng và mua vũ khí, thiết bị quân sự. Đây là chính sách của chúng tôi. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, sẽ không có thông báo nào về sự thay đổi trong chính sách của chúng tôi vì chúng tôi chưa quyết định rút khỏi CSTO”, ông nói.
Trong một thông báo, Văn phòng Thủ tướng Armenia nêu rõ rằng ông Pashinyan sẽ không thể tham dự hội nghị thượng đỉnh CSTO dự kiến diễn ra tại Belarus vào ngày 23/11 tới.
Người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov đã bày tỏ “lấy làm tiếc” về quyết định này.
Ngoại trưởng Nga lên tiếng về cuộc tập trận chung giữa quốc gia đồng minh với Mỹ
Theo Ngoại trưởng Nga, Armenia sắp tập trận với Mỹ, trong khi tránh làm điều tương tự với các đồng minh trong khối quân sự do Nga dẫn đầu.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: IMAGO
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 10/9 nói với các phóng viên rằng, quyết định của Armenia nhằm tổ chức tập trận chung với quân đội Mỹ "có vẻ bất thường".
Armenia là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) - khối quân sự gồm 6 thành viên, trong đó có Nga và Belarus. Tuy nhiên, chính quyền Yerevan gần đây đã "né tránh" các cuộc tập trận chung với đồng minh CSTO, ông Lavrov nói thêm.
Phát biểu trong cuộc họp báo bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ, Ngoại trưởng Nga nói rằng Moscow "lấy làm tiếc" về các động thái của chính phủ Armenia.
"Tôi không tin rằng điều đó sẽ mang lại lợi ích cho bất kỳ quốc gia nào, kể cả Armenia", ông Lavrov nói.
Ngoại trưởng Nga cho rằng "một quốc gia NATO cố tìm chỗ đứng ở khu vực Nam Caucasus" sẽ không mang lại lợi ích cho an ninh khu vực.
Theo đài RT, đường hướng chính trị của chính quyền Yerevan từ lâu làm dấy lên lo ngại ở Moscow. Tháng 9/2022, Armenia từ chối tham gia cuộc tập trận chung của CSTO ở Kazakhstan, viện lý do xung đột biên giới với Azerbaijan. Căng thẳng giữa 2 nước láng giềng này bùng lên khi đó do 2 nước cáo buộc nhau châm ngòi xung đột ở biên giới, khiến hàng chục binh sĩ của cả 2 nước thiệt mạng.
Ông Nikol Pashinyan, Thủ tướng Armenia, đã yêu cầu CSTO hỗ trợ quân sự, nhưng khối này từ chối gửi quân, chỉ giải quyết căng thẳng thông qua ngoại giao.
Năm 2020, Nga từng đứng ra làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan, đồng thời gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh.
Tháng 1/2023, ông Pashinyan tuyên bố rằng việc tổ chức các cuộc tập trận của CSTO trên đất Armenia là không phù hợp. "Vì vậy, ít nhất là trong năm nay, các cuộc tập trận như vậy sẽ không diễn ra", Thủ tướng Armenia tuyên bố mà không cung cấp thông tin chi tiết. Tuyên bố của ông Pashinyan được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga công bố kế hoạch một số cuộc tập trận chung của các thành viên CSTO, trong đó có ít nhất một cuộc tập trận dự kiến ở Armenia.
Kể từ sau phản ứng của CSTO với xung đột Armenia - Azerbaijan, chính quyền Yerevan cho rằng khối quân sự đã không bảo vệ được Armenia trước Azerbaijan. Armenia quyết định chuyển hướng sang hợp tác với NATO.
Cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Armenia dự kiến diễn ra trong tuần này, từ 11/9-22/9.
Ngày 6/9, Điện Kremlin bày tỏ quan ngại về cuộc tập trận chung này. "Về vấn đề cuộc tập trận, thông tin đó chắc chắn là đáng lo ngại, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay. Đó là lý do chúng tôi sẽ phân tích kỹ lưỡng các tin tức và theo dõi sát diễn biến", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết.
Đại tá Martin O'Donnell, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Mỹ, ngày 7/9 nói rằng cuộc tập trận sắp tới là cơ hội quan trọng để binh sĩ Mỹ và Armenia xây dựng mối quan hệ mới ở cấp độ chiến thuật và tăng cường khả năng tương tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình.
Ngày 8/9, Moscow triệu tập Đại sứ Armenia về một loạt hành động của chính quyền Yerevan mà Moscow coi là "không thân thiện". Các hành động này bao gồm việc Armenia đăng ký tham gia Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), cơ quan đã ban hành lệnh bắt giữ ông Putin đầu năm nay liên quan đến vấn đề ở Ukraine (mà Nga đã bác bỏ) hay tuyên bố của chủ tịch quốc hội Armenia mà Moscow coi là "xúc phạm" Bộ Ngoại giao Nga.
Nga cảnh báo Armenia về hậu quả khi tham gia ICC Theo hãng tin Reuters ngày 28/3, Liên bang Nga đã cảnh báo Armenia về "những hậu quả nghiêm trọng" nếu nước này tham gia phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), cơ quan đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc gặp năm...