Nga cải tiến vũ khí qua thực chiến
Các nhà phân tích quân sự tiết lộ với hãng thông tấn Sputnik: Hoạt động quân sự ở Ukraine đã thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng của Nga phát triển thêm, mặc kệ những lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Những loại vũ khí như xe tăng và máy bay đã có thêm sự cải tiến. Đổi mới máy bay là một trong những kế hoạch phát triển tiếp theo của ngành quốc phòng nước này.
Nga đã tăng đáng kể sản lượng vũ khí trong năm qua, bất chấp áp lực từ vô số lệnh trừng phạt. Trả lời phỏng vấn Sputnik nhân Ngày Thợ súng Nga 19/9, các nhà phân tích quân sự Nga đã trình bày về những loại vũ khí được cải tiến, cũng như những cải tiến nào đã được thực hiện trong lĩnh vực quốc phòng trong bối cảnh xung đột ở Ukraine.
Theo ông Viktor Litovkin – cựu Đại tá quân đội Nga kiêm nhà phân tích quân sự, những thiết bị được sản xuất chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ, đạn pháo nhiều kích thước đa dạng, xe tăng, trực thăng và máy bay tùy theo mục đích, áo chống đạn và radio, ống nhòm, máy đo tầm xa. “Bất kỳ hoạt động quân sự nào, nhất là hoạt động quân sự quy mô lớn như chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, chắc chắn sẽ tạo ra số lượng nhu cầu lớn từ phía Bộ Quốc phòng, cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp quân sự. Hầu hết tất cả những lĩnh vực quốc phòng đều có động lực phát triển”, ông nói.
Tổng thống Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoygu.
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhu cầu mua sắm quốc phòng đã tăng gấp 10 lần, nhất là nhu cầu về máy bay không người lái, thiết bị liên lạc và trinh sát.
Ông Litovkin cũng có chia sẻ tương tự: “Nhìn chung, tất cả những lĩnh vực liên quan đến việc cung cấp cho lực lượng vũ trang những hệ thống hỗ trợ chiến đấu cũng như hệ thống hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng công và thủ, tất cả đều đã được phát triển. Với Nga, hoạt động quân sự đặc biệt có tầm ảnh hưởng rất lớn”.
Phòng chống phương tiện bay không người lái (UAV) của kẻ thù
Theo ông Dmitri Drozdenko – nhà phân tích quân sự và Tổng biên tập cổng thông tin Fatherland Arsenal, kể từ Thế chiến II, Nga chưa bao giờ thực hiện bất kỳ hoạt động quân sự với cường độ, sức mạnh và quy mô lớn như vậy. Ông nhấn mạnh: Chiến thuật, chiến lược và khoa học quân sự của Nga đã “xung đột” với phương Tây. Điều này đã thúc đẩy các nhà sản xuất vũ khí Nga khám phá thêm những lối tiếp cận mới, thu về kết quả tương xứng hoặc lạ thường. “Ví dụ điển hình nhất là biến máy bay không người lái dân dụng 4 cánh thành vũ khí đáng gờm. Trước đây, chúng tôi đã cố gắng ngụy trang xe tăng và xe bọc thép, tức là làm cho chúng trở nên vô hình trên chiến trường. Giờ đây, những phương tiện này đã được trang bị những thứ được gọi là “hiên nhà” hoặc “giỏ”. Đó là biện pháp phòng chống nguy cơ bị dội bom từ máy bay không người lái. Sau đó, máy bay không người lái FPV xuất hiện, và kết quả là, lớp phòng vệ đặc biệt cũng xuất hiện, và hiện đang được lắp đặt với số lượng lớn trong các xưởng”, trích lời giải thích của ông Dmitri Drozdenko.
Tại Diễn đàn Kỹ thuật – Quân sự Nga Army 2023 – được tổ chức vào tháng 8 vừa qua tại Công viên Patriot ở Moscow, một chiếc xe tăng T-90M của Nga đã được trưng bày. Phần thân trên của xe có tích hợp khả năng phòng thủ chống tên lửa chống tăng Javelin và UAV. Bên cạnh đó, một mẫu xe bộ binh chiến thuật 4×4 đa năng siêu bảo vệ mới, gọi là Tigr-M, cũng đã được ra mắt trong buổi triển lãm này.
Video đang HOT
Ngoài ra, triển lãm còn giới thiệu nhiều phương tiện quân sự khác với khả năng bảo vệ bổ sung phòng chống UAV, được thiết kế dựa trên kinh nghiệm từ hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Hệ thống tên lửa phòng không Buk.
Giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan trong cuộc chiến
Ông Dmitri Drozdenko trình bày tiếp: Chiến thuật pháo binh đang ngày càng đóng góp vai trò lớn trên chiến trường. Khi tham gia vào cuộc chiến phản pháo (tập trung vào việc phá hủy hoặc vô hiệu hóa những hệ thống hỗ trợ hỏa lực của đối phương), những loại pháo nòng dài M-47 152mm thời Liên Xô (ví dụ: 2S19 Msta-S) có thể bị những loại pháo nòng dài M-52 155 mm của NATO vượt mặt, vì phạm vi tấn công của M-52 lớn hơn. Vị chuyên gia giải thích chi tiết: “Trong trường hợp này, tầm bắn của pháo rất quan trọng: Trong một cuộc chiến phản pháo, nếu địch bắn vào bạn từ khoảng cách tối đa và bạn không thể tiếp cận địch, thì đó là một vấn đề”.
Nhằm giải quyết vấn đề nan giải này, các thợ chế tác súng của Nga đã tạo ra 2S35 Koalitsia-SV, một loại pháo tự hành được kỳ vọng sẽ đóng vai trò bổ sung và thay thế cho 2S19 Msta của Nga. Koalitsia được trang bị đạn pháo 152,44 mm hoặc 155 mm, có tầm bắn tối đa 80 km và tốc độ bắn 16 phát/phút. Ông Drozdenko nhấn mạnh, đặc tính chiến đấu của Koalitsiya sẽ cho phép nó tiếp cận những loại pháo của NATO, hệt như pháo tự hành CAESAR của Pháp.
Nhà phân tích cũng cho biết: UAV Kamikaze Lancet của Nga (loại UAV cảm tử, hay được gọi là “đạn dược lảng vảng”) cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong cuộc chiến phản pháo. “Bằng cách sử dụng Lancet để tấn công, chúng tôi đã đẩy lùi pháo binh phương Tây ra khỏi tiền tuyến. Nhờ đó, chúng tôi đã cải thiện được chất lượng mạch điều khiển pin. Đó là một sự cải tiến, một sự cải tiến cực kỳ lớn”, ông nhấn mạnh.
Xe tăng T-90 được quân đội Nga sử dụng ở chiến trường Ukraine.
Vũ khí đặc biệt hiệu quả
Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga hiện được chia làm 3 tổ nhằm đáp ứng kịp nhu cầu của quân đội Nga. Theo ông Pavel Kalmykov – nhà phân tích tại một văn phòng phân tích quân sự và chính trị kiêm trung tá lực lượng dự bị, cuộc xung đột ở Ukraine đã chỉ ra cho Nga một bài học: Cần phải phát triển và cải tiến vũ khí với độ chính xác cao. “Tôi nói đến tên lửa hành trình Kalibr, cùng nhiều loại tên lửa trên không có độ chính xác cao. Danh sách khá là dài: Tên lửa siêu thanh Kinjal, tên lửa trên mặt đất Iskander v.v. Rõ ràng ta là cần phải tăng sản lượng của chúng”, ông Kalmykov tuyên bố.
Theo vị chuyên gia quân sự này, bom dẫn đường có độ sát thương lớn của Nga cũng tỏ ra hữu ích, vì họ có thể thả chúng từ trên không mà không cần phải tiến vào vùng phòng phòng không của đối phương. Và quả bom sẽ được điều khiển bằng GPS hoặc tín hiệu tương tự. Ngoài ra, xe tăng chiến đấu cũng đã xuất hiện trở lại một cách “ngoạn mục”.
Về điều này, ông Pavel Kalmykov giải thích: “Gần đây, với cường độ hoạt động chiến đấu yếu, vai trò của xe tăng nhìn chung đã bị lãng quên và dường như sắp trở thành món đồ của quá khứ. Mọi thứ đều được quyết định thông qua hàng không, pháo binh… Nhưng cuộc xung đột ở Ukraine cho thấy, trong một chiến trường quân sự rộng lớn, xe tăng đóng vai trò quyết định; khi hai bên đội quân giáp mặt nhau với quy mô lớn, thì vai trò của xe tăng rất quan trọng”.
Máy bay không người lái kamikaze Lancet của Nga đã tiêu diệt các vũ khí của phương Tây trong cuộc chiến đang diễn ra.
Vũ khí sắp ra mắt
Theo các nhà phân tích, ngành sản xuất vũ khí của Nga đã học được rất nhiều điều từ cuộc xung đột đang diễn ra. Dựa trên cơ sở này, họ đã sản xuất ra được thêm nhiều hệ thống mới.
Ông Pavel Kalmykov tiết lộ: “Thứ nhất, tất cả các nhà phân tích đều khẳng định rằng, nhờ có sự hỗ trợ của máy bay không người lái, ta có thể điều khiển hỏa lực pháo binh với độ chính xác đáng kể”.
Nguyên tắc là như sau: Bắn lần lượt. Nguyên tắc này được áp dụng cho bất kỳ hệ thống pháo binh nào, cũng như hệ thống phóng nhiều tên lửa hay thậm chí là súng thần công. Nhờ vậy, đạn sẽ bắn trúng mục tiêu một cách chuẩn xác. Ông tiếp tục: “Bây giờ, nếu vấn đề này được giải quyết, xung đột sẽ chuyển sang một cấp độ hoàn toàn khác, chiến thuật tác chiến sẽ thay đổi. Hiện tại, các nhà sản xuất vũ khí của Nga đang nghiên cứu cách tạo ra những hệ thống sử dụng máy bay không người lái nhằm căn chỉnh pháo sao cho nhắm chính xác vào mục tiêu”.
Thứ hai, Nga đang cải thiện hệ thống tác chiến điện tử (EW). Trước đó, các cựu quan chức Lầu Năm Góc của Mỹ đã thừa nhận rằng hệ thống tác chiến điện tử của Nga là không ai sánh kịp. Giới chuyên gia quân sự Nga cũng nói bóng gió rằng hệ thống tác chiến điện tử mới của Nga có thể làm gián đoạn hoạt động của các vệ tinh, hay thậm chí là vô hiệu hóa Starlink của SpaceX nếu cần thiết.
Thứ ba, theo ông Pavel Kalmykov quân đội Nga đã nắm được những mẫu vũ khí mới nhất của phương Tây: Hệ thống phóng tên lửa đa nòng, xe tăng và pháo tự hành trong nhiều trận chiến. Vị chuyên gia cho biết, tất cả những điều này đều đang được nghiên cứu. Do đó, tổ hợp công nghiệp – quân sự quốc gia đang có được cơ hội sử dụng những giải pháp kỹ thuật tốt nhất.
Cuối cùng, ngành quốc phòng Nga đang nghiên cứu những loại vũ khí tiên tiến dựa vào “những nguyên tắc vật lý mới”, phỏng theo tuyên bố gần đây của Tổng thống Vladimir Putin. Dù nhà lãnh đạo Nga không cung cấp thêm thông tin chi tiết, nhưng giới quan sát thì cho rằng, loại vũ khí hiện đại này có thể sẽ tích hợp cả vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí điện từ, vũ khí địa vật lý, vũ khí phóng xạ, v.v. Theo cựu quân nhân Nga và nhà quan sát Viktor Murakhovsky, rất có thể Vladimir Putin đang đề cập về tia laser và những loại vũ khí khác dựa theo vật lý năng lượng cao.
Tướng Không quân Mỹ cảnh báo kho dự trữ vũ khí của NATO thấp ở mức 'nguy hiểm'
Nhu cầu vũ khí ngày càng tăng sau cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây căng thẳng cho cơ sở công nghiệp quốc phòng phương Tây.
Binh sĩ Mỹ bắn tên lửa Stinger trong một cuộc tập trận bắn đạn thật phòng không. Ảnh: US Army
Theo một chỉ huy hàng đầu của lực lượng Không quân Mỹ, kho dự trữ vũ khí của nước này và các đồng minh NATO đang trở nên "thấp đến mức nguy hiểm" mà không có giải pháp "ngắn hạn".
Tướng James Hecker, chỉ huy lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu đã đưa ra cảnh báo trên tại Hội nghị cấp Chỉ huy trưởng Không quân & Không gian Toàn cầu ở London, trang tin Breaking Defense mới đây đưa tin. Vị tướng Mỹ này cũng kêu gọi các đồng minh NATO "suy nghĩ nghiêm túc về kho dự trữ của họ".
"Tôi nghĩ điều rất quan trọng là chúng ta phải đánh giá tình trạng vũ khí của mình ở tất cả các thành viên NATO trong bối cảnh kho dự trữ đang suy giảm. Vấn đề có thể sẽ không được cải thiện trong ngắn hạn, nhưng chúng ta phải đảm bảo về lâu dài. Chúng ta có cơ sở công nghiệp mạnh để có thể tăng những gì chúng ta cần", Tướng Hecker nói, lưu ý tất cả các quốc gia NATO nên bắt đầu đầu tư mạnh hơn.
Theo ông Hecker, số lượng phi đội máy bay chiến đấu của Mỹ hiện chỉ bằng "khoảng một nửa" so với khi tham gia Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến dịch do Mỹ dẫn đầu năm 1991 như một phần của phản ứng đối với cuộc xâm lược Kuwait của Iraq. Ông cho biết thêm đã có sự sụt giảm tương tự trong các phi đội máy bay chiến đấu của Anh.
Ông Hecker nêu rõ: "Vì vậy, chúng ta gần như không có những gì như đã từng có ở thời kỳ trung tâm của Chiến tranh Lạnh. Bây giờ, chúng tôi đang cung cấp rất nhiều đạn dược cho Ukraine, điều mà tôi nghĩ là cần làm, nhưng hiện tại kho vũ khí trang bị của chúng tôi đang ở mức thấp một cách nguy hiểm".
Tính đến ngày 7/7, Washington Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 41 tỷ USD hỗ trợ an ninh kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào tháng 2 năm 2022, phần lớn dưới hình thức chuyển giao từ các kho dự trữ hiện tại thay vì sản xuất mới. Ví dụ, hơn 2.000 hệ thống phòng không Stinger do RTX sản xuất đã được gửi đến Ukraine, khiến Lầu Năm Góc phải vật lộn để bổ sung kho dự trữ hiện tại khi tìm kiếm hệ thống thay thế thế hệ tiếp theo.
Nhu cầu vũ khí ngày càng tăng sau cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây căng thẳng cho cơ sở công nghiệp quốc phòng phương Tây. Heidi Grant, Giám đốc phát triển kinh doanh của Boeing và là cựu quan chức hàng đầu về bán vũ khí của Lầu Năm Góc, cho biết ngành công nghiệp cần nhiều hơn là chỉ tuyên bố từ các quan chức quân sự về mức độ sản xuất để đáp ứng mong muốn của họ.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh CNN hôm 17/7, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng thừa nhận rằng Mỹ đang cạn kiệt đạn dược trong kho vũ khí trong bối cảnh viện trợ quân sự cho Ukraine. Theo ông Sullivan, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã phát hiện ra rằng kho dự trữ đạn 155 mm theo tiêu chuẩn của NATO tương đối thấp và sẽ mất nhiều năm chứ không phải vài tháng để bổ sung nguồn cung đến mức chấp nhận được.
Hãng tin Reuters ngày 18/7 dẫn lời hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết, Washington sẽ công bố cam kết mới cung cấp khoản viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ USD cho Ukraine trong những ngày tới. Việc mua vũ khí được tài trợ bởi chương trình Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI), cho phép chính phủ Mỹ mua vũ khí từ ngành công nghiệp quốc phòng thay vì lấy từ kho dự trữ hiện có của chính họ.
Quan chức Nga đề xuất cách chấm dứt xung đột Ukraine trong vài ngày Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine sẽ chấm dứt vài ngày sau khi Mỹ và đồng minh ngừng gửi vũ khí tới Kiev. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS "Nếu NATO, chủ yếu là Mỹ và các nước theo sau họ, ngừng vận...