Nga cảnh báo nguy cơ virus cổ đại ‘thức giấc’ do băng tan ở Bắc Cực
Sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu do hiện tượng nóng lên toàn cầu không chỉ giải phóng khí mêtan và tàn phá cơ sở hạ tầng ở Bắc Cực, mà còn có thể khiến các loại virus và vi khuẩn cổ đại trỗi dậy.
Theo hãng tin RT (Nga), phát biểu với kênh truyền hình Zvezda, nhà ngoại giao cấp cao Nikolay Korchunov tiết lộ rằng Nga đã đề xuất một dự án về an toàn sinh học lên Hội đồng Bắc Cực, một diễn đàn liên chính phủ gồm 8 quốc gia có chủ quyền đối với đất liền trong Vòng Bắc Cực. Ông Korchunov từng là đại sứ tại Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban các quan chức cấp cao tại Hội đồng Bắc Cực.
Korchunov nói: “Nguy cơ khiến các loại virus và vi khuẩn cổ đại hồi sinh là rất lớn. Với lý do này, Nga đã khởi xướng một dự án an toàn sinh học trong Hội đồng Bắc Cực,” ông nói và lưu ý rằng tổ chức này sẽ có nhiệm vụ tìm ra toàn bộ phạm vi “rủi ro và nguy hiểm” liên quan đến “sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu khả năng lây nhiễm dịch bệnh trong tương lai”.
Video đang HOT
Ông Korchunov không phải là người đầu tiên cảnh báo về mối đe dọa này của biến đổi khí hậu. Đầu năm nay, nhà khoa học Nga Sergei Davydov cũng cảnh báo rằng lớp băng vĩnh cửu tan chảy có thể khiến các thành phần thuộc hệ sinh thái cổ đại, trong đó có cả virus nguy hiểm “sống lại”. Davydov cho biết phần lớn lãnh thổ của Nga là lớp băng vĩnh cửu không tan trong hàng triệu năm và các loại virus cổ đại, một số loại có thể cực kỳ nguy hiểm, có thể vẫn tồn tại bên trong đó.
Trong những năm gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thẳng thắn hơn rất nhiều về vấn đề biến đổi khí hậu. Ông đã nhiều lần cảnh báo về những nguy cơ của tình trạng nóng lên toàn cầu đối với hệ sinh thái và môi trường của đất nước, bao gồm cả việc lớp băng vĩnh cửu tan chảy.
Phát biểu tại Câu lạc bộ Thảo luận Valdai năm 2020, ông Putin lưu ý rằng 65% lãnh thổ của đất nước được tạo thành từ lớp băng vĩnh cửu. Do đó, ông cho rằng bất kỳ sự thay đổi sinh thái nào cũng sẽ gây ra những hậu quả to lớn đối với cơ sở hạ tầng của Nga và có thể gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của đất nước.
“Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống đường ống, các khu dân cư được hình thành trên nền lớp băng vĩnh cửu. Nếu 25% lớp bề mặt của băng vĩnh cửu, khoảng 3-4 mét, tan chảy vào năm 2100, chúng ta sẽ cảm nhận được hiệu ứng rất mạnh”.
WMO xác nhận mức nhiệt cao kỷ lục ghi nhận ở Bắc Cực
Ngày 14/12, Tổ chức Khí tượng thế giới thuộc Liên hợp quốc (WMO) chính thức công nhận mức nhiệt 38 độ C đo được ở vùng Siberia băng giá của Nga năm ngoái là mức cao kỷ lục đối với Bắc Cực.
WMO xác nhận mức nhiệt cao kỷ lục ghi nhận ở Bắc Cực. Ảnh: AFP
Theo WMO, nhiệt độ trên đo được vào ngày 20/6/2020 trong một đợt nắng nóng kéo dài ở thị trấn Verkhoyansk thuộc Siberia, là mức nhiệt cao nhất từ trước đến nay ở Vòng Bắc Cực. WMO cho rằng nền nhiệt này phù hợp với khí hậu Địa Trung Hải hơn là khí hậu Bắc Cực.
Đây là lần đầu tiên WMO bổ sung mức nhiệt cao kỷ lục ở Bắc Cực vào kho dữ liệu về thời tiết và khí hậu cực đoan - bao gồm nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trên thế giới, lượng mưa, trận mưa đá lớn nhất, thời gian khô hạn dài nhất, gió giật mạnh nhất.
Thị trấn Verkhoyansk nằm cách Vòng Bắc Cực 115 km về phía Bắc. Dữ liệu về nền nhiệt ở đây được thu thập từ năm 1885. Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas cảnh báo mức nhiệt cao kỷ lục mới ở Bắc Cực gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng biến đổi khí hậu.
Nhiệt độ trung bình ở Bắc Siberia vào mùa Hè năm ngoái cao hơn 10 độ C so với mức nhiệt thông thường, làm gia tăng các vụ cháy rừng và khiến băng tan nhanh hơn.
Cũng theo WMO, mức nhiệt thấp nhất từng ghi nhận ở Vòng Bắc Cực là -69,6 độ C đo được vào ngày 22/12/1991 ở Greenland.
Moldova muốn ký hợp đồng cung cấp khí đốt mới với Gazprom Giám đốc Công ty năng lượng Moldovagaz của Moldova, ông Vadim Cheban, ngày 2/11 cho biết năm 2022, Moldova có thể ký hợp đồng mới với Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom để cung cấp khí đốt với các điều khoản có lợi hơn. Trạm bơm khí đốt Bovanenkovo của Nga ở bán đảo Yamal thuộc Bắc cực. Ảnh: AFP/TTXVN Ông Cheban cho...