Nếu mẹ bầu thường xuyên CÁU GẮT, TIÊU CỰC thì con sẽ phải gánh chịu 5 mối hiểm họa này suốt đời
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm trạng của bà bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Theo đó, nếu mẹ hay khóc lóc, buồn tủi trong thai kỳ con sinh ra dễ mắc chứng chậm phát triển, tự kỷ …
Theo các chuyên gia, nếu khi mang thai mẹ bầu duy trì tâm lý vui vẻ, thoải mái thì bé cưng sinh ra cũng sẽ khỏe mạnh và vui tươi hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu tâm trạng bầu không ổn định, thường hay “nước mắt ngắn, nước mắt dài” sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển tâm lý và hệ thần kinh của trẻ.
1. Ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ
Theo nghiên cứu, tâm lý lo âu bồn chồn của mẹ trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến khả năng tập trung của trẻ. Không chỉ vậy, khi bị suy sụp tinh thần, đa số mẹ bầu sẽ trở nên ù lì, chậm chạm và tăng cân nhiều hơn. Và điều này gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, khiến con không nhận đủ dưỡng chất để phát triển, nhất là phát triển não.
2. Trẻ có nguy cơ tăng động cao
Khi mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine, hai loại hoóc-môn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến bạn dễ trở nên bồn chồn, kích động. Theo các chuyên gia, hai loại hoóc-môn này có thể “lây” qua thai nhi thông qua nhau thai, khiến hệ thần của trẻ không được ổn định, và nguy cơ mắc chứng tăng động cũng cao hơn hẳn.
3. Báo động nguy cơ rối loạn tâm ký
Theo thống kê, những mẹ bầu gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý trong tam cá nguyệt thứ 3 thường có nguy cơ sinh con bị rối loại hành vi cao gấp 2 lần so với bình thường. Đặc biệt, nguy cơ càng tăng cao hơn nếu như tình trạng tâm lý bất thường của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày cuối thai kỳ.
Video đang HOT
4. Ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ của trẻ
Theo thống kê, có tới 15% trẻ em có mẹ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ, và biểu hiện thường gặp là chậm nói. Nguyên nhân là do trong giai đoạn trầm cảm, bầu thường có xu hướng “lơ là” chế độ dinh dưỡng, dẫn đến hậu quả tất yếu, thai nhikhông nhận đủ dưỡng chất để phát triển.
5. Ảnh hưởng tính cách trẻ
Theo nhiều nghiên cứu, tâm trạng của mẹ bầu trong 9 tháng mang thai có ảnh hưởng rất lớn đối với tính cách của trẻ sau khi sinh. Theo đó, những mẹ bầu thường xuyên cáu gắt sẽ sinh con dễ nổi giận, mẹ bầu bi quan sẽ sinh bé tự ti, bầu lạnh lùng thì tích cách bé cưng cũng lãnh đạm hơn…
Bí quyết giúp mẹ bầu luôn lạc quan, yêu đời
Mang thai, bước vào bước ngoặt mới của cuộc đời sẽ ít nhiều khiến tâm lý của một số người thay đổi theo hướng tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, xin các mẹ hãy nhớ, bất cứ sự thay đổi cảm xúc nào của người mẹ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con, do đó mẹ cần phải biết tiết chế cảm xúc của mình. Theo đó mẹ nên:
Tuy mẹ bầu được khuyên không nên khóc, nhưng nếu muốn khóc mẹ hãy cứ khóc tránh việc dồn nén cảm xúc khiến tâm trạng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng việc khóc không nên diển ra thường xuyên, nếu không dễ dẫn đến trầm cảm thai kỳ.
Xem tivi, đọc sách hoặc ra ngoài đi cà phê, mua sắm, xem phim thư giãn cùng bạn bè khi thấy buồn. Dành thật nhiều thời gian để trò chuyện, nghe nhạc cùng thai nhi vừa giúp gắn kết tình cảm mẹ con, vừa giúp trí não của trẻ phát triển.
Thực hiện nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ và tham gia vào các hoạt động mình yêu thích. Thẳng thắn chia sẻ với chồng những cảm xúc thai kỳ, những điều không vừa ý để anh ấy hiểu và thay đổi khiến bạn trở nên vui vẻ hơn.
Cuối cùng ngoài việc giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ mẹ bầu cũng nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng đế thai nhi có thể phát triển tốt nhất. Chúc bạn có một thai kỳ hạnh phúc!
Theo www.phunutoday.vn
Ảnh hưởng nghiêm trọng của trầm cảm đến não bộ mà ít ai để ý
Không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và tâm trạng mà stress kéo dài còn gây ra những tác động xấu đến não bộ của chúng ta.
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, khoảng 16 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã trải qua ít nhất một đợt trầm cảm lớn trong năm qua. Các nhà nghiên cứu cũng đã kết luận rằng, rối loạn lo âu hay trầm cảm có thể làm phát triển căn bệnh mất trí nhớ. Nguyên nhân là do não của những người bị trầm cảm sẽ bị lão hóa nhanh hơn bình thường.
Sự khác biệt chính giữa lo lắng bình thường và rối loạn lo âu chính là mức độ ảnh hưởng của chúng đối với tâm trạng, cùng với đó là thời gian kéo dài của căn bệnh. "Lo lắng về vấn đề gì đó trong thời gian ngắn và có thể giải quyết được xem là bình thường. Nhưng nếu nó vẫn tồn tại trong nhiều tuần và khiến bạn căng thẳng thì đó có thể là rối loạn lo âu" - Tiến sĩ Gail Saltz, phó giáo sư về tâm thần học tại Bệnh viện New York đã chia sẻ.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychological Medicine với 71.000 người tham gia. Trong đó, một số người có triệu chứng trầm cảm và các nhà nghiên cứu đã xem xét những thay đổi của não họ trong việc xử lý thông tin và ra quyết định, cũng như khả năng ghi nhớ. Kết quả nhận được rằng, những người bị trầm cảm đã xuất hiện những biểu hiện của việc mất trí nhớ, khả năng nhận thức kém ở tuổi trưởng thành.
Khi đang bị stress, những suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng trong bạn sẽ dẫn đến việc lạm dụng một phần não bộ. Điều này gây ra hậu quả là việc lưu thông máu trong não kém, dễ gây mệt mỏi và cáu giận. Hơn thế nữa, các hormone mà não sản xuất để đối phó với những lo âu không chỉ ảnh hưởng về mặt chức năng mà còn thay đổi cấu trúc vật lý của bộ não.
Một loại hormone được gọi là cortisol, có thể làm teo não và khiến não chúng ta không thể sản sinh thêm các nơ-ron thần kinh mới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ghi nhớ, điều khiển cảm xúc và khả năng học tập của chúng ta.
Nhưng đây không phải là một căn bệnh nan y nên vẫn có những biện pháp giúp chúng ta có thể cải thiện tâm trạng của mình để ngăn chặn những tác động xấu đến não bộ.
"Thường xuyên tập thể dục, thiền định và các phương pháp trị liệu để thay đổi nhận thức và cải thiện tâm trạng tốt hơn. Điều đó cũng có nghĩa là khả năng ghi nhớ tăng cao và quá trình lão hóa của não sẽ được diễn ra chậm hơn" - Amber John, Giáo sư tiến sĩ Tâm thần học đã khẳng định.
Có nhiều hoạt động tự nhiên mà bạn có thể áp dụng để xua tan những nỗi lo âu, muộn phiền. Đơn giản chỉ cần vận động để não có thể sản xuất endorphins, một hormone hạnh phúc. Ngoài ra, điều cần lưu ý là phải cắt giảm các thức ăn có đường và hàm lượng carbohydrate cao, điều này có thể làm trầm cảm thêm nghiêm trọng.
Hãy ngủ đủ giấc vì thiếu ngủ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng. Cuối cùng, duy trì mối quan hệ xã hội chặt chẽ với mọi người xung quanh bằng việc chia sẻ, tâm sự để cảm thấy dễ chịu và lạc quan hơn.
Nguồn: Healthline
Theo helino
Điều xảy ra với những đứa trẻ có bố, mẹ nghiện điện thoại di động Con cái là tài sản vô giá của bố mẹ, tuy nhiên không ít phụ huynh ngày nay lại thiếu sự quan tâm, chăm sóc con chỉ vì... nghiện Smartphone mà không lường trước được sự nguy hiểm đối với con trẻ. Trong cuộc sống ngày nay, thật khó để cho cả trẻ em và người lớn tranh xa tầm ảnh hưởng của...