Nếu vùng dưới có trên 2 trong 4 hiện tượng bất thường, bạn nên chủ động đi khám vì nguy cơ mắc bệnh cổ tử cung rất cao
Để bảo vệ cơ quan sinh sản tốt nhất, bạn nên quan sát xem vùng dưới cơ thể của mình có gặp phải 1 trong 4 hiện tượng bất thường sau đây hay không.
Cổ tử cung vốn là cơ quan nằm ở vùng bụng dưới của cơ thể nữ giới, đầu trên được kết nối với tử cung và đầu dưới nằm sâu trong âm đạo. Thông thường, những bệnh lý về cổ tử cung thường rất khó nhận biết và ít có triệu chứng rõ rệt. Nó thường chỉ âm thầm phát triển từ các khối u và dần di căn thành bệnh ung thư.
Để nhận biết xem mình có nguy cơ mắc bệnh ở cổ tử cung hay không, bạn cần quan sát xem mình có trên 2 trong 4 hiện tượng bất thường sau đây hay không.
Kinh nguyệt bình thường là lúc bạn nhận thấy nó diễn ra đúng chu kỳ mỗi tháng, lượng máu kinh ra đều và không có hiện tượng lạ. Nhưng nếu lưu lượng kinh nguyệt tăng gấp 3 lần, chu kỳ kinh nguyệt cũng kéo dài hơn hoặc xuất phát tình trạng kinh nguyệt giả (chảy máu sau mãn kinh) thì đây được xem là hiện tượng kinh nguyệt bất thường. Trong nhiều trường hợp, hiện tượng này xuất hiện là do cổ tử cung đang gặp vấn đề.
Ngoài kinh nguyệt, bạn cũng có thể nhận biết cổ tử cung của mình có đang gặp vấn đề hay không thông qua sự khác lạ từ dịch âm đạo tiết ra. Nếu dịch âm đạo có mùi hôi, vón cục, hay màu sắc khác lạ, thỉnh thoảng còn lẫn máu thì bạn nên cảnh giác vì có thể cổ tử cung đang bị tổn thương hoặc cảnh báo bạn đã mắc bệnh ung thư.
Video đang HOT
Đau bụng dưới
Nhiều cô nàng thường gặp phải tình trạng đau bụng kinh trước khi có kinh nguyệt. Nhưng nếu hiện tượng đau xuất hiện ở vùng bụng dưới thì nó lại ngầm báo hiệu những căn bệnh về đường tiêu hóa hoặc cổ tử cung.
Thay đổi thói quen đi tiểu
Tình trạng tiểu tiện khác lạ cũng có mối liên hệ mật thiết đến sức khỏe cổ tử cung. Nếu bạn nhận thấy mình đi tiểu quá nhiều lần trong ngày, hay bị bí tiểu, buồn tiểu dồn dập… thì nó có thể là do tổn thương từ trong cổ tử cung. Lúc này, bàng quang và trực tràng của bạn sẽ chịu nhiều áp lực nên dễ thay đổi thói quen đi tiểu.
Source (Nguồn): Kknews
Theo Helino
Mỗi lần đi vệ sinh hãy bỏ ra 5 giây nhìn màu nước tiểu, không tốn nhiều thời gian mà còn phát hiện dấu hiệu ung thư rất nhiều người bỏ qua
Lần cuối cùng bạn đi tiểu phản ánh rõ ràng tình trạng sức khỏe của bản thân. Vậy nên đừng tiếc vài giây ở lại "ngó nghiêng" màu sắc nước tiểu nhé, đến cả ung thư cũng có thể phát hiện được.
Nhiều người có vẻ e ngại và thường lảng tránh khi nói đến những chủ đề như thế này. Nhưng thật sự thì nước tiểu có thể phản ánh hoàn toàn tình trạng sức khỏe của cơ thể. Bởi nó là các độc tố và cặn bã được cơ thể thải ra mỗi ngày, nên nhờ vậy mà các dấu hiệu bệnh tật cũng xuất hiện, thậm chí là các loại ung thư.
Thế nên, đừng tiếc vài giây sau khi đi tiểu mà xem xét màu sắc nước tiểu nhé, mỗi màu sắc đều cho thấy cơ thể đang trong tình trạng thế nào:
1. Nước tiểu có màu vàng rơm
Nếu nước tiểu bạn có màu vàng rơm thì xin chúc mừng, cơ thể đang trong tình trạng rất khỏe mạnh. Theo y học, màu vàng rơm là màu quy chuẩn của nước tiểu nhờ vào thói quen uống nước đều đặn và thận cũng đang hoạt động tốt. Ngoài ra, màu vàng rơm của nước tiểu cũng cấu thành từ một sắc tố mà cơ thể tạo ra, được gọi là urochrom.
2. Nước tiểu màu vàng đậm, màu hổ phách
Khi nước tiểu bắt đầu chuyển sang màu vàng đậm thì ắt hẳn, cơ thể đang lên tiếng "cầu cứu" do thiếu nước nghiêm trọng. Mất nước có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và ảnh hưởng xấu về dài cho sức khỏe ở người cao tuổi. Còn ở người trẻ, việc thiếu nước sẽ làm suy yếu thể chất, tâm trạng thờ ơ và mất tập trung khi làm việc.
Thiếu nước là nguyên nhân số 1 khiến nước tiểu chuyển sang màu vàng đậm.
Thế nên, hãy cải thiện lại ngay thói quen xấu này bằng cách uống đều đặn 8 ly nước mỗi ngày. Không chỉ cải thiện sức khỏe, uống đủ nước còn giúp da và tóc sáng bật lên. Tuy nhiên, nếu bạn đã uống rất nhiều nước mà nước tiểu vẫn có màu vàng đậm thì có lẽ thận và gan đang gặp vấn đề rồi, cần nahnh chóng đi khám ngay.
3. Nước tiểu có màu xanh lá, xanh dương
Đây là tình trạng thật sự đáng báo động khi nước tiểu dần chuyển sang xanh. Đa phần, nó là kết quả của việc bạn đang ăn quá nhiều rau xanh hoặc các loại thực phẩm xanh nhân tạo.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì nó là tình trạng di truyền được gọi là tăng canxi trong máu, gây ra mức canxi cao bất thường trong máu. Nếu bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đau khi đi tiểu hoặc ở vùng xương chậu thì phải hẹn bác sĩ càng sớm càng tốt.
4. Nước tiểu có màu đỏ
Không có ai mà không hoảng loạn khi nước tiểu chuyển sang đỏ cả. Tuy nhiên hãy yên tâm bởi không phải lúc nào đó cũng là dấu hiệu của các loại bệnh nghiêm trọng. Một số người bắt đầu tiểu ra màu đỏ là bởi họ ăn quá nhiều các loại thực phẩm đỏ như củ cải đường, quả mọng, đại hoàng hay các loại màu thực phẩm. Ngoài ra, một số loại thuốc có màu hồng/đỏ cũng có thể gây ra điều này.
Khi dùng giấy vệ sinh sau khi đi tiểu, chị em cũng sẽ thấy vài giọt máu dính lại dính lại.
Thế nhưng, nếu tình trạng này không xuất phát từ chế độ ăn uống thì phải cẩn thận. Bởi rất có thể bạn đang mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài sắc đỏ, bạn cũng có thể thấy một vài giọt máu trộn lẫn trong nước tiểu. Nếu mắc phải bệnh này, bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng rát và đau ở vùng xương chậu khi đi tiểu.
5. Nước tiểu màu cam
Tờ Thesun đã cảnh báo rằng, nước tiểu màu cam là dấu hiệu rõ ràng nhất của ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, nước tiểu màu cam cũng là triệu chứng của bệnh vàng da - một tình trạng gây ra màu vàng ở da và lòng trắng mắt.
Theo Tổ chức Ung thư tuyến tụy Vương quốc Anh, vàng da còn là một triệu chứng của ung thư tuyến tụy giai đoạn khởi phát. Tuy bệnh vàng da cũng có thể được gây ra bởi bệnh sỏi mật, bệnh gan do rượu, viêm tụy, viêm gan... nhưng đa phần nó đều có thể dẫn đến ung thư tuyến tụy nguy hiểm. Vậy nên, nếu bạn muốn chắc chắn hơn thì hãy đến gặp bác sĩ, để càng chậm lại càng khó cứu chữa.
Theo Thesun/Helino
Dùng giấy vệ sinh sau khi đi tiểu mà không nắm được 2 quy tắc này thì chẳng khác gì "tiếp tay" cho vi khuẩn và bệnh phụ khoa tàn phá "vùng kín" Nhiều phụ nữ sợ bị viêm nhiễm "vùng kín" do thường xuyên sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi tiểu, vậy liệu nó có đúng như lời đồn thổi bấy lâu không? Giấy vệ sinh ắt hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta nữa, từ toilet trong nhà cho đến nơi công cộng đâu đâu cũng thấy bóng dáng nó....