Nga chưa đạt đỉnh dịch Covid-19, Tổng thống Putin kéo dài thời hạn cách ly
Tổng thống Vladimir Putin ngày 28.4 tuyên bố Nga chưa đến đỉnh dịch Covid-19 và quyết định kéo dài thời gian cách ly xã hội.
Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp trực tuyến ngày 28.4. Ảnh REUTERS
Trong cuộc họp với các quan chức ngày 28.4, Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định kéo dài thời hạn cách ly xã hội, cho người lao động nghỉ có lương đến ngày 11.5 trong bối cảnh quy định sắp mãn hạn vào ngày 30.4.
Tính đến nay, Nga đã ghi nhận 93.558 người nhiễm bệnh Covid-19, vượt qua Iran (hơn 92.500 ca bệnh) và Trung Quốc (hơn 83.000 ca bệnh). Tổng số người tử vong của Nga là 867 người và 8.456 người hồi phục, theo TASS.
Tổng thống Putin nói Nga đã làm cho dịch tiến triển chậm nhưng tình hình vẫn còn khó khăn và chưa đạt đỉnh dịch.
Video đang HOT
Bệnh nhân Covid-19 được đưa đến bệnh viện ở ngoại ô Moscow để điều trị . Ảnh AFP
Nhà lãnh đạo ra lệnh cho các quan chức trình kế hoạch nới lỏng phong tỏa vào ngày 5.5 để có thể tiến hành từ ngày 12.5. Bên cạnh đó, Tổng thống Putin cũng chỉ thị các bộ trưởng chuẩn bị các biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế và người dân giữa đại dịch Covid-19.
Trong khi đó, Tập đoàn Năng lượng hạt nhân nhà nước Nga (ROSATOM) ngày 28.4 bày tỏ lo ngại về việc Covid-19 lây lan tại 3 “thành phố hạt nhân” Sarov, Elektrostal và Desnogorsk, theo Reuters.
Lãnh đạo ROSATOM Alexei Likhachev trong bài phát biểu trước các nhân viên ngành năng lượng hạt nhân Nga nói rằng tình hình tại 3 thành phố trên đặc biệt đáng báo động khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát làm nhiều người bị nhiễm.
Ba thành phố trên được cho là liên quan chặt chẽ với ngành năng lượng hạt nhân Nga. Riêng tại Sarov, ở phía đông Moscow, có trụ sở viện nghiên cứu được nhiều người biết đến từ sau khi 5 nhà khoa học của viện này thiệt mạng trong sự cố hạt nhân bí ẩn ở bãi thử vũ khí của Nga tại vùng cực bắc hồi năm 2019.
Vi Trân
Tiêm kích NATO đánh chặn oanh tạc cơ kỳ lạ của Nga
Máy bay chiến đấu thuộc khối quân sự NATO đã buộc phải xuất kích để đánh chặn một máy bay ném bom "khác thường" của Nga.
Tại biên giới của NATO với Nga, các tiêm kích của khối quân sự này đã được lệnh cất cánh để đánh chặn một máy bay ném bom "bất thường" nhất từ trước tới nay bay ra khỏi lãnh thổ nước Nga. Thông tin về chủ đề này được cả phương tiện truyền thông Nga và phương Tây xác nhận.
Tuy nhiên sau đó khi được biết đối tượng đánh chặn là một chiếc Su-2 đã 80 tuổi thì chỉ huy của lực lượng không quân Liên minh Bắc Đại Tây Dương cho rằng vì một lý do không rõ, họ đã tưởng rằng đây là một mối đe dọa nguy hiểm.
"Theo Bộ Quốc phòng Litva, máy bay ném bom Su-2 huyền thoại bị phát hiện đã cất cánh từ vùng Kaliningrad buộc họ phải cho tiêm kích lên đánh chặn. Đây là chiếc Su-2 - một cựu chiến binh của Chiến tranh Vệ quốc, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1937, nó đã chứng tỏ là một máy bay ném bom hạng nhẹ và trinh sát hiệu quả vào thời điểm đó", báo cáo của Regnum.
Rõ ràng liên minh quân sự NATO không thể cảm thấy vui mừng khi đánh chặn một máy bay ném bom cổ lỗ và vô hại cất cánh từ lãnh thổ Nga, tiêu tốn tài nguyên đáng kể vào việc này.
NATO đã phải huy động tiêm kích để đánh chặn một máy bay ném bom đồ cổ vô hại
Sukhoi Su-2 là một máy bay trinh sát và ném bom hạng nhẹ được sử dụng sớm trong chiến tranh thế giới II. Đây là chiếc máy bay đầu tiên được thiết kế bởi Pavel Sukhoi.
Năm 1936, Joseph Stalin đồng ý phát triển một loại máy bay đa chức năng có tên mật là Ivanov, chiếc máy bay này có thể dùng để trinh sát và tấn công mục tiêu. P.O. Sukhoi lúc này đang làm việc tại Tupolev OKB và thực hiện thiết kế "Ivanov" dưới sự giám sát của Andrei Tupolev.
Thành quả của công trinh trên là chiếc ANT-51, nó bay lần đầu vào 25/8/1937. Động cơ Shvetsov M-62 công suất 820 mã lực (610 kW) cho tốc độ tối đa 403 km/h. Sau đó nó được thay thế động cơ Tumansky M-87 công suất 1.000 mã lực (745 kW), đẩy vận tốc tối đa lên 468 km/h.
Chiếc ANT-51 được sản xuất với tên gọi BB-1 (máy bay ném bom tầm ngắn). Năm 1940, nó lại được đổi tên thành Su-2 và động cơ M-87 được thay thế bằng động cơ Tumansky M-88.
Máy bay trinh sát - ném bom Su-2 của Liên Xô
Su-2 có thiết kế pha trộn, thân máy bay làm bằng gỗ và gỗ dán ngoài. Cánh cấu tạo từ nhôm và thép. Phi công và xạ thủ được bảo vệ với vỏ giáp bao bọc dày 9 mm. Bánh sau của máy bay có thể thu vào được.
Su-2 có phi hành đoàn 2 người; chiều dài: 10,46 m; sải cánh: 14,3 m; chiều cao: 3,75 m; trọng lượng rỗng: 3.220 kg; trọng lượng cất cánh: 4.700 kg; động cơ: 1 Shvetsov M-82, công suất 1.044 kW (1.400 mã lực)
Su-2 có vận tốc cực đại: 485 km/h; tầm bay: 1.100 km; trần bay: 8.400 m; vận tốc lên cao: 9,8 phút/5.000 m.
Vũ khí của chiếc Su-2 bao gồm 6 súng máy ShKAS 7,62 mm (4 trong cánh, 2 trên buồng lái) và mang được 400 kg bom hoặc mang 10 rocket RS-82 hoặc 8 rocket RS-132.
Tùng Dương
Theo baodatviet.vn
Khả năng tác chiến bất đối xứng của Nga khiến Mỹ quan ngại ra sao? Năng lực tác chiến trong bối cảnh chiến tranh bất đối xứng của Nga đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, và tạo ra sự răn đe ngày càng lớn đối với Mỹ, nhất là tại chiến trường Syria. Theo thông tin của tạp chí National Interest mới đây, Tổ nghiên cứu tác chiến bất đối xứng Lục quân Mỹ đã đưa ra...