Nga chốt số phận cho tàu sân bay Shtorm
Nga sẽ bắt đầu xây dựng tàu sân bay mới Shtorm, đây sẽ là siêu tàu sân bay và trở thành đối thủ đáng gờm của USS Gerald R. Ford của Mỹ.
Nga đã quyết định sẽ đóng tàu sân bay mới nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng Hải quân, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia. Theo thông tin từ tờ Sudostroenie Info, trước đây vì lý do chính trị Nga chỉ công bố kế hoạch xây dựng tàu tuần dương hạm mang máy bay.
Nga bắt đầu công việc phát triển tạo ra siêu tàu sân bay “Shtorm”
Tuy nhiên hiện tại kế hoạch này đã thay đổi, các nhà thiết kết và chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước Krylov (KSRC) đã bắt đầu công việc xây dựng tàu sân bay mới với khả năng duy trì và khai thác các máy bay, trực thăng mới nhất của Nga.
Trưởng phòng thiết kế tàu sân bay tương lai của KSRC cho biết rằng, Nga cần phải có thêm tàu sân bay, nhưng hiện nay mọi công việc chỉ mới bắt đầu còn quá sớm để xác định khi nào chúng xuất hiện.
Kỹ sư trưởng của Tập đoàn này cho biết thêm, các công việc liên quan đến thiết kế đã hoàn thành, khả năng chiến đấu cũng như các tính năng kỹ thuật của tàu sân bay Shtorm cũng đã được xác định. Chi phí xây dựng con tàu này vào khoảng 300 tỷ rúp (đồng tiền của Nga).
Theo tiết lộ, siêu tàu sân bay lớp Shtorm sẽ có lượng giãn nước 100.000 tấn, thân tàu dài 350 m, rộng 40 m, thủy thủ đoàn gồm 4.000 người và có thể mang tới 90 máy bay các loại bao gồm: MiG-29K, Su-57, máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW), Ka-27 và một số loại khác.
Hiện nay mọi công việc chuẩn bị xây dựng con tàu này đã hoàn thành, các kỹ sư tin tưởng rằng, sẽ không quá khó để xây dựng chúng. Đối với Nga và ngành công nghiệp quốc phòng của họ đã đạt được rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực này và các lĩnh vực quân sự liên quan đến chúng.
Các nhà thiến kế và chuyên gia đang xem xét bảo đảm cho con tàu hoạt động hiệu quả nhất. Vì kích thước rất lớn nên các cánh quạt ở chân vịt của tàu sẽ được xem xét, bảo đảm tối ưu nhất về hình dạng, sức mạnh và tốc độ của chúng.
Video đang HOT
Đại diện nhóm nghiên cứu cũng cho biết rằng, trong việc thực hiện dự án này, mỗi sai lầm sẽ mang đến thiệt hại nghiêm trọng về tài chính. Đó là lý do tại sao các mô hình thử nghiệm sẽ cần thời gian lâu dài hơn bình thường.
Theo một số chuyên gia dự đoán, con tàu chiến này có thể được đưa vào trang bị cho lực lượng vũ trang Nga vào năm 2030.
Trước đó, đã từng xuất hiện hình ảnh mô hình tàu sân bay mới Shtorm nhưng sau đó xuất hiện thông tin dự án này sẽ không thành hiện thực.
Phần lớn các chuyên gia (theo The National Interest) đều dự đoán rằng, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng có hạn, nhiều khả năng Nga sẽ tập trung chế tạo máy bay và tên lửa tầm xa để bảo vệ lợi ích quốc gia. Tham vọng sở hữu tàu sân bay lớp Shtorm khó thành hiện thực.
Tuy nhiên qua nguồn tin này chúng ta thấy rằng, Nga sẽ thực hiện dự án xây dựng tàu sân bay trong tương lai này. Tuy nhiên quá trình xây dựng này sẽ được kiểm soát chặt chẽ để tránh những sai sót không đáng có. Việc Nga xây dựng tàu sân bay này sẽ trở thành đối thủ đáng gờm của siêu tàu sân bay mới nhất của Mỹ.
Theo Nguyễn Đông
Báo Đất Việt
Những đột phá công nghệ trên tàu sân bay nội địa Trung Quốc
Động cơ turbine khí hạng nặng và radar AESA đa mảng thu phát là những công nghệ mới được Trung Quốc ứng dụng trên tàu sân bay Type-002.
Động cơ CGT-60F dự kiến dùng trên tàu sân bay Type-002. Ảnh: Weibo.
Trung Quốc đang phát triển tàu sân bay nội địa thế hệ hai mang tên Type-002, với lượng giãn nước 70.000 tấn và sử dụng máy phóng, cho phép vận hành các loại máy bay lớn hơn tiêm kích. Đây là dấu hiệu cho thấy những đột phá mới trong công nghệ đóng tàu sân bay của Bắc Kinh, theo Popsci.
Động cơ turbine khí CGT-60F
Chuyên gia quân sự Jeffrey Lin và P.W. Singer cho rằng Type-002 sẽ sử dụng động cơ turbine khí CGT-60F với công suất tới 308.000 mã lực. Đây là động cơ được Bắc Kinh tự thiết kế với khả năng làm mát và điều hòa nhiệt tốt, hai yếu tố đặc biệt quan trọng với các turbine cỡ lớn.
Tháp chỉ huy đang được chỉnh sửa của mô hinh Type-002. Ảnh: Sina.
Kích thước và công suất lớn của CGT-60F cho thấy nó sẽ được lắp cho những tàu chiến cỡ lớn của Trung Quốc trong tương lai. Type-002 là một trong những ứng viên hợp lý nhất cho loại động cơ này.
Radar AESA kiểu mới
Mô hình tàu sân bay Type-002 ở Vũ Hán đang được cải tiến phần tháp chỉ huy để chứa hệ thống điện tử mới. Tháp này được bổ sung thêm nhiều tầng, cùng các radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) Type-346x mới, tương tự tàu sân bay Type-001A. Ngoài ra, Type-002 còn được bổ sung thêm cụm radar AESA nhỏ hơn bên trên các bộ thu phát của Type-346.
Tháp chỉ huy của Type-002 nhiều khả năng sẽ có hệ thống radar AESA đa mảng thu phát, tương tự cột radar tích hợp trên khu trục hạm Type-055. Chúng có thể được sử dụng để dẫn bắn và kiểm soát hỏa lực, giúp Type-002 kết nối với tên lửa phóng từ máy bay và những tàu khác.
Tiêm kích J-15B
Trung Quốc đang thử nghiệm hệ thống máy phóng ở Huangdicun. Hồi đầu hè năm nay, một tiêm kích hạm J-15T đã cất cánh từ hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) trên mặt đất và một cụm máy phóng hơi nước mới. Nhờ việc liên tục thử nghiệm và huấn luyện, phi công và thủy thủ đoàn trên tàu sân bay Type-002 sẽ nhanh chóng thích nghi với các hoạt động phức tạp khi con tàu đi vào biên chế.
Tiêm kích J-15T tập cất cánh bằng EMALS. Ảnh: Popsci.
Ngoài ra, một tiêm kích J-15 mang số hiệu 111 từng xuất hiện với thiết bị tiếp dầu dưới bụng hồi tháng 7/2017. Thiết bị này sẽ giúp những chiếc J-15 tăng tầm và thời gian hoạt động so với hiện nay mà không cần đầu tư cho máy bay tiếp dầu chuyên biệt.
Tiêm kích tàng hình J-31
Nguyên mẫu thứ hai của tiêm kích tàng hình J-31 đã thực hiện thêm nhiều chuyến bay thử, lần gần nhất là hôm 25/7. Tập đoàn hàng không Thẩm Dương (Shenyang) có thể sắp chế tạo nguyên mẫu J-31 thứ ba với khả năng hoạt động trên tàu sân bay.
Dòng J-31 có khả năng tàng hình và hệ thống điện tử cải tiến. Phiên bản sản xuất hàng loạt sẽ được trang bị động cơ WS-17, giúp nó có thể bay siêu thanh mà không cần bật chế độ tăng lực tiêu tốn nhiên liệu.
Duy Sơn
Theo VNE
Tiêm kích J-15 TQ đâm phải chim, bốc cháy ngùn ngụt Một chiến đấu cơ J-15 Trung Quốc đâm phải chim trên bầu trời khiến động cơ máy bay bốc cháy ngùn ngụt, còn phi công cố gắng điều khiển chiếc tiêm kích hạm này hạ cánh. Chiếc J-15 gặp sự cố đâm phải chim. Theo China News, sự cố xảy ra ngày 16.8 trong chuyến bay huấn luyện của đại tá Yuan Wei,...