Nếu nghĩ hàng thùng chỉ dành cho giới bình dân thì bạn đã “nhầm to rồi”, những sao hạng A sở hữu gia tài cả tỷ đô cũng đang dùng đồ cũ hàng ngày
Có rất nhiều lợi ích để mua sắm trong các cửa hàng đồ cũ khiến người nổi tiếng lựa chọn. Đó có thể là việc làm bảo vệ môi trường, tiết kiệm tiền và cung cấp các lựa chọn thời trang độc đáo cho họ.
Hầu hết những người nổi tiếng sẽ sử dụng những mặt hàng thời trang được tạo ra bởi một thương hiệu lớn.
Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Vẫn có rất nhiều người nổi tiếng thường xuyên mua hàng ký gửi, đồ cũ. Bởi đó là cách họ cảm thấy vui và bộc lộ sự độc đáo trong tính cánh mà họ sẽ khó tìm thấy ở bộ đồ thời trang kiểu mới.
Điều này đã không quá mới mẻ với những ai hâm mộ nam ca sĩ nhạc hip hop Macklemore. Nam ca sĩ nổi tiếng với bài hát “Thrift shop”.
Ngay cả sau khi ở trên đỉnh cao nổi tiếng, mua đồ cũ là điều mà Macklemore vẫn thích làm. Macklemore nói rằng đó là thứ mà anh ấy đã làm từ khi còn nhỏ, đó có lẽ là lý do chính khiến anh viết bài hát này.
Julia Roberts trong một trong những sao hạng A được phát hiện nhiều lần mua sắm tại các cửa hàng ký gửi. Cô và các con đều yêu các hoạt động bảo vệ môi trường thể hiện ở việc tất cả đều mặc quần áo được mua từ các cửa hàng ký gửi và hàng thùng.
Roberts thậm chí là một trong số ít những người nổi tiếng đã mặc cả váy cũ trên thảm đỏ. Một chiếc váy mà cô cho rằng khá độc đáo mà mình đã tìm thấy được.
Anne Hathaway
Hầu hết chúng ta có thể đồng ý rằng Anne Hathaway là một biểu tượng phong cách. Cô đặc biệt yêu thích quần áo theo phong cách cổ điển và với sự giúp đỡ của stylist, cô luôn mặc các trang phục độc quyền trong những lần tiếp xúc với truyền thông của mình.
Tuy nhiên trong chương trình Good Morning America, Anne Hathaway đã tạo dáng bên một chiếc váy hàng thùng chỉ có giá 15 đô la (350.000 đồng).
Lúc này, người hâm mộ mới phát hiện, nữ diễn viên cũng là fan của những món hàng thùng. Mua sắm đồ cũ không chỉ cho phép Hathaway bảo vệ môi trường mà còn tạo phong cách, sự độc đáo nhưng vẫn sành điệu trên thảm đỏ.
Video đang HOT
Không giống như Hathaway, Shailene Woodley thường được nhìn thấy mặc đồ may đo cao cấp trên thảm đỏ, nhưng điều đó không có nghĩa là vẻ hàng ngày của cô cũng như vậy.
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn với ASOS, Shailene Woodley cho biết, cô thích tìm quần jean rộng thùng thình ở những cửa hàng đồ cũ, vì đơn giản nó mang lại sự thoải mái.
Jada Smith được nhóm phóng viên chụp lại cảnh đang mua sắm trong cửa hàng đồ cũ trong thời gian rảnh rỗi. Cô đặc biệt thích mua sắm ở những cửa hàng ký gửi với con gái Willow Smith để tìm các món thời trang phong cách độc đáo.
Cả Jada và Willow đều có phong cách thời trang sáng tạo và các cửa hàng đồ cũ luôn cung cấp những món đồ tốt nhất để tạo được cá tính với phong cách của họ.
Chúng ta đều biết Sarah Jessica Parker nữ đạo diễn kiêm diễn viên nổi tiếng. Giống như Macklemore, mua sắm đồ cũ hay đồ ký gửi là điều đã quá quen thuộc từ thời thơ ấu với Sarah Jessica Parker. Tới giờ nó vẫn là thứ mà cô yêu thích.
Sarah Jessica Parker tin rằng mẹ là người các tác động về phong cách mà cô đang có ngày hôm nay. Trước khi nổi tiếng, Sarah Jessica Parker nói rằng cô chỉ mua sắm ở những nơi giá rẻ. Dù đã nổi tiếng hơn xưa nhưng cô và con của mình vẫn đang sử dụng quần áo cũ.
Drew Barrymore
Drew Barrymore là nữ hoàng của Hollywood, nhưng cô cũng là người “nghiện” mặc quần áo cũ. Năm 2010, Barrymore mặc một chiếc váy của cửa hàng đồ cũ với giá 25 đô la (589.000 đồng) lên thảm đỏ. Bất kể Barrymore mặc gì, cô ấy luôn trông tuyệt vời với phong cách của mình.
Gwen Stefani
Giống như Sarah Jessica Parker, phong cách thời trang của Gwen Stefani đến từ trước khi cô nổi tiếng, và trong số đó đến từ việc mua sắm đồ cũ hàng ngày.
Stefani sẽ tìm thấy những món thời trang độc đáo mà các cửa hàng ký gửi và đồ cũ thường có. Cô sẽ sửa lại chúng để biến thành thứ mà cô mong muốn.
Zooey Deschanel
Zooey Deschanel là một ngôi sao khởi nghiệp với thời thơ ấu khó khăn. Cô mua sắm tại các cửa hàng đồ cũ bởi vì đó là cách duy nhất cô có thể mua quần áo cho mình vào thời điểm đó.
Cô nói với InStyle rằng quãng thời gian đó đã giúp cô có ý thức sáng tạo hơn về thời trang.
Tracee Ellis Ross
Mẹ của Tracee Ellis Ross, Diana Ross, đã dạy cô nhiều bài học cuộc sống, bao gồm các bài học về mua sắm và tài chính. Ellis Ross thừa nhận với Instyle rằng cô chưa bao giờ thực sự là một người mua sắm thông minh, nhưng cô đã học được từ mẹ mình rằng điều quan trọng là phải biết sử dụng đồng tiền đúng cách.
Ross cũng đề cập rằng cách cô thực hiện là mua quần áo giá rẻ để không phải tốn quá nhiều tiền trong vấn đề ăn mặc.
Harry Debbie
Ca sĩ kiêm nhạc sĩ Debbie Harry cũng là một người nổi tiếng đã mua sắm tại các cửa hàng đồ cũ và ký gửi khi cô còn nhỏ và đến hiện tại cô vẫn chưa thể bỏ được thói quen đó. Harry Debbie nói rằng bây giờ cô thích mua sắm tại các cửa hàng đồ cũ để tìm những bộ quần áo độc đáo mà không ai có và đó là thứ khiến cô cảm thấy hồi hộp.
Nhìn chung, có rất nhiều lợi ích để mua sắm trong các cửa hàng đồ cũ khiến người nổi tiếng lựa chọn. Nó thân thiện với môi trường, tiết kiệm tiền và cung cấp các lựa chọn độc đáo.
Nghe du học sinh chia sẻ cách đi mua hàng thùng ở Nhật: Đồ bình dân chỉ 20k/chiếc, yên tâm mua hàng vì chất lượng luôn đảm bảo
Vì trót yêu thích hàng thùng mà khi sang du học Nhật, cô bạn Hải Ninh vẫn giữ niềm đam mê này và thường tìm đến những cửa hàng để mua đồ thời trang phù hợp.
Hầu hết ai cũng biết rằng hàng nội địa Nhật có chất lượng rất tốt, bền và đẹp. Thêm đó, người Nhật vốn đã nổi tiếng là người biết giữ gìn các món đồ rất cẩn thận. Vậy nên nhiều người Việt khi sinh sống tại Nhật cũng mua đồ đã qua sử dụng nhưng chất lượng còn rất tốt.
Như trường hợp của bạn Hải Ninh, một du học sinh mới qua Nhật được một thời gian cũng vậy. Hải Ninh thường lựa chọn mua quần áo hàng thùng của Nhật thay vì các quần áo hàng hiệu của Gu, Uniqlo, H&M. Cô nàng lại thích săn các hàng thùng đặc biệt là những món đồ thiên hướng thổ cẩm, sắc màu.
Hải Ninh, hiện đang là du học sinh tại Nhật.
"Mình mới qua Nhật nhưng vì yêu thích hàng thùng nên cũng đã tìm hiểu và dành thời gian tới nhiều cửa hàng. Theo mình biết, ở bên Nhật thường chia thành 3 loại cửa hàng đồ si. Một là chuỗi hệ thống bán giá bình dân, mỗi món đồ chỉ từ 20 - 150K một món. Thường sẽ có những đồ của hãng thời trang không được nổi tiếng, thi thoảng sẽ bắt gặp đồ của Gu, Uniqlo.
Thứ hai là cửa hàng đồ si tự mở bán. Có cả quần áo, giày dép, túi xách. Thậm chí là cả gấu bông, găng tay các kiểu. Thứ ba là các cửa hàng cao cấp, chuyên các đồ si của những thương hiệu nổi tiếng. Những cửa hàng này sản phẩm giá sẽ khá cao và đồ thường rất xịn", bạn Hải Ninh chia sẻ.
(Hình minh họa).
Những món đồ si của Nhật giá bình dân thường dao động từ 20 - 100.000 đồng. Thi thoảng có những món đồ handmade thì sẽ nhỉnh hơn một chút.
Dù là hàng thùng nhưng người Nhật rất chăm chút và có ý thức với món đồ họ bán. Quần áo sẽ được là ủi cẩn thận. Sau đó gắn tem mác đầy đủ. Nếu có bẩn hay thiếu cúc sẽ được ghi chi tiết trong phần tem mác này.
"Ở Nhật, hàng thùng cũng sẽ có giá niêm yết, bày biện rõ ràng loại nào ra loại đó và được kiểm chọn khá kĩ. Những món đồ rách hỏng họ sẽ không treo lên kệ bán nên người mua có thể yên tâm về chất lượng của những món đồ mình sẽ mua. Ngoài ra, người mua cũng sẽ không cần mặc cả mà chỉ cần nhìn giá ghi trên tem mà thôi. Tuy nhiên, những món đồ bên Nhật khi mua sẽ mất thêm một khoản thuế nữa", Hải Ninh cho biết.
Ngoài ra, người Nhật cũng rất hạn chế sử dụng túi nilon nên nếu mua đồ dù là hàng thùng mà cần túi bạn sẽ phải trả khoảng 2 yên (400 đồng) để cho một chiếc túi đựng đồ.
(Hình minh họa).
Theo Hải Ninh, ở Nhật đồ cũ không có nghĩ là nó sẽ cũ cả về chất lượng. Khi mới sang Nhật mọi người đều ghé tới những cửa hàng bán đồ si để lựa mua và yên tâm sẽ không bao giờ bị thất vọng. Bản thân Hải Ninh cũng không quan trọng đồ mới hay đồ cũ, miễn nó chất lượng và phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân.
Một vài lưu ý khi mua đồ hàng thùng ở Nhật:
- Nên tới những cửa hàng ở xa trung tâm vì chắc chắn mặt bằng sẽ rộng và nhiều sự lựa chọn hơn so với những cửa hàng ở chỗ trung tâm.
- Cửa hàng nào cũng sẽ không được miễn thuế dù bạn có là khách du lịch (vì đây là cửa hàng đồ cũ).
- Giá cả hợp lý nếu bạn vào các cửa hàng bình dân. Nếu các sản phẩm có vấn đề gì cửa hàng sẽ ghi trên tem mác.
- Mẫu mã đa dạng, chất lượng tuyệt vời.
Ngân hàng thanh lý ô tô giá 60 triệu, chị em muốn mua thì phải "nằm lòng" những điều sau Những chiếc ô tô từ sang trọng đến bình dân, đang được ngân hàng thông báo thanh lý với mức giá chỉ từ... 60 triệu đồng/chiếc. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng, chị em cần cân nhắc kỹ khi "săn lùng" những chiếc "xế hộp" thanh lý này. Thanh lý ô tô với giá... 60 triệu đồng/chiếc Chị Phan Hồng Vân...